Đăng ký kinh doanh

Khi bắt đầu khởi nghiệp, bạn cần lựa chọn một loại hình kinh doanh phù hợp. Nhằm hỗ trợ pháp lý cho thủ tục đăng ký kinh doanh cho người bắt đầu khởi nghiệp cũng như muốn đăng ký kinh doanh thêm, Công ty luật Việt An cung cấp các gói dịch vụ đăng ký kinh doanh trọn gói cho doanh nghiệp. Chúng tôi luôn tự hào và tin rằng sẽ là hãng luật uy tín đồng hành cùng Quý khách hàng trong quá trình phát triển hoạt động kinh doanh.

Các loại hình đăng ký kinh doanh phổ biến năm 2024

  • Thành lập doanh nghiệp tư nhân;
  • Thành lập công tyTNHH: bao gồm: công ty TNHH một thành viên hoặc Công ty TNHH hai thành viên trở lên.
  • Thành lập công ty cổ phần;
  • Thành lập công ty hợp danh (đối với một số lĩnh vực đặc thù).

Tuy nhiên, với tính ưu việt của một số loại hình doanh nghiệp nên thông thường nếu không phải là hoạt động kinh doanh đặc thù chúng tôi thường tư vấn cho khách hàng lựa chọn 4 loại hình đăng ký kinh doanh phổ biến với nhiều ưu điểm hơn: Thành lập công ty TNHH 1 thành viên, thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên, thành lập công ty cổ phần hoặc đăng ký kinh doanh hộ cá thể đối với người khởi nghiệp mô hình nhỏ lẻ, đối tượng khách hàng chủ yếu là cá nhân.

Hồ sơ đăng ký kinh doanh gồm những gì?

Hồ sơ đăng ký kinh doanh đối với hộ kinh doanh cá thể

  • Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh. Nội dung Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh gồm: Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh; số điện thoại, số fax, thư điện tử (nếu có); Ngành, nghề kinh doanh; Số vốn kinh doanh; Số lao động;
  • Bản sao CMND của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình
  • Biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.
  • Hợp đồng thuê nhà hoặc mượn nhà giữa chủ nhà và chủ hộ kinh doanh phải được ký trực tiếp, không thông qua trung gian và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sao y chứng thực.
  • 02 bản sao y công chứng CMND/CCCD của chủ hộ và các thành viên hộ gia đình cùng góp vốn thành lập hộ kinh doanh (nếu có).
  • Các chứng chỉ bằng cấp đối với ngành nghề có điều kiện (sao y công chứng).

Hồ sơ đăng ký kinh doanh thành lập công ty cổ phần

  • Giấy đề nghị Đăng ký doanh nghiệp.
  • Dự thảo Điều lệ Công ty cổ phần;
  • Danh sách cổ đông sáng lập;
  • Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực của các cổ đông công ty và người đại diện theo pháp luật: Giấy CMND còn hiệu lực hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực đối với cá nhân; Hoặc Giấy CN ĐKKD/Giấy CN ĐKDN đối với tổ chức (trừ trường hợp tổ chức là Bộ/UBND tỉnh, thành phố) và kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân, quyết định uỷ quyền của Người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức;

Hồ sơ đăng ký kinh doanh thành lập công ty TNHH 1 thành viên

  • Giấy đề nghị đăng ký công ty TNHH một thành viên (Phụ lục I-2 Thông tư 01/2021);
  • Điều lệ công ty.
  • Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của chủ sở hữu, người đại diện theo pháp luật của công ty (Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân/Hộ chiếu).
  • Trường hợp chủ sở hữu là tổ chức thì cần nộp kèm Quyết định thành lập/giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác và bản sao hợp lệ giấy chứng thực cá nhân của người đại diện theo ủy quyền quản lý phần vốn góp.
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
  • Văn bản ủy quyền của chủ sở hữu cho người được ủy quyền đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức.
  • Văn bản ủy quyền cho tổ chức/cá nhân thực hiện thủ tục.

Hồ sơ đăng ký kinh doanh thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên

  • Giấy đề nghị đăng ký công ty TNHH hai thành viên trở lên (Phụ lục I-3 Thông tư 01/2021);
  • Điều lệ công ty;
  • Danh sách thành viên công ty (Phụ lục I-6 Thông tư 01/2021);
  • Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của thành viên công ty, người đại diện theo pháp luật của công ty (Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân/Hộ chiếu);
  • Trường hợp chủ sở hữu là tổ chức thì cần nộp kèm Quyết định thành lập/giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác và bản sao hợp lệ giấy chứng thực cá nhân của người đại diện theo ủy quyền quản lý phần vốn góp; Văn bản ủy quyền của tổ chức cho cá nhân quản lý phần vốn góp;
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành;
  • Văn bản ủy quyền cho tổ chức/cá nhân thực hiện thủ tục.

Hồ sơ đăng ký kinh doanh thành lập công ty hợp danh

Hồ sơ đăng ký công ty hợp danh đã được quy định tại Điều 20 Luật Doanh nghiệp Việt Nam 2020 và Điều 22 Nghị định 01/2021/NĐ-CP ngày 04/01/2021. Theo đó, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với công ty hợp danh bao gồm những giấy tờ sau:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Điều lệ công ty.
  • Danh sách thành viên.
  • Bản sao các giấy tờ sau: Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cá nhân là thành viên công ty, người đại diện theo ủy quyền (có kèm theo văn bản cử người đại diện theo ủy quyền); Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với tổ chức là thành viên công ty (Nếu là tổ chức nước ngoài thì bản sao các giấy tờ này phải được hợp pháp hóa lãnh sự); Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Quy định về các loại thuế của các loại hình đăng ký kinh doanh

STT Tiêu chí Hộ kinh doanh Các loại hình doanh nghiệp
 

 

 

1

 

 

 

Thuế môn bài

Thuế môn bài cuả Hộ kinh doanh áp theo doanh thu/năm, cụ thể:

  • Doanh thu trên 500 triệu đồng/năm: 1.000.000 đồng/năm;
  • Doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm: 500.000 đồng/năm;
  • Doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm: 300.000 đồng/năm.
Thuế môn bài của doanh nghiệp theo vốn điều lệ đăng ký:

  • Vốn  trên 10 tỷ đồng: 3.000.000 đồng/năm;
  • Vốn  từ 10 tỷ đồng trở xuống: 2.000.000 đồng/năm;
  • Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác: 1.000.000 đồng/năm.

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

Thuế giá trị gia tăng (VAT)

Hộ kinh doanh nếu có thu nhập từ 100 triệu đồng trở lên thì phải kê khai và nộp thuế giá trị gia tăng. Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu được quy định như sau:

  • Đối với phân phối, cung cấp hàng hóa: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 1%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 0,5%.
  • Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 5%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 2%.
  • Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 3%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 1,5%.
  • Hoạt động kinh doanh khác: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 2%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 1%.
Doanh nghiệp là đối tượng phải chịu thuế GTGT. Và có hai phương pháp để doanh nghiệp nộp thuế GTGT là phương pháp trực tiếp và phương pháp khấu trừ thuế.

Thuế suất thuế giá trị gia tăng tùy vào từng loại hàng hóa, sản phẩm và dịch vụ mà có các mức thuế 0%, 5% và 10%.

 

 

 

3

Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) Hộ kinh doanh sẽ không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Doanh nghiệp có hai phương pháp kê khai thuế TNDN là phương pháp trực tiếp và phương pháp khấu trừ. Thuế thu nhập doanh nghiệp là 20-22% lợi nhuận của doanh nghiệp.
 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

Thuế thu nhập cá nhân (TNCN)

Theo quy định tại Thông tư 92/2015/TT-BTC cá nhân kinh doanh nếu có thu nhập dưới 100 triệu đồng/năm thì được miễn cả thuế GTGT và thuế thu nhập cá nhân (TNCN). Trường hợp có thu nhập từ 100 triệu trở lên thì phải khai nộp thuế GTGT và thuế TNCN.

 

Còn đối với doanh nghiệp: Các thành viên trong doanh nghiệp phải chịu thuế TNCN theo quy định pháp luật thuế TNCN. Doanh nghiệp có trách nhiệm kê khai nộp thuế TNDN cho các nhân viên của mình theo quy định của pháp luật thuế TNCN.

 

Các loại hình đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam

Nhằm giúp người khởi nghiệp hiểu rõ hơn bản chất các loại hình kinh doanh cũng như các ưu nhược điểm của chúng trước khi lựa chọn tiến hành hoạt động đăng ký kinh doanh, Luật Việt An phân tích các phương án thực hiện đăng ký kinh doanh như sau:

Căn cứ pháp lý

  • Luật Doanh nghiệp 2020;
  • Nghị định số: 01/2021/NĐ-CP.

Hộ kinh doanh cá thể là gì?

Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh. Hộ kinh doanh chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc và được quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp trong doanh nghiệp với tư cách cá nhân.

Ưu điểm của việc thành lập hộ kinh doanh cá thể

  • Không phải kê khai thuế hàng tháng, áp dụng chế độ thuế khoán và hóa đơn trực tiếp nên sổ sách, hồ sơ kế toán đơn giản cho chủ hộ kinh doanh;
  • Quy mô nhỏ phù hợp với hộ gia đình kinh doanh hoặc cá nhân bắt đầu kinh doanh, đặc biệt thực hiện cung cấp hàng hóa tiêu dùng trực tiếp cho cá nhân là chính như buôn bán quần áo, dịch vụ nhà hàng, ăn uống, thiết kế thời trang, buôn bán hàng tiêu dùng cá nhân, tạp hóa. Do đó, đối tác khách hàng chủ yếu là cá nhân không phải là doanh nghiệp;
  • Kinh đăng ký kinh doanh theo hình thức hộ kinh doanh cá thể có thể được chuyển đổi sang đăng ký thành lập doanh nghiệp: công ty TNHH hoặc công ty cổ phần.
  • Quản lý, quản trị hoạt động kinh doanh đơn giản.

Nhược điểm của việc thành lập hộ kinh doanh cá thể

  • Vì là thuế trực tiếp nên khi đối tác, bạn hàng mua bán hàng hóa của hộ cá thể là doanh nghiệp sẽ không được khấu trừ thuế giá trị gia tăng (VAT) nên nhiều doanh nghiệp sẽ không thích mua bán hàng hóa, dịch vụ của hộ kinh doanh cá thể;
  • Hộ kinh doanh cá thể theo quy định của pháp luật là hình thức kinh doanh không có tư cách pháp nhân nên phải chịu trách nhiệm vô hạn trong hoạt động kinh doanh của mình tức là phải chịu trách nhiệm về tài sản dân sự của chủ hộ về hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh cá thể. Có thể nói đây là hạn chế rất lớn của hộ kinh doanh cá thể so với công ty TNHH và Công ty cổ phần, ở các loại hình doanh nghiệp này người góp vốn, góp cổ phần chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn góp đưa vào hoạt động kinh doanh.

Thành lập doanh nghiệp tư nhân

Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp tư nhân là một cá nhân. Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân là đại diện theo Pháp luật của doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; có toàn quyền quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của Pháp luật. Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh. Trường hợp thuê người khác làm Giám đốc quản lý doanh nghiệp, thì chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Những ưu điểm, nhược điểm của doanh nghiệp tư nhân.

Ưu điểm khi thành lập doanh nghiệp tư nhân

Do là chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp nên doanh nghiệp tư nhân hoàn toàn chủ động trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp. Chế độ trách nhiệm vô hạn của chủ doanh nghiệp tư nhân tạo sự tin tưởng cho đối tác, khách hàng và giúp cho doanh nghiệp ít chịu sự ràng buộc chặt chẽ bởi pháp luật như các loại hình doanh nghiệp khác.

Nhược điểm khi thành lập doanh nghiệp tư nhân

Do không có tư cách pháp nhân nên mức độ rủi ro của chủ doanh tư nhân cao, chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của doanh nghiệp và của chủ doanh nghiệp chứ không giới hạn số vốn mà chủ doanh nghiệp đã đầu tư vào doanh nghiệp.

Thành lập công ty hợp danh

Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:

  • Phải có ít nhất hai thành viên hợp danh; ngoài các thành viên hợp danh, có thể có thành viên góp vốn;
  • Thành viên hợp danh phải là cá nhân, có trình độ chuyên môn và uy tín nghề nghiệp và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;
  • Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào Công ty.

Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Thành viên hợp danh có quyền quản lý công ty; tiến hành các hoạt động kinh doanh nhân danh công ty; cùng liên đới chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của công ty. Thành viên góp vốn có quyền được chia lợi nhuận theo tỷ lệ được quy định tại Điều lệ công ty; không được tham gia quản lý công ty và hoạt động kinh doanh nhân danh công ty. Các thành viên hợp danh có quyền ngang nhau khi quyết định các vấn đề quản lý công ty. Những ưu điểm, nhược điểm của Công ty hợp danh.

Ưu điểm khi thành lập công ty hợp danh

Ưu điểm của công ty hợp danh là kết hợp được uy tín cá nhân của nhiều người. Do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn của các thành viên hợp danh mà công ty hợp danh dễ dàng tạo được sự tin cậy của các bạn hàng, đối tác kinh doanh. Việc điều hành quản lý công ty không quá phức tạp do số lượng các thành viên ít và là những người có uy tín, tuyệt đối tin tưởng nhau.

Nhược điểm khi thành lập công ty hợp danh

Hạn chế của công ty hợp danh là do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn nên mức độ rủi ro của các thành viên hợp danh là rất cao.

Thông thường chỉ áp dụng với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chuyên môn như Công ty Luật, kiểm toán, thuế, …

Thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu; chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

Ưu điểm khi thành lập công ty TNHH một thành viên

  • Do có tư cách pháp nhân nên các thành viên công ty chỉ trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty nên ít gây rủi ro cho chủ sở hữu
  • Chủ sở hữu công ty có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty.

Nhược điểm khi thành lập công ty TNHH một thành viên

  • Công ty trách nhiệm hữu hạn chịu sự điều chỉnh chặt chẽ của pháp luật hơn là doanh nghiệp tư nhân hay công ty hợp danh;
  • Việc huy động vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn bị hạn chế do chỉ có một thành viên và không có quyền phát hành cổ phiếu, trái phiếu.
  • Thời gian góp vốn của công ty là 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên

Công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên là doanh nghiệp trong đó thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào doanh nghiệp.

Thành viên của công ty có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên tối thiểu là hai và tối đa không vượt quá năm mươi. Công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Ưu điểm khi thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên

  • Do có tư cách pháp nhân nên các thành viên công ty chỉ trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty nên ít gây rủi ro cho người góp vốn;
  • Số lượng thành viên công ty trách nhiệm không nhiều và các thành viên thường là người quen biết, tin cậy nhau, nên việc quản lý, điều hành công ty không quá phức tạp;
  • Chế độ chuyển nhượng vốn được điều chỉnh chặt chẽ nên nhà đầu tư dễ dàng kiểm soát được việc thay đổi các thành viên, hạn chế sự thâm nhập của người lạ vào công ty.

Nhược điểm khi thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên

  • Công ty trách nhiệm hữu hạn chịu sự điều chỉnh chặt chẽ của pháp luật hơn là doanh nghiệp tư nhân hay công ty hợp danh;
  • Việc huy động vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn bị hạn chế do không có quyền phát hành cổ phiếu.
  • Thời gian góp vốn của công ty là 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Thành lập công ty cổ phần

Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:

  • Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
  • Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
  • Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết;
  • Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa.

Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán ra công chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán.

Ưu điểm khi thành lập công ty cổ phần

  • Chế độ trách nhiệm của công ty cổ phần là trách nhiệm hữu hạn, các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn góp nên mức độ rủi do của các cổ đông không cao;
  • Cơ cấu vốn của công ty cổ phần hết sức linh hoạt tạo điều kiện nhiều người cùng góp vốn vào công ty;
  • Khả năng huy động vốn của công ty cổ phần rất cao thông qua việc phát hành cổ phần chào bán hoặc cổ phiếu ra công chúng, đây là đặc điểm riêng có của công ty cổ phần;
  • Việc chuyển nhượng vốn trong công ty cổ phần là tương đối dễ dàng, do vậy phạm vi đối tượng được tham gia công ty cổ phần là rất rộng, ngay cả các cán bộ công chức cũng có quyền mua cổ phiếu của công ty cổ phần.

Nhược điểm khi thành lập công ty cổ phần

  • Việc quản lý và điều hành công ty cổ phần rất phức tạp do số lượng các cổ đông có thể rất lớn, có nhiều người không hề quen biết nhau và thậm chí có thể có sự phân hóa thành các nhóm cổ động đối kháng nhau về lợi ích;
  • Việc thành lập và quản lý công ty cổ phần cũng phức tạp hơn các loại hình công ty khác do bị ràng buộc chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật, đặc biệt về chế độ tài chính, Kế toán.
  • Góp vốn trong vòng 90 ngày kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Chỉ những cổ đông sáng lập mới hiển thị thông tin trên hệ thống đăng ký doanh nghiệp quốc gia (nếu có sự chuyển nhượng cổ đông thì cổ đông sáng lập vẫn còn tên trên đăng ký kinh doanh, không bị mất đi dù chuyển nhượng hết vốn). Các cổ đông góp vốn chuyển nhượng cho nhau không phải thực hiện thủ tục thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, chỉ thực hiện tại nội bộ doanh nghiệp.

Đối với công ty cổ phần khi chuyển nhượng cổ đông bị áp thuế thu nhập cá nhân theo chuyển nhượng chứng khoán là 0,1% (dù công ty không có lãi hoặc chuyển nhượng cổ phần dưới trị giá hiện tại) vẫn bị áp mức thuế thu nhập cá nhân theo mức thuế cố định này.

Câu hỏi thường gặp về đăng ký kinh doanh

Công ty thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh tại đâu?

Khi muốn thành lập doanh nghiệp Công ty bắt buộc phải thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp tại: Phòng đăng ký kinh doanh/ Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Thủ tục đăng ký doanh nghiệp thông qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp: dangkykinhdoanh.gov.vn

Đăng ký hộ kinh doanh cá thể ở đâu?

Quý khách hàng thành lập hộ kinh doanh sẽ nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân quận/huyện nơi hộ kinh doanh đặt trụ sở.

Đăng ký kinh doanh mất thời gian bao lâu?

Theo quy định của Luật doanh nghiệp, thời gian xử lý cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Đăng ký kinh doanh có cần hộ khẩu thường trú hay không?

Việc thành lập công ty không căn cứ vào hộ khẩu thường trú của người thành lập mà người khởi nghiệp có thể thành lập công ty hoặc hộ cá thể ở bất cứ tỉnh nào khi có nhu cầu kinh doanh tại tỉnh đó.

Đăng ký kinh doanh cần bao nhiêu vốn?

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp hiện hành, việc kê khai vốn bao nhiêu là quyền của doanh nghiệp, doanh nghiệp tự kê khai và tự chịu trách nhiệm về vốn điều lệ của công ty. Trừ các ngành nghề có yêu cầu vốn pháp định doanh nghiệp phải đăng ký mức vốn theo quy định của pháp luật nhưng cũng không cần chứng minh nguồn vốn mà chỉ đảm bảo chịu trách nhiệm đối với nguồn vốn kê khai và đủ nguồn vốn ký quỹ theo quy định một số ngành nghề cụ thể.

Đăng ký kinh doanh phải có trụ sở không?

Theo quy định của pháp luật hiện hành, trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải đăng ký địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp. Chung cư và nhà tập thể không được đăng ký làm trụ sở công ty cũng như địa chỉ của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của công ty.

Đăng ký kinh doanh dùng hộ chiếu được không?

Theo quy định pháp luật, Giấy tờ pháp lý của cá nhân khi đăng ký doanh nghiệp gồm: Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực. Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực.

Công chức, viên chức có được đăng ký doanh nghiệp?

Theo quy định Luật doanh nghiệp: các đối tượng sau không được phép thành lập và quản lý doanh nghiệp: Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức; Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước.

Dịch vụ của Công ty Luật Việt An về thủ tục đăng ký kinh doanh

  • Tư vấn loại hình đăng ký kinh phù hợp với nhu cầu của khách hàng;
  • Tư vấn các ưu nhược điểm chi tiết cho từng loại hình kinh doanh khi khách hàng tiến hành đăng ký kinh doanh;
  • Soạn thảo hồ sơ, đại diện khách hàng thực hiện thủ tục pháp lý tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Tư vấn các thủ tục sau đăng ký kinh doanh;
  • Tư vấn các thủ tục thuế, bảo hiểm, tài chính kế toán, quyền sở hữu trí tuệ, quản trị, … trong quá trình kinh doanh.

Tra cứu mã ngàng nghề đăng ký kinh doanh:

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tin tức doanh nghiệp

    Tin tức doanh nghiệp

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO
    The TitleThe Title