Thông tư 29/2023/TT-BYT hướng dẫn ghi thành phần, giá trị dinh dưỡng trên nhãn thực phẩm

Nhằm hướng dẫn nội dung quy định về ghi nhãn thực phẩm trong Nghị định 15/2018/NĐ-CP và Luật An toàn thực phẩm và cụ thể hóa các quy định về nhãn hàng hóa áp dụng trong lĩnh vực thực phẩm, ngày 30/12/2023, Bộ Y tế ban hành Thông tư số 29/2023/TT-BYT hướng dẫn nội dung, cách ghi thành phần dinh dưỡng, giá trị dinh dưỡng trên nhãn thực phẩm. Thông tư này sẽ có hiệu lực từ ngày 15/02/2024. Trong bài viết sau đây, Công ty Luật Việt An sẽ trình bày về cách thức ghi nhãn dinh dưỡng trên sản phẩm theo quy định cập nhật mới nhất.

Những thông tin cơ bản về Thông tư 29/2023/TT-BYT hướng dẫn ghi thành phần, giá trị dinh dưỡng trên nhãn thực phẩm

  • Số kí hiệu: 29/2023/TT-BYT.
  • Ngày ban hành: 30/12/202
  • Ngày bắt đầu hiệu lực: 15/02/2024.
  • Loại văn bản: Thông tư.
  • Cơ quan ban hành: Bộ Y tế.
  • Người ký: Đỗ Xuân Tuyên.

Tải về

Cần lưu ý điều gì tại Thông tư 29/2023/TT-BYT hướng dẫn ghi thành phần, giá trị dinh dưỡng trên nhãn thực phẩm.

Phạm vi điều chỉnh

Về phạm vi điều chỉnh, tại Điều 1 chỉ rõ Thông tư này hướng dẫn nội dung, cách ghi thành phần dinh dưỡng, giá trị dinh dưỡng và lộ trình thực hiện đối với thực phẩm bao gói sẵn được sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, lưu thông tại Việt Nam.

Thêm vào đó, mặc dù Thông tư không điều chỉnh đối với các thực phẩm bao gồm:

  • Nguyên liệu, thực phẩm không bán trực tiếp cho người tiêu dùng, bao gồm cả đá thực phẩm; Thực phẩm có một thành phần nguyên liệu duy nhất; Nước khoáng thiên nhiên, nước uống đóng chai (bao gồm cả loại chỉ bổ sung CO2 và/hoặc hương liệu); Muối thực phẩm, muối tinh; Giấm ăn và các chất thay thế cho giấm bao gồm cả loại chỉ bổ sung hương liệu; Hương liệu, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; Men (enzym) thực phẩm; Chè, cà phê không chứa thành phần bổ sung khác trừ phẩm màu, hương liệu; Thực phẩm bảo vệ sức khỏe; Đồ uống có cồn;
  • Thực phẩm quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định số 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 111/2021/NĐ-CP ngày 09 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ và thực phẩm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 25 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm;
  • Thực phẩm do cơ sở kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ sản xuất quy định tại khoản 10 Điều 3 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP;

Nhưng nếu các tổ chức, cá nhân tự nguyện ghi các thành phần dinh dưỡng, giá trị dinh dưỡng vừa liệt kê vừa rồi trên nhãn thực phẩm thì sẽ thuộc sự điều chỉnh của Thông tư 29/2023/TT-BYT.

Đối tượng áp dụng

Theo Điều 2 của Thông tư này, các chủ thể sau sẽ thuộc sự điều chỉnh, áp dụng của Thông tư, bao gồm:

  • Các tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa là thực phẩm;
  • Các cơ quan quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm;
  • Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc ghi thành phần di nh dưỡng, giá trị dinh dưỡng trên nhãn thực phẩm.

Giải thích một số các từ ngữ

Một số các từ ngữ theo Thông tư 29/2023/TT-BYT được giải thích như sau:

  • Năng lượng (Energy): Là năng lượng hóa học mà cơ thể con người thu được từ thực phẩm để duy trì sự sống, hoạt động và tăng trưởng. Năng lượng được tính bằng cách cộng các giá trị năng lượng của các thành phần tạo ra năng lượng trong thực phẩm.
  • Chất đạm (Protein): Là hợp chất hữu cơ có chứa nitơ được cấu thành từ các axit amin. Chất đạm có vai trò quan trọng trong xây dựng và phát triển cơ bắp, da, tóc, móng,… Chất đạm được tính theo quy ước bằng cách áp dụng các hệ số chuyển đổi các giá trị của nitơ hữu cơ có trong thực phẩm.
  • Carbohydrat (Carbohydrate): Là hợp chất của cacbon, oxy, hydro được sắp xếp dưới dạng đường đơn (monosaccarid) hoặc bội số của đường đơn và không bao gồm chất xơ.
  • Đường tổng số (Total Sugars) là tổng lượng đường đơn, đường đôi có trong thực phẩm (bao gồm cả đường tự nhiên và đường cho thêm vào trong thực phẩm).
  • Chất béo (Total Fat) là hợp chất hữu cơ không chứa nitơ, thành phần chính là triglycerid, các axit béo, cholesterol và phospholipid.
  • Chất béo bão hòa (Saturated Fat) là một loại chất béo trong đó các chuỗi axit béo không có các liên kết đôi trong cấu trúc hóa học.
  • Natri (Sodium) là khoáng chất kim loại kiềm, ký hiệu hoá học là Na, có trong các loại muối, gia vị và một số thực phẩm tự nhiên, phụ gia thực phẩm khác.
  • Giá trị dinh dưỡng tham chiếu là giá trị số, được khuyến nghị cho người Việt Nam dựa trên dữ liệu khoa học về nhu cầu dinh dưỡng cơ thể cần ăn hằng ngày nhằm duy trì tình trạng dinh dưỡng tối ưu, giảm nguy cơ mắc bệnh không lây nhiễm liên quan đến chế độ ăn uống.

Nội dung ghi thành phần dinh dưỡng trên nhãn thực phẩm.

Theo Điều 5 Thông tư 29/2023/TT-BYT, thực phẩm được sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, lưu thông tại Việt Nam phải ghi các thành phần dinh dưỡng sau:

  • Năng lượng (kcal);
  • Chất đạm (g);
  • Carbohydrat (g);
  • Chất béo (g);
  • Natri (mg).

Riêng nước giải khát, sữa chế biến cho thêm đường và thực phẩm cho thêm đường khác phải ghi thêm đường tổng số.

Thực phẩm được chế biến dưới hình thức chiên rán: Phải ghi thêm chất béo bão hòa.

Thực phẩm không chứa/có chứa thành phần dinh dưỡng đã nêu trên nhưng giá trị dinh dưỡng của thành phần đó nhỏ hơn giá trị quy định tại Phụ lục I Thông tư này thì không bắt buộc ghi thành phần dinh dưỡng đó trên nhãn thực phẩm.

Theo đó, các thành phần dinh dưỡng được biểu thị trong 100g/100ml thực phẩm/trong 01 khẩu phần ăn đã được xác định hàm lượng trên nhãn/theo mỗi phần đóng gói khi số phần trong bao gói đó được công bố.

Cách thức ghi thành phần dinh dưỡng, giá trị dinh dưỡng

Tại Điều 6 Thông tư 29/2023/TT-BYT quy định thông tin thành phần dinh dưỡng trên nhãn thực phẩm phải được thể hiện bằng số, đầy đủ các thành phần dinh dưỡng, theo các đơn vị sau:

  • Giá trị năng lượng: ki-lô-ca-lo (kcal)
  • Hàm lượng chất đạm, carbohydrat, chất béo, chất béo bão hòa, đường tổng số: gam (g)
  • Hàm lượng natri: miligam (mg)

Thông tin các thành phần dinh dưỡng có thể được biểu thị trong 100g hoặc 100ml thực phẩm, hoặc trong một khẩu phần ăn đã được xác định hàm lượng trên nhãn, hoặc theo mỗi phần đóng gói khi số phần trong bao gói đó được công bố.

Tổ chức, cá nhân có thể biểu thị thêm phần trăm (%) giá trị dinh dưỡng tham chiếu đối với các thành phần dinh dưỡng theo quy định. Trường hợp tổ chức, cá nhân tự nguyện biểu thị thêm phần trăm (%) giá trị dinh dưỡng tham chiếu thì thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

Giá trị khoảng dung sai của các thành phần dinh dưỡng thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định số 43/2017/NĐ-CP.

Bộ Y tế yêu cầu việc ghi thành phần dinh dưỡng, giá trị dinh dưỡng trên nhãn thực phẩm phải bảo đảm tuân thủ quy định tại Thông tư này và quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa, pháp luật về an toàn thực phẩm có liên quan. Thông tin thành phần, giá trị dinh dưỡng trên nhãn sản phẩm thực phẩm phải dễ nhận biết, dễ hiểu và không tẩy xóa được.

Trách nhiệm thực hiện Thông tư số 29/2023/TT-BYT

Tại Điều 11 Thông tư 29/2023/TT-BYT quy định, với các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế có:

  • Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp với Cục An toàn thực phẩm, Cục Y tế dự phòng, Vụ Sức khỏe bà mẹ – Trẻ em và các đơn vị liên quan tổ chức phổ biến, hướng dẫn thực hiện Thông tư này.
  • Cục An toàn thực phẩm, Cục Y tế dự phòng, Vụ Sức khỏe bà mẹ – Trẻ em căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao tham gia phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan của các Bộ quản lý chuyên ngành về thực phẩm theo phân công tại Nghị định số 15/2018/NĐ-CP tổ chức thực hiện Thông tư này.
  • Viện Dinh dưỡng có trách nhiệm nghiên cứu, rà soát đề xuất việc sửa đổi, cập nhật giá trị dinh dưỡng tham chiếu quy định tại Phụ lục II kèm theo Thông tư này.

Với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, sẽ chỉ đạo việc tổ chức thực hiện Thông tư này tại địa phương.

Lộ trình thực hiện việc ghi nhãn

Theo Điều 8 của Thông tư đã nêu rõ: “Chậm nhất đến 31/12/2025, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm để lưu thông tại Việt Nam phải thực hiện ghi thành phần dinh dưỡng trên nhãn thực phẩm theo quy định tại Thông tư này.”

Từ 01/01/2026, tổ chức, cá nhân không được sản xuất, in ấn, nhập khẩu và sử dụng nhãn không đúng quy định tại Thông tư này.

Dịch vụ tư vấn ghi nhãn thực phẩm của Luật Việt An

  • Tư vấn khách hàng các quy định pháp luật về nội dung nhãn thực phẩm.
  • Tư vấn khách hàng thực hiện việc ghi nhãn đáp ứng các quy định cập nhật mới nhất của pháp luật
  • Tư vấn, hỗ trợ khách hàng các thủ tục công bố, tự công bố thực phẩm.

Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn các quy định pháp luật về cách ghi thành phần dinh dưỡng, pháp luật y tế, pháp luật dân sự, các nghị định, thông tư sửa đổi liên quan, xin vui lòng liên hệ Công ty Luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất.

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO
    The TitleThe Title