Tư vấn pháp luật thừa kế tại tỉnh Bắc Giang

Thừa kế được hiểu là sự dịch chuyển tài sản của người đã chết cho người còn sống, tài sản để lại gọi là di sản.

Trong đó, thừa kế được chia thành 02 hình thức:

  • Thừa kế theo di chúc: là việc chuyển dịch tài sản của người đã chết cho người còn sống theo sự định đoạt của người đó khi họ còn sống (Điều 624 Bộ luật Dân sự 2015).
  • Thừa kế theo pháp luật: là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định (Điều 649 Bộ luật Dân sự 2015).

Thừa kế theo di chúc

1. Khái niệm di chúc:
Điều 646 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.
2. Người lập di chúc:
Để bảo đảm điều kiện di chúc thể hiện đầy đủ ý chí của cá nhân, Điều 647 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định người lập di chúc phải là người đã thành niên, trừ trường hợp người đó bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình.
Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.
Điều 648 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định người lập di chúc có các quyền sau đây:
Thứ nhất, chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế;
Thứ hai, phân định phần di sản cho từng người thừa kế;
Thứ ba, dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng;
Thứ tư, giao nghĩa vụ cho người thừa kế;
Thứ năm, chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.
3. Hình thức của di chúc  
Theo quy định tại Điều 649 Bộ luật Dân sự năm 2005, di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng. Người thuộc dân tộc thiểu số có quyền lập di chúc bằng chữ viết hoặc tiếng nói của dân tộc mình.
Di chúc bằng văn bản bao gồm các loại:
– Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng;
– Di chúc bằng văn bản có người làm chứng;
– Di chúc bằng văn bản có công chứng;
– Di chúc bằng văn bản có chứng thực.
Di chúc miệng được lập trong trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa do bệnh tật hoặc các nguyên nhân khác mà không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng. Sau ba tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị huỷ bỏ.
4. Di chúc hợp pháp:
Điều 652 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định di chúc hợp pháp như sau:
Di chúc được coi là hợp pháp khi có đủ các điều kiện: Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép;, nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật.
Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.
Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.
Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được nêu trên
Di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực.
5. Yêu cầu đối với các hình thức di chúc bằng văn bản
5.1. Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng

Yêu cầu đối với di chúc bằng văn bản không có người làm chứng được quy định tại Điều 655 Bộ luật Dân sự năm 2005 như sau:
Người lập di chúc phải tự tay viết và ký vào bản di chúc. Nội dung di chúc ghi rõ:
– Ngày, tháng, năm lập di chúc;
– Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;
– Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản hoặc xác định rõ các điều kiện để cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;
– Di sản để lại và nơi có di sản;
– Việc chỉ định người thực hiện nghĩa vụ và nội dung của nghĩa vụ.
Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu; nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được đánh số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.
5.2. Di chúc bằng văn bản có người làm chứng 
Điều 656 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định, trong trường hợp người lập di chúc không thể tự mình viết bản di chúc thì có thể nhờ người khác viết, nhưng phải có ít nhất là hai người làm chứng. Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng; những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc.
Nội dung di chúc phải bảo đảm các yêu cầu:
– Ghi rõ ngày, tháng, năm lập di chúc; Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc; họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản hoặc xác định rõ các điều kiện để cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản; di sản để lại và nơi có di sản; việc chỉ định người thực hiện nghĩa vụ và nội dung của nghĩa vụ.
– Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu; nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được đánh số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.
Về người làm chứng cho việc lập di chúc: Mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau đây:
Thứ nhất, người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc;
Thứ hai, người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc;
Thứ ba, người chưa đủ mười tám tuổi, người không có năng lực hành vi dân sự.
5.3. Di chúc có công chứng hoặc chứng thực 
Người lập di chúc có thể yêu cầu công chứng hoặc chứng thực bản di chúc.
Điều 658 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định thủ tục lập di chúc tại cơ quan công chứng hoặc Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn như sau:
– Người lập di chúc tuyên bố nội dung của di chúc trước công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực phải ghi chép lại nội dung mà người lập di chúc đã tuyên bố. Người lập di chúc ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc sau khi xác nhận bản di chúc đã được ghi chép chính xác và thể hiện đúng ý chí của mình. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn ký vào bản di chúc;
– Trong trường hợp người lập di chúc không đọc được hoặc không nghe được bản di chúc, không ký hoặc không điểm chỉ được thì phải nhờ người làm chứng và người này phải ký xác nhận trước mặt công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Công chứng viên, người có thẩm quyền chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn chứng nhận bản di chúc trước mặt người lập di chúc và người làm chứng.
Người lập di chúc có thể yêu cầu công chứng viên tới chỗ ở của mình để lập di chúc. Thủ tục lập di chúc tại chỗ ở được tiến hành như trên.
Để bảo đảm tính khách quan, Điều 659 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định Công chứng viên, người có thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn không được công chứng, chứng thực đối với di chúc, nếu họ thuộc một trong những người sau đây: Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc; người có cha, mẹ, vợ hoặc chồng, con là người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật; người có quyền, nghĩa vụ về tài sản liên quan tới nội dung di chúc.
5.4. Di chúc bằng văn bản có giá trị như di chúc được công chứng, chứng thực:
Nhằm tạo điều kiện cho người lập di chúc trong hoàn cảnh không thể yêu cầu công chứng hoặc chứng thực, Điều 660 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định các loại di chúc bằng văn bản có giá trị như di chúc được công chứng hoặc chứng thực, bao gồm:
– Di chúc của quân nhân tại ngũ có xác nhận của thủ trưởng đơn vị từ cấp đại đội trở lên, nếu quân nhân không thể yêu cầu công chứng hoặc chứng thực;
– Di chúc của người đang đi trên tàu biển, máy bay có xác nhận của người chỉ huy phương tiện đó;
– Di chúc của người đang điều trị tại bệnh viện, cơ sở chữa bệnh, điều dưỡng khác có xác nhận của người phụ trách bệnh viện, cơ sở đó;
– Di chúc của người đang làm công việc khảo sát, thăm dò, nghiên cứu ở vùng rừng núi, hải đảo có xác nhận của người phụ trách đơn vị;
– Di chúc của công dân Việt Nam đang ở nước ngoài có chứng nhận của cơ quan lãnh sự, đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước đó;
– Di chúc của người đang bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, người đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh có xác nhận của người phụ trách cơ sở đó.
6. Sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc:
Điều 662 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định người lập di chúc có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc vào bất cứ lúc nào.
Trong trường hợp người lập di chúc bổ sung di chúc thì di chúc đã lập và phần bổ sung có hiệu lực pháp luật như nhau; nếu một phần của di chúc đã lập và phần bổ sung mâu thuẫn nhau thì chỉ phần bổ sung có hiệu lực pháp luật.
Trong trường hợp người lập di chúc thay thế di chúc bằng di chúc mới thì di chúc trước bị huỷ bỏ.
7. Di chúc chung của vợ, chồng
Để định đoạt tài sản chung của vợ, chồng, vợ chồng có thể lập di chúc chung.
Theo quy định tại Điều 644 Bộ luật Dân sự năm 2005, vợ, chồng có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc chung bất cứ lúc nào. Khi vợ hoặc chồng muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc chung thì phải được sự đồng ý của người kia; nếu một người đã chết thì người kia chỉ có thể sửa đổi, bổ sung di chúc liên quan đến phần tài sản của mình.
8. Gửi giữ di chúc 
Để tránh việc thất lạc, hư hỏng di chúc và đảm bảo ý nguyện của người lập di chúc không bị người khác xâm phạm, Điều 665 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định người lập di chúc có thể yêu cầu cơ quan công chứng lưu giữ hoặc gửi người khác giữ bản di chúc.
Trong trường hợp cơ quan công chứng lưu giữ bản di chúc thì phải bảo quản, giữ gìn theo quy định của pháp luật về công chứng.
Cá nhân giữ bản di chúc có các nghĩa vụ sau đây:
– Giữ bí mật nội dung di chúc;
– Giữ gìn, bảo quản bản di chúc; nếu bản di chúc bị thất lạc, hư hại thì phải báo ngay cho người lập di chúc;
– Giao lại bản di chúc cho người thừa kế hoặc người có thẩm quyền công bố di chúc, khi người lập di chúc chết. Việc giao lại bản di chúc phải được lập thành văn bản, có chữ ký của người giao, người nhận và trước sự có mặt của hai người làm chứng.
9. Di chúc bị thất lạc, hư hại
Theo quy định tại Điều 666 Bộ luật Dân sự năm 2005, kể từ thời điểm mở thừa kế, nếu bản di chúc bị thất lạc hoặc bị hư hại đến mức không thể hiện được đầy đủ ý chí của người lập di chúc và cũng không có bằng chứng nào chứng minh được ý nguyện đích thực của người lập di chúc thì coi như không có di chúc và áp dụng các quy định về thừa kế theo pháp luật.
Trong trường hợp di sản chưa chia mà tìm thấy di chúc thì di sản được chia theo di chúc.
10. Hiệu lực pháp luật của di chúc
Hiệu lực pháp luật của di chúc được quy định tại Điều 667 và 668 Bộ luật Dân sự năm 2005 như sau:
– Di chúc có hiệu lực pháp luật từ thời điểm mở thừa kế (là thời điểm người có tài sản chết).
– Di chúc không có hiệu lực pháp luật toàn bộ hoặc một phần trong các trường hợp sau đây:
+ Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc;
+ Cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế.
Trong trường hợp có nhiều người thừa kế theo di chúc mà có người chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, một trong nhiều cơ quan, tổ chức được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế thì chỉ phần di chúc có liên quan đến cá nhân, cơ quan, tổ chức này không có hiệu lực pháp luật.
– Di chúc không có hiệu lực pháp luật, nếu di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế; nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một phần thì phần di chúc về phần di sản còn lại vẫn có hiệu lực.
– Khi di chúc có phần không hợp pháp mà không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại thì chỉ phần đó không có hiệu lực pháp luật.
– Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực pháp luật.
– Di chúc chung của vợ, chồng có hiệu lực từ thời điểm người sau cùng chết hoặc tại thời điểm vợ, chồng cùng chết.
11. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc
Nhằm bảo vệ quyền lợi cũng như bảo đảm cuộc sống của một số người trong một số trường hợp, Điều 669 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó, trừ khi họ là những người từ chối nhận di sản hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản, đó là:
– Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
– Con đã thành niên mà không có khả năng lao động.

Thừa kế theo pháp luật

1. Khái niệm:
Điều 674 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.
2. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật
Thừa kế theo pháp luật quy định tại Điều 675 Bộ luật Dân sự năm 2005, được áp dụng trong những trường hợp sau đây:
– Không có di chúc;
– Di chúc không hợp pháp;
– Những người thừa kế theo di chúc đều chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế;
– Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối quyền nhận di sản.
Ngoài ra, thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:
– Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;
– Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;
– Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối quyền nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn vào thời điểm mở thừa kế.
3. Người thừa kế theo pháp luật
Điều 676 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định những người thừa kế theo pháp luật theo thứ tự như sau:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
– Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
– Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
4. Quan hệ thừa kế giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi
Theo quy định tại Điều 24 Luật Nuôi con nuôi năm 2010, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con. Trên tinh thần đó, Điều 678 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo pháp luật, thừa kế thế vị.
5. Quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế
Điều 38 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định bố dượng, mẹ kế có nghĩa vụ và quyền trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con riêng cùng sống chung với mình như với con đẻ. Và con riêng có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng bố dượng, mẹ kế cùng sống chung với mình như với cha đẻ, mẹ đẻ. Bố dượng, mẹ kế và con riêng của vợ hoặc của chồng không được ngược đãi, hành hạ, xúc phạm nhau.
Tiếp nối quy định trên, Điều 679 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo pháp luật, thừa kế thế vị.
6. Việc thừa kế trong trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung, đang xin ly hôn, đã kết hôn với người khác
Điều 680 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định việc thừa kế của vợ chồng trong trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung, đang xin ly hôn, đã kết hôn với người khác như sau:
– Trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung khi hôn nhân còn tồn tại mà sau đó một người chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản.
– Trường hợp vợ, chồng xin ly hôn mà chưa được hoặc đã được Toà án cho ly hôn bằng bản án hoặc quyết định chưa có hiệu lực pháp luật, nếu một người chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản.
– Người đang là vợ hoặc chồng của một người tại thời điểm người đó chết thì dù sau đó đã kết hôn với người khác vẫn được thừa kế di sản.

Tư vấn pháp luật thừa kế tại tỉnh Bắc Giang:

  • Tư vấn, soạn thảo di chúc;
  • Tư vấn các quy định chung của pháp luật về thừa kế ;
  • Tư vấn thừa kế theo di chúc;
  • Tư vấn thanh toán và phân chia di sản thừa kế
  • Tư vấn các hình thức khởi kiện để bảo vệ quyền lợi;
  • Tư vấn viết đơn khởi kiện và hướng dẫn thủ tục khởi kiện;
  • Cử luật sư đại diện thực hiện khiếu nại, bảo vệ quyền lợi cho khách hàng trước cơ quan có thẩm quyền.
Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tư vấn luật

    Tư vấn luật

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO
    The TitleThe Title