Tư vấn pháp luật cạnh tranh không lành mạnh

Thị trường ngày càng phát triển, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên thị trường cũng ngày một tăng. Bên cạnh sự phát triển tích cực của thị trường, những hành vi cạnh tranh không lành mạnh cũng diễn ra mạnh mẽ. Trong bài viết sau đây, Luật Việt An sẽ tư vấn các quy định pháp luật liên quan đến cạnh tranh không lành mạnh.

Luật Cạnh tranh

Căn cứ pháp lý

  • Luật Cạnh tranh 2018;
  • Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009, 2019, 2022;
  • Luật Quảng cáo 2012;
  • Nghị định 75/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh;
  • Nghị định 99/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 126/2021/NĐ-CP.

Cạnh tranh không lành mạnh là gì?

Theo quy định tại Luật Cạnh tranh, hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của các doanh nghiệp làm trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong hoạt động kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền ích hợp pháp của các doanh nghiệp khác.

Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị pháp luật cấm

Điều 45 Luật Cạnh tranh liệt kê danh sách những hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị pháp luật cấm bao gồm:

  • Hành vi xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh bằng các hình thức sau đây:
  • Tiếp cận, thu thập thông tin bí mật trong kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu thông tin đó;
  • Tiết lộ, sử dụng thông tin bí mật trong kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó.
  • Ép buộc khách hàng, đối tác của doanh nghiệp khác bằng hành vi đe dọa, cưỡng ép để buộc họ không giao dịch hoặc ngừng giao dịch với doanh nghiệp đang cạnh tranh.
  • Trực tiếp hoặc gián tiếp cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp đang cạnh tranh bằng cách đưa thông tin không trung thực về doanh nghiệp đang cạnh tranh gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, hoạt động kinh doanh hoặc tính hình tài chính của doanh nghiệp đó.
  • Trực tiếp hoặc gián tiếp gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đang cạnh tranh bằng cách cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp đó.
  • Lôi kéo khách hàng bất chính bằng các hình thức sau đây:
  • Cung cấp thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về doanh nghiệp, hàng hóa, dịch vụ, khuyến mại, điều kiện giao dịch liên quan đến hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp nhằm thu hút khách hàng của doanh nghiệp khác đang cạnh tranh;
  • So sánh hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác nhưng không chứng minh được nội dung.
  • Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ doanh nghiệp khác cùng kinh doanh cùng loại hàng hóa, dịch vụ đó.
  • Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác bị cấm theo quy định của luật khác.

Trong lĩnh vực quảng cáo, tại Điều 8 Luật Quảng cáo cũng cấm các hành vi quảng cáo có nội dung cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.

Trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, tại Điều 130 Luật Sở hữu trí tuệ cũng quy định các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm gồm những hành vi sau:

  • Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, hoạt động kinh doanh, nguồn gốc thương mại của hàng hóa, dịch vụ;
  • Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về xuất xứ, cách sản xuất, tính năng, chất lượng, số lượng hoặc đặc điểm khác của hàng hóa, dịch vụ; về điều kiện cung cấp hàng hóa, dịch vụ;
  • Sử dụng nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu sử dụng nhãn hiệu đó mà Việt Nam là thành viên, nếu người sử dụng là người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu và việc sử dụng không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu và không có lý do chính đáng;
  • Chiếm hữu, sử dụng tên miền trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại được bảo hộ của người khác hoặc chỉ dẫn địa lý mà mình không có quyền sử dụng với dụng ý xấu, lợi dụng uy tín, danh tiếng của nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý tương ứng nhằm thu lợi bất chính.

Hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị xử lý như thế nào?

Mức xử phạt hành chính đối với những hành vi cạnh tranh không lành mạnh được quy định tại Nghị định 75/2019/NĐ-CP. Cụ thể:

Hành vi xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh

  • Hình thức xử phạt chính: Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng
  • Hình thức xử phạt bổ sung:
  • Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm;
  • Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.

Hành vi ép buộc trong kinh doanh

  • Hành vi ép buộc khách hàng, đối tác của doanh nghiệp khác bằng hành vi đe dọa hoặc cưỡng ép: Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng; Nếu thực hiện hành vi trên phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên: Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng;
  • Hành vi ép buộc khách hàng, đối tác lớn nhất của đối thủ cạnh tranh bằng hành vi đe dọa hoặc cưỡng ép: Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng; Nếu thực hiện hành vi trên phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên: Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 600.000.000 đồng.
  • Hình thức xử phạt bổ sung:
  • Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi;
  • Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.

Cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác

  • Hành vi gián tiếp cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác: Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng; Nếu thực hiện hành vi trên phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên: Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng;
  • Hành vi trực tiếp cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác: Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng; Nếu thực hiện hành vi trên phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên: Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 600.000.000 đồng;
  • Hình thức xử phạt bổ sung:
  • Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi;
  • Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.
  • Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc cải chính công khai.

Hành vi gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác

  • Hành vi gián tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác: Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng; trên phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên: Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng;
  • Hành vi trực tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác: Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng; Nếu thực hiện hành vi trên phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên: Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng;
  • Hình thức xử phạt bổ sung:
  • Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động từ 06 tháng đến 12 tháng kể từ ngày quyết định xử lý vụ việc có hiệu lực;
  • Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm;
  • Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.

Hành vi lôi kéo khách hàng bất chính, quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh

Hình thức xử phạt chính: Hành vi lôi kéo khách hàng bất chính: Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng; Nếu thực hiện trên phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên: Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng.

Hình thức xử phạt bổ sung:

  • Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
  • Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm;
  • Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.

Biện pháp khắc phục hậu quả:

  • Buộc cải chính công khai;
  • Loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, vật phẩm.

Hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ

Hình thức xử phạt chính: Hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ: Phạt tiền từ 800.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng; Nếu thực hiện hành vi trên phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên: Phạt tiền từ 800.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;

Hình thức xử phạt bổ sung:

  • Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm;
  • Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.

Đồng thời, theo quy định tại Nghị định 99/2013/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 126/2021/NĐ-CP), hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ bị xử lý như sau:

Hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, thiết kế bố trí; Hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại, kiểu dáng công nghiệp

Hình thức xử phạt chính: Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 250.000.000 đồng tùy vào giá trị hàng hóa vi phạm;

Hình thức phạt bổ sung: Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa vi phạm từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm.

Biện pháp khắc phục hậu quả:

  • Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm và tiêu hủy yếu tố vi phạm;
  • Buộc tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm;
  • Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hàng hóa quá cảnh xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp;
  • Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Hành vi sản xuất, nhập khẩu, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, chỉ dẫn địa Iý

Hình thức xử phạt chính: Phạt từ 4.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng tùy vào giá trị hàng hóa vi phạm;

Hình thức phạt bổ sung:

  • Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm;
  • Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ 01 tháng đến 03.

Biện pháp khắc phục hậu quả:

  • Buộc tiêu hủy;
  • Buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại sau khi đã loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hóa;
  • Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.

Hành vi sản xuất, nhập khẩu, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ để bán tem, nhãn, vật phẩm mang nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý giả mạo

Hình thức xử phạt chính: Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 25.000.000 đồng tùy vào số lượng;

Biện pháp khắc phục hậu quả:

  • Buộc tiêu hủy;
  • Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp

Hình thức xử phạt chính: Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 20.000.000 đồng;

Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ 01 tháng đến 03 tháng;

Biện pháp khắc phục hậu quả:

  • Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm và tiêu hủy yếu tố vi phạm; buộc tiêu hủy hàng hóa vi phạm nếu không loại bỏ được yếu tố vi phạm;
  • Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ, trang tin điện tử;
  • Buộc thay đổi tên doanh nghiệp, loại bỏ yếu tố vi phạm trong tên doanh nghiệp;
  • Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Lưu ý cho doanh nghiệp khi cạnh tranh trên thị trường

Khi hoạt động trên thị trường, việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp là điều không thể tranh khỏi. Các doanh nghiệp cần thực hiện việc cạnh tranh một cách lành mạnh để tránh quy phạm các quy định pháp luật về cạnh tranh. Bởi, khi thực hiện việc cạnh tranh không lành mạnh doanh nghiệp sẽ bị phạt theo quy định pháp luật, đồng thời doanh nghiệp cũng sẽ mất uy tín đối với khách hàng.

Thay vào đó, các doanh nghiệp có thể lựa chọn cạnh tranh một cách lành mạnh theo các hình thức sau:

  • Cung cấp giá sản phẩm, dịch vụ hợp lý để thu hút khách hàng;
  • Nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ;
  • Liên tục cập nhật, đổi mới sản phẩm, dịch vụ để đáp ứng sự thay đổi của thị trường;
  • Nghiên cứu thị trường, xem xét đối thủ cạnh tranh để tạo nên thị trường cho riêng doanh nghiệp.

Dịch vụ tư vấn pháp luật cạnh tranh không lành mạnh của Luật Việt An

  • Hỗ trợ tư vấn cho khách hàng các quy định liên quan đến cạnh tranh không lành mạnh;
  • Hỗ trợ tư vấncho khách hàng khi bị đối thủ cạnh tranh không lành mạnh;
  • Hỗ trợ khách hàng soạn thảo đơn từ, tài liệu để khởi kiện khi có tranh chấp liên quan đến cạnh tranh không lành mạnh;
  • Đại diện cho khách hàng giải quyết tranh chấp liên quan đến cạnh tranh không lành mạnh tại cơ quan có thẩm quyền.

Quý khách hàng có thắc mắc liên quan đến pháp luật cạnh tranh không lành mạnh, xin vui lòng liên hệ Công ty luật Việt An để được đội ngũ luật sư của chúng tôi hỗ trợ tốt nhất!

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Dịch vụ Tư vấn pháp luật

    Dịch vụ Tư vấn pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO