Nhãn hiệu như thế nào bị coi là vi phạm quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam? Tỷ lệ vi phạm là bao nhiêu phần trăm thì bị xử lý vi phạm ? Để trả lời câu hỏi trên chủ nhãn hiệu cần thực hiện thủ tục giám định nhãn hiệu tại Viện khoa học sở hữu trí tuệ (VIPRI). Kết luận giám định chỉ ghi nội dung có vi phạm hay không vi phạm và kết quả đó được coi là nguồn chứng cứ để các cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc tiến hành xử lý vi phạm chính thức đối với hành vi, vi phạm nhãn hiệu. Trong bài viết dưới đây, Luật Việt An sẽ hướng dẫn quý khách các hành động pháp lý cần thực hiện để xử lý vi phạm nhãn hiệu theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Thực trạng xâm phạm nhãn hiệu tại Việt Nam
Với xu hướng gia tăng đáng báo động, xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu tại Việt Nam hiện nay đang diễn biến phức tạp. Theo báo cáo của Cục Sở hữu trí tuệ năm 2023, cả nước đã xử lý 1.430 vụ xâm phạm quyền về nhãn hiệu với tổng số tiền phạt hơn 18 tỷ đồng, tăng 30% về số vụ và 35% về mức phạt so với năm trước. Các hành vi vi phạm diễn ra phổ biến bao gồm buôn bán hàng hóa giả mạo, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên môi trường mạng, vi phạm cạnh tranh không lành mạnh thông qua việc nhái nhãn hiệu, cùng với các hành vi vi phạm liên quan đến tên miền và tên thương mại.
Đặc biệt nghiêm trọng là tình trạng xâm phạm nhãn hiệu trong môi trường thương mại điện tử, nơi các nền tảng mạng xã hội và sàn giao dịch điện tử đã trở thành “môi trường thuận lợi” cho việc lưu thông hàng hóa xâm phạm quyền nhãn hiệu. Trong lĩnh vực hải quan, các vụ việc vi phạm với trị giá ước tính hàng chục nghìn tỷ đồng, chủ yếu liên quan đến hàng tiêu dùng như quần áo, giày dép, túi xách và các sản phẩm điện tử giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng như LV, Gucci, Nike, Chanel, Adidas, Hermes. Tình trạng này không chỉ gây thiệt hại kinh tế nghiêm trọng mà còn ảnh hưởng đến uy tín thương mại quốc gia và quyền lợi hợp pháp của người tiêu dùng.
Trong bối cảnh này, các chủ sở hữu nhãn hiệu cần nâng cao nhận thức về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu để phòng và chống các hành vi xâm phạm theo quy định của pháp luật.
Hồ sơ cần cung cấp để thực hiện thủ tục xử lý vi phạm nhãn hiệu
Để tiến hành xử lý vi phạm doanh nghiệp cần xác lập căn cứ vi phạm thông qua việc cung cấp cho Luật Việt An các tài liệu như sau:
Giấy ủy quyền (theo mẫu do Công ty Luật Việt An cung cấp);
Bản sao công chứng giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hoặc giấy tờ chứng minh quyền sở hữu nhãn hiệu hoặc quyền sử dụng hợp pháp nhãn hiệu;
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp hoặc chứng minh thư công chứng đối với chủ văn bằng nhãn hiệu là cá nhân;
Mẫu sản phẩm mang nhãn hiệu của doanh nghiệp;
Mẫu sản phẩm của bên vi phạm nhãn hiệu hoặc tài liệu chứng minh dấu hiệu vi phạm nhãn hiệu của bên vi phạm;
Thông tin bên vi phạm: Tên doanh nghiệp, địa chỉ, thông tin liên hệ (nếu có).
Thực hiện giám định nhãn hiệu để có chứng cứ chứng minh việc vi phạm của bên vi phạm so với nhãn hiệu đã được bảo hộ;
Thủ tục xử lý vi phạm nhãn hiệu
Bước 1: Thu thập chứng cứ và lập vi bằng
Việc lập vi bằng chứng cứ xâm phạm không là nghĩa vụ pháp lý bắt buộc. Tuy nhiên, để ngăn chặn nguy cơ đối tượng vi phạm tiêu hủy hoặc sửa đổi chứng cứ về hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, chủ sở hữu nhãn hiệu nên tiến hành lập vi bằng ghi nhận lại khách quan hành vi vi phạm, đặc biệt đối với các trang web điện tử chứa nội dung xâm phạm nhãn hiệu tại văn phòng công chứng có thẩm quyền.
Bước 2: Giám định xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp
Nhằm thiết lập căn cứ pháp lý vững chắc trong việc xác định hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu đã đăng ký, chủ sở hữu quyền nên đề nghị Viện Khoa học Sở hữu trí tuệ Việt Nam (VIPRI) thực hiện giám định sở hữu công nghiệp để kết luận về tính chất xâm phạm của hành vi được nghi ngờ.
Mặc dù không phải là thủ tục bắt buộc theo quy định pháp luật, VIPRI với tư cách là cơ quan chuyên môn trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ, có chức năng giám định sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật. Do đó, kết luận giám định của cơ quan này có giá trị pháp lý cao trong việc làm căn cứ cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp hoặc hỗ trợ các bên đương sự trong quá trình thương lượng, hòa giải.
Trường hợp khách hàng sử dụng dịch vụ của Luật Việt An, sau khi nhận ủy quyền của doanh nghiệp, cá nhân, Luật Việt An sẽ đại diện tiến hành thực hiện thủ tục Giám định nhãn hiệu tại Viện khoa học sở hữu trí tuệ bao gồm:
Tra cứu, xác định chính xác đối tượng giám định;
Tra cứu, xác định chính xác nội dung yêu cầu giám định;
Thời gian giám định nhãn hiệu thông thường là 22 ngày làm việc, hoặc giám định nhanh nhất là 03 ngày làm việc.
Bước 3: Gửi thông báo yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm
Tuy không thuộc nghĩa vụ pháp lý bắt buộc, việc gửi thông báo có thể tiết kiệm thời gian và chi phí xử lý trong trường hợp đối tượng vi phạm có thiện chí hợp tác giải quyết tranh chấp. Sau khi có kết quả Giám định nhãn hiệu, Luật Việt An tiến hành thực hiện cảnh báo thông qua tư cách đại diện sở hữu trí tuệ yêu cầu bên vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm nhãn hiệu:
Tra cứu, xác định chính xác thông tin đơn vị vi phạm;
Tư vấn, soạn thảo các văn bản yêu cầu đơn vị vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm nhãn hiệu.
Đại diện cho doanh nghiệp liên hệ làm việc với bên vi phạm yêu cầu chấm dứt vi phạm.
Nội dung thông báo yêu cầu đối tượng nghi ngờ vi phạm thực hiện các biện pháp sau:
Chấm dứt ngay lập tức mọi hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp;
Loại bỏ hoàn toàn các yếu tố xâm phạm quyền nhãn hiệu;
Tiêu hủy các tài liệu, biển hiệu, chứng từ giao dịch, sản phẩm và vật phẩm khác có gắn yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu được bảo hộ.
Đối với hành vi vi phạm trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook hoặc YouTube, có thể thực hiện báo cáo vi phạm trực tiếp (Report) với các nền tảng này theo quy trình của họ.
Bước 4: Đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật
Căn cứ vào tính chất và mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm, chủ sở hữu quyền có thể đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thụ lý và xử lý hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp theo quy định tại Điều 198 Luật SHTT 2005, sửa đổi bổ sung 2022.
Luật Việt An sẽ đại diện khách hàng thực hiện thủ tục xử lý theo vi phạm hành chính: liên hệ và tiến hành nộp đơn yêu cầu xử lý vi phạm lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền: Cơ quan quản lý thị trường, Cơ quan quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm, Cơ quan Công an Kinh tế, thanh tra Khoa học công nghệ; Bộ thông tin truyền thông, …
Theo phương án này, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành thanh tra, kiểm tra và ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại các văn bản pháp luật hiện hành.
Bước 5: Khởi kiện tại tòa án có thẩm quyền hoặc tố cáo hình sự
Trong trường hợp hành vi vi phạm đủ yếu tố cấu thành tội phạm theo Bộ luật Hình sự, chủ sở hữu quyền có thể khởi kiện dân sự tại tòa án có thẩm quyền hoặc nộp đơn tố cáo hình sự đối với đối tượng vi phạm, yêu cầu thực hiện một hoặc các biện pháp sau đây:
Công khai xin lỗi và cải chính thông tin trên các website do đối tượng vi phạm quản lý;
Bồi thường thiệt hại thực tế mà chủ sở hữu quyền đã phải gánh chịu, bao gồm cả các chi phí hợp lý đã bỏ ra để giải quyết vụ việc vi phạm.
Hướng dẫn các hành động pháp lý cho chủ sở hữu nhãn hiệu
Trong bối cảnh xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu gia tăng nghiêm trọng tại Việt Nam, các chủ sở hữu nhãn hiệu cần áp dụng chiến lược bảo vệ chủ động và toàn diện.
Biện pháp phòng ngừa và giám sát:
Thiết lập hệ thống theo dõi thị trường thường xuyên, đặc biệt trên các nền tảng thương mại điện tử;
Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại các quốc gia có hoạt động kinh doanh;
Xây dựng chiến lược truyền thông nâng cao nhận biết thương hiệu;
Khi phát hiện vi phạm:
Thu thập và bảo toàn chứng cứ vi phạm một cách chuyên nghiệp;
Đánh giá nhanh tính chất và mức độ nghiêm trọng của hành vi xâm phạm;
Không trì hoãn việc xử lý để tránh thiệt hại lan rộng;
Tìm kiếm hỗ trợ pháp lý chuyên nghiệp:
Việc sử dụng dịch vụ pháp lý chuyên ngành sở hữu trí tuệ là yếu tố then chốt để đảm bảo hiệu quả xử lý. Các luật sư chuyên môn sẽ hỗ trợ Quý khách:
Xây dựng chiến lược xử lý phù hợp từ thương lượng đến khởi kiện;
Thực hiện các thủ tục pháp lý phức tạp như giám định tại VIPRI;
Đại diện thực hiện quyền tại các cơ quan có thẩm quyền;
Dịch vụ tư vấn xử lý vi phạm quyền sở hữu trí tuệ/ xử lý vi phạm nhãn hiệu của Công ty luật Việt An
Trong bối cảnh xâm phạm, việc sử dụng dịch vụ pháp lý sẽ mang lại nhiều lợi ích cho chủ sở hữu nhãn hiệu, bao gồm:
Tối ưu hóa hiệu quả bảo vệ quyền và tiết kiệm thời gian, chi phí;
Đảm bảo tuân thủ đúng quy trình pháp luật và tránh rủi ro pháp lý;
Nâng cao khả năng thu hồi thiệt hại và ngăn chặn vi phạm tái diễn;
Với xu hướng xâm phạm ngày càng tinh vi trên môi trường số, việc có sự đồng hành của các chuyên gia pháp lý không chỉ là lựa chọn thông minh mà còn là yếu tố quyết định thành công trong bảo vệ quyền sở hữu nhãn hiệu. Luật Việt An cung cấp dịch vụ xử lý vi phạm quyền sở hữu trí tuệ bao gồm các hành động pháp lý sau:
Thủ tục xử lý vi phạm đối với hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu.
Yêu cầu người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm;
Đại diện khách hàng thực hiện giám định nhãn hiệu tại cơ quan có thẩm quyền;
Yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thẩm định và kết luận về các hành vi vi phạm quyền của các đối tượng sở hữu trí tuệ;
Yêu cầu các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm;
Tham gia tố tụng với tư cách luật sư bảo vệ quyền và lợi ích của khách hàng liên quan đến sở hữu trí tuệ tại Toà án có thẩm quyền.
Nếu nhãn hiệu của quý khách đang bị các chủ thể khác xâm phạm, hãy liên hệ đến Luật Việt An sớm nhất để được tư vấn pháp lý và xử lý nhanh chóng các hành vi.