Hướng dẫn mới về bảo hiểm tai nạn lao động (TNLĐ), bệnh nghề nghiệp

Ngày 15/5/2016, Chính phủ ban hành Nghị định số 37/2016/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 01/07/2016) hướng dẫn một số nội dung của Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015 về bảo hiểm TNLĐ, bệnh nghề nghiệp bắt buộc như sau:

  • Người đang hưởng trợ cấp TNLĐ, bệnh nghề nghiệp; người bị TNLĐ, bệnh nghề nghiệp điều trị xong, ra viện trước 01/7/2016 thì vẫn thực hiện theo quy định của Luật BHXH 2014 và các quy định trước 01/01/2016.
  • Thời gian đóng BHXH từ ngày 30/6/2016 trở về trước được tính là thời gian tham gia bảo hiểm TNLĐ, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Nghị định này, trừ đối tượng chỉ tham gia vào quỹ hưu trí và tử tuất.
  • Về đối tượng tham gia và hưởng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: Từ ngày 01/01/2018, sẽ áp dụng cho cả người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng. Như vậy, quy định của Luật BHXH mới hiện nay đã mở rộng đối tượng được tham gia và hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, đảm bảo quyền và lợi ích cho người lao động khi tham gia kí kết vào các hợp đồng lao động ngắn hạn.

[panel style=”panel-success”][panel-header]Chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động[/panel-header][panel-content]

  • Người lao động được hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng hoặc một lần được tính trên cơ sở tổng các mức tiền lương làm căn cứ đóng vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của tất cả các hợp đồng lao động tại thời điểm xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, nhưng không quá mức tối đa theo quy định của pháp luật bảo hiểm xã hội.
  •  Chế độ hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp; khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp; huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và phục hồi chức năng lao động quy định tại Nghị định này và các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

[/panel-content]
[/panel][panel style=”panel-success”][panel-header]Chế độ giám định cho người lao động phát hiện bị bệnh nghề nghiệp khi đã nghỉ hưu hoặc không còn làm việc trong các nghề, công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp[/panel-header][panel-content]

  • NLĐ khi đã nghỉ hưu hoặc không còn làm việc trong các nghề, công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp mà phát hiện bị bệnh nghề nghiệp mà phát hiện bị bệnh nghề nghiệp do yếu tố tác hại của nghề cũ gây nên trong Khoảng thời gian bảo đảm kể từ ngày nghỉ hưu, chuyển việc khác hoặc thôi việc thì được chủ động đi khám phát hiện và giám định mức suy giảm khả năng lao động do mắc bệnh nghề nghiệp.

  • Người bị bệnh nghề nghiệp thuộc trường hợp trên được Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hỗ trợ kinh phí khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Mục 1 và Mục 2 Chương IV Nghị định 37/2016/NĐ-CP.

[/panel-content]
[/panel]

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tin tức

    Tin tức

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18

    (Whatsapp, Zalo, Viber)
    hcm@vietanlaw.vn
    Skype IconSkype Chat

    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO