Giải quyết tranh chấp thương mại điện tử

Thương mại điện tử ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam cũng như thế giới nói chung. Trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng của thương mại điện tử tăng lên một cách nhanh chóng. Đặc biệt, bối cảnh dịch bệnh Covid-19 bùng phát, thương mại điện tử như một điểm sáng trong hoạt động của nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, đi liền với nó là các phát sinh tranh chấp liên quan ngày càng nhiều trong quan hệ, giao dịch thương mại điện tử. Theo khảo sát của Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) về “Thúc đẩy giải quyết tranh chấp trực tuyến trong thương mại điện tử nhằm bảo vệ người tiêu dùng”, có 24,4% doanh nghiệp ghi nhận từng có tranh chấp với người mua, bên bán hoặc cả 2 trong thời gian qua. Nguyên do chủ yếu là nhiều người bán hàng đã lợi dụng hình thức kinh doanh này để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt cho người tiêu dùng. Theo đó, người dùng thường bị rơi vào các trường hợp như: Người bán hàng cung cấp thông tin về sản phẩm không đầy đủ, không chính xác về thành phần, không thực hiện trách nhiệm cung cấp hoá đơn, chứng từ giao dịch, vi phạm trách nhiệm về bảo hành, giao, nhận, đổi, trả hàng hóa, giao hàng hỏng nhưng không thu hồi lại; hủy đơn hàng không có lý do...Vậy khi có tranh chấp xảy ra các bên có thể lựa chọn những cách thức nào để giải quyết tranh chấp liên quan? Tại bài viết này Công ty luật Việt An giới thiệu với khách hàng quy trình, thủ tục, cách thức giải quyết tranh chấp thương mại điện tử.

Tranh chấp thương mại là gì?

Tranh chấp thương mại được hiểu là các phát sinh mâu thuẫn, bất đồng về quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể với nhau trong hoạt động kinh doanh thương mại mà trong đó có một bên có thực hiện hoạt động kinh doanh thương mại. Theo Luật thương mại quy định:“Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác” (Khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại).

Đặc điểm của tranh chấp thương mại là gì?

Chủ thể của tranh chấp thương mại

Chủ thể trong tranh chấp thương nhân là các thương nhân với nhau hoặc giữa thương nhân với bên không phải là thương nhân. Theo đó, tranh chấp được coi là tranh chấp thương mại khi có ít nhất một bên trong quan hệ tranh chấp là thương nhân. Tuy nhiên, có một số trường hợp, các cá nhân tổ chức khác có thể là chủ thể của tranh chấp thương mại như các tranh chấp giữa công ty với thành viên công ty hoặc các tranh chấp giữa các thành viên công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, chia tách, sáp nhập, giải thể, phá sản công ty…

Căn cứ phát sinh tranh chấp thương mại

Căn cứ phát sinh tranh chấp thương mại là do một trong các bên có hành vi vi phạm trong quan hệ thương mại hoặc có hành vi vi phạm pháp luật. Do đó, đặc điểm chung trong tranh chấp thương mại là những xung đột về quyền, nghĩa vụ, lợi ích của các bên trong hoạt động thương mại làm ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích kinh tế của các bên. Một số quan hệ tranh chấp thương mại đặc thù có thể kể đến như sau:

  • Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động: mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; cho thuê, cho thuê mua, xây dựng, vận chuyển hàng hóa, gia công, ủy quyền, mua bán trái phiếu, cổ phiếu, đầu tư tài chính, ngân hàng, hợp tác, liên kết kinh doanh,…
  • Tranh chấp giữa các bên phát sinh liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.
  • Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động kinh doanh khác,…

Tranh chấp thương mại có thể được giải quyết thông qua thủ tục trọng tài

Theo quy định tại Điều 2 Luật Trọng tài thương mại năm 2010 thì trọng tài có thẩm quyền giải quyết đối với các tranh chấp sau:

  • Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại.
  • Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại.
  • Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng trọng tài.

Như vậy, các tranh chấp thương mại là tranh chấp được phép lựa chọn trọng tài là cơ quan giải quyết tranh chấp giữa các bên.

Các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại

Trong thực tế, các tranh chấp thương mại thường được giải quyết thông qua bốn phương thức chính sau:

Giải quyết tranh chấp thương mại thông qua thương lượng

Là phương thức được các bên tranh chấp lựa chọn trước tiên và trong thực tiễn phần lớn các tranh chấp trong kinh doanh, thương mại được giải quyết bằng phương thức này. Nhà nước khuyến khích các bên áp dung phương thức tự thương lượng để giải quyết các tranh chấp trên nguyên tắc tôn trọng quyền thỏa thuận của các bên. Ngoài ra, khi giải quyết tranh chấp thương mại bằng thương lượng các bên cũng có thể nhờ tới sự hỗ trợ của luật sư để được phân tích các cơ sở pháp lý và đưa ra các ý kiến tư vấn pháp lý để các bên hiểu rõ và thấy đươc quyền và trách nhiệm của mình nhằm tìm hướng giải quyết cũng như dung hòa được quyền và nghĩa vụ giữa các bên.

Giải quyết tranh chấp thương mại thông qua hòa giải

Hòa giải là các bên tranh chấp thông qua bên trung gian (Hòa giải viên/ trung tâm hòa giải) cùng nhau bàn bạc, thỏa thuận để đi đến thống nhất một phương án giải quyết bất đồng giữa họ và tự nguyện thực hiện phương án đã thỏa thuận qua hòa giải.

Giải quyết tranh chấp thương mại thông qua Trọng tài

Như đã phân tích phần đặc điểm của tranh chấp thương mại, phương thức giải quyết tranh chấp thương mại là đặc điểm đặc trưng của tranh chấp thương mại. Theo đó, các bên thỏa thuận đưa ra những tranh chấp đã hoặc sẽ phát sinh giữa họ ra giải quyết tại Trọng tài và Trọng tài sau khi xem xét sự việc tranh chấp, sẽ đưa ra phán quyết có giá trị cưỡng chế thi hành đối với các bên.

Giải quyết tranh chấp thương mại thông qua Tòa án

Đây là phương thức giải quyết tranh chấp mà các bên thông qua cơ quan tiến hành tố tụng để giải quyết.

Dịch vụ Luật Việt An về tư vấn giải quyết tranh chấp thương mại

  • Tư vấn các quyền và nghĩa vụ các bên trong quan hệ kinh doanh thương mại;
  • Tư vấn xác định căn cứ giải quyết tranh chấp và cơ sở pháp lý cho việc giải quyết tranh chấp thương mại;
  • Tư vấn, chuẩn bị liên hệ và đàm phán với các bên liên quan trong việc giải quyết tranh chấp thương mại;
  • Tổ chức thương lượng, hòa giải các bên trong quan hệ tranh chấp thương mại, đại diện thương lượng hòa giải cho khách hàng;
  • Trao đổi và hướng dẫn khách hàng thu thập tài liệu chứng cứ, cung cấp thông tin phục vụ cho việc giải quyết tranh chấp;
  • Luật sư đại diện theo ủy quyền gặp gỡ, trao đổi với các cơ quan Trọng tài, Tòa án, cơ quan thi hành án để bảo vệ tốt nhất cho quyền và nghĩa vụ hợp pháp của khách hàng.

Quý khách hàng có khó khăn, vướng mắc liên quan đến giải quyết tranh chấp thương mại vui lòng liên hệ Công ty Luật Việt An để được tư vấn cung cấp dịch vụ pháp lý nhanh gọn, chính xác, hiệu quả nhất!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN ĐẾN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Trong thời gian gần đây, thương mại điện tử ngày càng trở nên phổ biến trên toàn thế giới cùng với nhiều công nghệ tiên tiến mới được giới thiệu trong quá trình hoạt động và phát triển. Thương mại…
Mô hình kinh doanh toàn cầu đã có bước thay đổi lớn với sự ra đời của thương mại điện tử. Ngày nay, cùng với sự phát triển của internet, thiết bị di động, người tiêu dùng ngày càng ưu…
Thông báo website bán hàng (thương mại điện tử)
Thông báo website thương mại điện tử là thủ tục hành chính thương nhân, tổ chức, cá nhân khi thiết lập website thương mại điện tử phải thực hiện tại Bộ Công thương. Chỉ khi chủ sở hữu website thực…
Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin là tất yếu dẫn đến sự ra đời của các mô hình kinh doanh sàn giao dịch thương mại điện tử. Sàn giao dịch thương mại điện tử không chỉ…
Giấy phép sàn giao dịch thương mại điện tử là chứng nhận pháp lý do Bộ Công thương cấp để xác nhận tổ chức, cá nhân sở hữu trang thương mại điện tử đã đăng ký, đủ điều kiện kinh…
Điều kiện để doanh nghiệp thiết lập ứng dụng cung cấp dịch vụ Sàn giao dịch thương mại điện tử Thứ nhất, là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật đã được cấp đăng ký kinh…

LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
Tư vấn doanh nghiệp
Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
Tư vấn sở hữu trí tuệ
Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
Tư vấn đầu tư

TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

Hotline: 09 61 37 18 18
(Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
Liên hệ qua Zalo
Liên hệ qua Zalo
Liên hệ Zalo 0961371818
Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
Dịch vụ kế toán thuế
Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
Tư vấn giấy phép
Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
Tư vấn hợp đồng

TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

Hotline: 09 61 57 18 18
(Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
Liên hệ qua Zalo
Liên hệ qua Zalo
Liên hệ Zalo 0961571818
Liên hệ tư vấn
Cảnh báo lừa đảo
CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO
The TitleThe Title