Thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài

Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, Việt Nam khuyến khích các nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài nhằm khai thác, phát triển, mở rộng thị trường; tăng khả năng xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ, thu ngoại tệ, tiếp cận công nghệ hiện đại, nâng cao năng lực quản lý và bổ sung nguồn lực phát triển kinh tế – xã hội đất nước. T

heo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài trong năm 2023 có 124 dự án được cấp mới giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn của phía Việt Nam là 282,7 triệu USD, giảm 33,7% so với năm trước; có 25 lượt dự án điều chỉnh vốn với số vốn điều chỉnh tăng 138,2 triệu USD, gấp 1,3 lần. Theo đó, tính chung tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài (vốn cấp mới và điều chỉnh) đạt 420,9 triệu USD, giảm 21,2% so với năm trước.

Cụ thể: bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác đạt 156,9 triệu USD, chiếm 37,3% tổng vốn đầu tư; thông tin và truyền thông đạt 120,6 triệu USD, chiếm 28,7%; sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí đạt 84,4 triệu USD; chiếm 20%. Mặc dù các con số đều có dấu hiệu giảm nhưng vẫn cho thấy nhu cầu các doanh nghiệp Việt vươn ra tầm quốc tế là khá lớn và vẫn là xu thế của tương lai trong bối cảnh hội nhập và thương mại quốc tế.

Đầu tư ra nước ngoài

Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình thực hiện thủ tục đầu tư ra ngoài, Công ty Luật Việt An cung cấp dịch vụ tư vấn thủ tục đầu tư ra nước ngoài như sau:

Đầu tư ra nước ngoài là gì?

Đầu tư ra nước ngoài là việc nhà đầu tư chuyển vốn; hoặc thanh toán mua một phần hoặc toàn bộ cơ sở kinh doanh; hoặc xác lập quyền sở hữu để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh ngoài lãnh thổ Việt Nam và trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư đó.

Pháp luật điều chỉnh các hoạt động đầu tư ra nước ngoài

  • Luật Đầu tư 2020;
  • Nghị định 31/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đầu tư;
  • Thông tư 03/2021/TT-BKHĐT quy định mẫu văn bản, báo cáo liên quan đến hoạt động đầu tư tại việt nam, đầu tư từ việt nam ra nước ngoài và xúc tiến đầu tư.
  • Thông tư 25/2023/TT-BKHĐT sửa đổi Thông tư 03/2021/TT-BKHĐT quy định về mẫu văn bản, báo cáo liên quan đến hoạt động đầu tư tại Việt Nam, đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài và xúc tiến đầu tư do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành.

Các hình thức doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài

  • Thành lập công ty tại nước ngoài theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư;
  • Thành lập chi nhánh công ty Việt Nam tại nước ngoài theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư;
  • Thực hiện hợp đồng BCC ở nước ngoài;
  • Mua lại một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của tổ chức kinh tế ở nước ngoài để tham gia quản lý và thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại nước ngoài;
  • Mua, bán chứng khoán, giấy tờ có giá khác hoặc đầu tư thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán, các định chế tài chính trung gian khác ở nước ngoài;
  • Các hình thức đầu tư khác theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.

Lưu ý: khi doanh nghiệp thành lập văn phòng đại diện tại nước ngoài thì không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư ta nước ngoài. Doanh nghiệp chỉ cần thực hiện thủ tục Cấp giấy phép mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài. Quý khách tham khảo bài viết sau: https://luatvietan.vn/cap-giay-phep-mo-va-su-dung-tai-khoan-ngoai-te-o-nuoc-ngoai.html.

Các loại dự án đầu tư ra nước ngoài

Theo số vốn góp, nhà đầu tư ra nước ngoài được chia thành 04 trường hợp với các thẩm quyền tương ứng như sau:

  • Dự án không thuộc diện chấp thuận chủ trương, có vốn đầu tư ra nước ngoài dưới 20 tỷ đồng.
  • Dự án không thuộc diện chấp thuận chủ trương, có vốn đầu tư ra nước ngoài trên 20 tỷ đồng. (Xin ý kiến của Ngân hàng nhà nước Việt Nam).
  • Dự án thuộc diện chấp thuận chủ trương của Thủ tướng chính phủ:
  • (Dự án thuộc lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, báo chí, phát thanh, truyền hình, viễn thông có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 400 tỷ đồng trở lên;
  • Dự án đầu tư không thuộc ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, báo chí, phát thanh, truyền hình, viễn thông có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 800 tỷ đồng trở lên).
  • Dự án thuộc diện chấp thuận chủ trương của Quốc Hội:
  • Dự án có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 20.000 tỷ đồng trở lên;
  • Dự án yêu cầu áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định;

Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài

  • Văn bản đăng ký đầu tư ra nước ngoài theo mẫu Mẫu B.I.1 Thông tư 25/2023/TT-BKHĐT;
  • Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;
  • Đề xuất dự án đầu tư;
  • Văn bản của cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của nhà đầu tư tính đến thời điểm nộp hồ sơ dự án đầu tư;
  • Văn bản Cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ hoặc văn bản của tổ chức tín dụng được phép cam kết thu xếp ngoại tệ cho nhà đầu tư;
  • Tài liệu xác nhận địa điểm thực hiện dự án đầu tư đối với các dự án: Dự án năng lượng; Dự án nuôi, trồng, đánh bắt, chế biến sản phẩm nông, lâm nghiệp, thủy hải sản; Dự án đầu tư trong lĩnh vực khảo sát, thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản; Dự án đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất, chế biến, chế tạo; Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh bất động sản, cơ sở hạ tầng. Các văn bản tài liệu có thể là: Giấy phép đầu tư hoặc văn bản có giá trị tương đương của quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư, trong đó có nội dung xác định địa điểm và quy mô sử dụng đất Quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền; Hợp đồng trúng thầu, thầu khoán hoặc hợp đồng giao đất, cho thuê đất; hợp đồng hợp tác đầu tư, kinh doanh, trong đó xác định rõ địa điểm, quy mô sử dụng đất; Thỏa thuận nguyên tắc về việc giao đất, cho thuê đất, thuê địa điểm kinh doanh, thỏa thuận hợp tác đầu tư, kinh doanh của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền tại quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư.
  • Quyết định đầu tư ra nước ngoài
  • Đối với dự án đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, khoa học và công nghệ, nhà đầu tư nộp văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, Luật chứng khoán, Luật khoa học và công nghệ, Luật kinh doanh bảo hiểm.
  • Văn bản ủy quyền cho Luật Việt An.

Cơ quan tiếp nhận và xử lý hồ sơ

Cơ quan tiếp nhận và xử lý hồ sơ: Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài

Để được cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài, nhà đầu tư thực hiện theo các bước như sau:

Bước 1: Nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ theo yêu cầu;

Bước 2: Nhà đầu tư nộp hồ sơ cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

Bước 3: Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định hồ sơ cấp phép:

  • Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm định của cơ quan nhà nước có liên quan.
  • Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến thẩm định về những nội dung thuộc thẩm quyền quản lý.
  • Đối với dự án cần Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thẩm định và lập báo cáo thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ.
  • Đối với dự án cần Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư: Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước (trong 05 ngày). Hội đồng thẩm định nhà nước tổ chức thẩm định và lập báo cáo thẩm định ( trong vòng 90 ngày) và Chính phủ gửi Hồ sơ quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài đến cơ quan chủ trì thẩm tra của Quốc hội (trước khai mạc kỳ họp Quốc hội 60 ngày).

Bước 4: Cấp giấy phép đầu tư ra nước ngoài hoặc văn bản từ chối (nêu rõ lý do).

Bước 5: Đăng ký giao dịch ngoại hối để thực hiện chuyển tiền đầu tư ra nước ngoài:

Sau khi được cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài, nhà đầu tư muốn chuyển vốn, ngoại tệ ra nước ngoài cần thực hiện thủ tục đăng ký giao dịch ngoại hối với Ngân hàng nhà nước.

Thay đổi Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài có sự thay đổi thông tin

Khi nhà đầu tư có sự thay đổi về các nội dung trên giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài cần thực hiện thủ tục thay đổi, điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài.

Điều kiện để chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài

Pháp luật  quy định rõ về 5 điều kiện để các nhà đầu tư được phép chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư, đó là:

  • Thứ nhất, nhà đầu tư được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài.
  • Thứ hai, dự án dầu khí đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước tiếp nhận đầu tư chấp thuận theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư. Trường hợp pháp luật của nước tiếp nhận đầu tư không quy định về việc cấp phép đầu tư hoặc chấp thuận đầu tư, nhà đầu tư phải có tài liệu chứng minh quyền hoạt động đầu tư tại nước tiếp nhận đầu tư.
  • Thứ ba, các nhà đầu tư phải có tài khoản vốn theo quy định tại Điều 65 của Luật Đầu tư.
  • Thứ tư, nhà đầu tư tự chịu trách nhiệm đối với việc chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài, đảm bảo đúng mục đích, đúng thời hạn và tuân thủ các quy định của hợp đồng dầu khí, hợp đồng mua bán cổ phần…
  • Thứ năm, nhà đầu tư chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài thông qua tài khoản vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài sau khi được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác nhận đăng ký giao dịch ngoại hối liên quan đến đầu tư ra nước ngoài.

Đối với trường hợp các giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài đã được cấp có ghi thời hạn, khi hết thời hạn ghi trong giấy phép đầu tư hoặc giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài và nhà đầu tư vẫn có nhu cầu đầu tư mà không thay đổi nội dung khác của dự án đầu tư, nhà đầu tư đề nghị với Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét cấp lại giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài.

Một số câu hỏi liên quan:

Thành lập công ty tại nước ngoài có cần cấp phép của Chính phủ Việt Nam?

Khi bạn thành lập công ty tại nước ngoài và muốn chuyển nguồn vốn từ Việt Nam ra nước ngoài và nhận lợi nhuận từ hoạt động đầu tư phải thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài.

Thành lập văn phòng đại diện tại nước ngoài có cần xin phép đầu tư ra nước ngoài?

Không, khi bạn thành lập văn phòng đại diện tại nước ngoài không phải xin giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài mà chỉ cần thực hiện đăng ký giao dịch ngoại hối tại ngân hàng nhà nước để thực hiện chuyển chi phí hoạt động ra nước ngoài cho văn phòng đại diện tại nước ngoài.

Cơ quan nào cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài?

Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài.

Trên đây là những quy định của pháp luật Việt Nam về thủ tục đầu tư ra nước ngoài. Ngoài những quy định của pháp luật Việt Nam, nhà đầu tư cần nghiên cứu kĩ pháp luật của nước tiếp nhận hồ sơ để thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài được nhanh chóng và thuận lợi. Mọi thông tin chi tiết Quý khách hàng xin liên hệ Công ty Luật Việt An để được hỗ trợ và tư vấn chi tiết!

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Pháp luật đầu tư

    Pháp luật đầu tư

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18

    (Zalo, Viber, Whatsapp)
    hanoi@vietanlaw.vnSkype IconSkype Chat

    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Zalo, Viber, Whatsapp) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO