Luật sư bào chữa là luật sư có đủ tác tiêu chuẩn, hành nghề theo quy định của Luật Luật sư và thực hiện các yêu cầu bảo vệ, bào chữa của khách hành ( cá nhân, tổ chức). Theo đó thì Luật sư bào chữa có chức năng đại diện tố tụng, tư vấn pháp luật và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị can, bị cáo trong các gia đoạn của một vụ án hình sự đó là khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án. Luật sư bào chữa sẽ được mời tư vấn pháp lý hoặc mời để đại diện bào chữa để bảo vệ cho bị can, bị cáo trong các giai đoạn cụ thể. Đó chính là luật sư nói chung hay các trường hợp nếu trên dịch vụ pháp lý liên quan đến các vụ án hình sự chuyên sâu hay còn gọi là luật sư bào chữa. Để hiều rõ hơn về luật sư, luật sư bào chữa hãy cùng Công ty luật Việt An tìm hiểu các vấn đề nêu trên.
Luật sư:
Theo quy định tại Điều 2, Luật Luật sư: Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của Luật này, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là khách hàng).
Chức năng của Luật sư cũng được quy định tại Điều 3, Luật Luật sư như sau: Hoạt động nghề nghiệp của luật sư góp phần bảo vệ công lý, các quyền tự do, dân chủ của công dân, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, phát triển kinh tế – xã hội, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
Cũng theo quy định của Luật Luật sư, tại Điều 4 về dịch vụ pháp lý của luật sư: Dịch vụ pháp lý của luật sư bao gồm tham gia tố tụng, tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng và các dịch vụ pháp lý khác.
Luật sư bào chữa
Luật sư bào chữa là luật sư có đủ tác tiêu chuẩn, hành nghề theo quy định của Luật Luật sư và thực hiện các yêu cầu bảo vệ, bào chữa của khách hành ( cá nhân, tổ chức). Theo đó thì Luật sư bào chữa có chức năng đại diện tố tụng, tư vấn pháp luật và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị can, bị cáo trong các gia đoạn của một vụ án hình sự như giai đoạn tiền tố tụng và tố tụng trong năm giai đoạn khác nhau là khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án. Luật sư bào chữa sẽ được mời tư vấn pháp lý hoặc mời để đại diện bào chữa để bảo vệ cho bị can, bị cáo trong các giai đoạn cụ thể. Đó chính là luật sư nói chung hay các trường hợp nếu trên dịch vụ pháp lý liên quan đến các vụ án chuyên sâu hình sự hay còn gọi là luật sư bào chữa.
Bào chữa.
Bào chữa được hiểu là việc dùng lý lẽ, chứng cứ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị can, bị cáo. Bào chữa là quyền hiến định của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự.
Đây cũng là quyền của bị can, bị cáo được đưa ra các chứng cứ, lý lẽ, được đặt câu hỏi, được tranh luận trong giai đoạn điều tra và giai đoạn xét xử.
Bị can, bị cáo có thể tự bào chữa, nhờ người bào chữa, hay nhờ luật sư bào chữa cho mình. Cơ quan điều tra, viện kiểm sát và tòa án có nhiệm vụ bảo đảm cho bị can, bị cáo thực hiện quyền bào chữa của họ.
Quy định về người bào chữa
Theo Điều 72 Bộ luật Tố tụng hình sự 2017 quy định về người bào chữa như sau:
– Người bào chữa là người được người bị buộc tội nhờ bào chữa hoặc cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ định và được cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tiếp nhận việc đăng ký bào chữa.
– Người bào chữa có thể là:
+ Luật sư;
+ Người đại diện của người bị buộc tội;
+ Bào chữa viên nhân dân;
+ Trợ giúp viên pháp lý trong trường hợp người bị buộc tội thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý.
– Bào chữa viên nhân dân là công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên, trung thành với Tổ quốc, có phẩm chất đạo đức tốt, có kiến thức pháp lý, đủ sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao, được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hoặc tổ chức thành viên của Mặt trận cử tham gia bào chữa cho người bị buộc tội là thành viên của tổ chức mình.
– Những người sau đây không được bào chữa:
+ Người đã tiến hành tố tụng vụ án đó; người thân thích của người đã hoặc đang tiến hành tố tụng vụ án đó;
+ Người tham gia vụ án đó với tư cách là người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật;
+ Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, người bị kết án mà chưa được xoá án tích, người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc.
– Một người bào chữa có thể bào chữa cho nhiều người bị buộc tội trong cùng vụ án nếu quyền và lợi ích của họ không đối lập nhau.
– Nhiều người bào chữa có thể bào chữa cho một người bị buộc tội.
Thủ tục đăng ký bào chữa vụ án hình sự
Thủ tục đăng ký bào chữa vụ án hình sự được quy định theo Điều 78 Bộ luật Tố tụng hình sự 2017 như sau:
(1) Trong mọi trường hợp tham gia tố tụng, người bào chữa phải đăng ký bào chữa.
(2) Khi đăng ký bào chữa, người bào chữa phải xuất trình các giấy tờ:
– Luật sư xuất trình Thẻ luật sư kèm theo bản sao có chứng thực và giấy yêu cầu luật sư của người bị buộc tội hoặc của người đại diện, người thân thích của người bị buộc tội;
– Người đại diện của người bị buộc tội xuất trình Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân kèm theo bản sao có chứng thực và giấy tờ có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về mối quan hệ của họ với người bị buộc tội;
– Bào chữa viên nhân dân xuất trình Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân kèm theo bản sao có chứng thực và văn bản cử bào chữa viên nhân dân của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận;
– Trợ giúp viên pháp lý, luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý xuất trình văn bản cử người thực hiện trợ giúp pháp lý của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và Thẻ trợ giúp viên pháp lý hoặc Thẻ luật sư kèm theo bản sao có chứng thực.
(3) Trường hợp chỉ định người bào chữa thì người bào chữa xuất trình các giấy tờ:
– Luật sư xuất trình Thẻ luật sư kèm theo bản sao có chứng thực và văn bản cử luật sư của tổ chức hành nghề luật sư nơi luật sư đó hành nghề hoặc văn bản phân công của Đoàn luật sư đối với luật sư hành nghề là cá nhân;
– Bào chữa viên nhân dân xuất trình Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân kèm theo bản sao có chứng thực và văn bản cử bào chữa viên nhân dân của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận;
– Trợ giúp viên pháp lý, luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý xuất trình Thẻ trợ giúp viên pháp lý hoặc Thẻ luật sư kèm theo bản sao có chứng thực và văn bản cử người thực hiện trợ giúp pháp lý của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước.
(4) Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận đủ giấy tờ quy định tại (2) hoặc (3) mục này, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kiểm tra giấy tờ và thấy không thuộc trường hợp từ chối việc đăng ký bào chữa quy định tại (5) mục này thì thực hiện:
Vào sổ đăng ký bào chữa, gửi ngay văn bản thông báo người bào chữa cho người đăng ký bào chữa, cơ sở giam giữ và lưu giấy tờ liên quan đến việc đăng ký bào chữa vào hồ sơ vụ án;
Nếu xét thấy không đủ điều kiện thì từ chối việc đăng ký bào chữa và phải nêu rõ lý do bằng văn bản.
(5) Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng từ chối việc đăng ký bào chữa khi thuộc một trong các trường hợp:
– Trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 72 Bộ luật Tố tụng hình sự 2017, bao gồm:
+ Người đã tiến hành tố tụng vụ án đó; người thân thích của người đã hoặc đang tiến hành tố tụng vụ án đó;
+ Người tham gia vụ án đó với tư cách là người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật;
+ Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, người bị kết án mà chưa được xoá án tích, người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc.
– Người bị buộc tội thuộc trường hợp chỉ định người bào chữa từ chối người bào chữa.
(6) Văn bản thông báo người bào chữa có giá trị sử dụng trong suốt quá trình tham gia tố tụng, trừ các trường hợp:
– Người bị buộc tội từ chối hoặc đề nghị thay đổi người bào chữa;
– Người đại diện hoặc người thân thích của người bị buộc tội quy định có nhược điểm về thể chất mà không thể tự bào chữa; người có nhược điểm về tâm thần hoặc là người dưới 18 tuổi từ chối hoặc đề nghị thay đổi người bào chữa.
(7) Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hủy bỏ việc đăng ký bào chữa và thông báo cho người bào chữa, cơ sở giam giữ khi thuộc một trong các trường hợp:
– Khi phát hiện người bào chữa thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 72 Bộ luật Tố tụng hình sự 2017.
– Vi phạm pháp luật khi tiến hành bào chữa.
Dịch vụ luật sư bào chữa:
Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến pháp luật nói chung và các vấn đề pháp lý cụ thể liên quan đến vụ án hình sự.
Hỗ trợ và đại diện cho bị can bị cáo thu thập các chứng cứ, vật chứng liên quan đến vụ án hình sự.
Luật sư bào chữa trong giai đoạn khởi tố: Luật sư tham gia hoạt động tố tụng với tư cách là người bào chữa cho người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang hoặc theo quyết định truy nã, người bị tạm giữ, bị can; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi
Luật sư bảo vệ trong giai đoạn điều tra: Luật sư trở thành người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị hại. Luật sư tư vấn và giải thích cho khách hàng hiểu quy trình tố tụng. Hỗ trợ khách hàng soạn thảo các văn bản kiến nghị, khiếu nại kịp thời trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử. Tư vấn, hỗ trợ khách hàng cung cấp, thu thập tài liệu, chứng cứ.
Luật sư tư vấn pháp luật và bảo vệ trong giao đoạn truy tố: Truy tố bị can của vụ án hình sự là rất quan trọng, bởi đây là giai đoạn chuẩn bị, nền móng cho một vụ án hình sự. Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ của mình trong vụ án hình sự, Luật sư cần trực tiếp tham gia vào vụ án càng sớm càng tốt, đặc biệt là ngay từ khi bắt đầu “điều tra, truy tố” vụ án hình sự. Luật sư công ty Luật Viêt An sẽ cung cấp các dịch vụ liên quán đến tư vấn pháp lý vào bảo về các quyền lợn cho khách hàng trong giai đoạn điều tratruy tố bị can vụ án hình sự.
Luật sư đại diện bào chữa trong giai đoạn đưa vụ án xét xử: Trong tố tụng hình sự, quyền bào chữa của người bị buộc tội có mối quan hệ chặt chẽ với người bào chữa, vì người bào chữa có vai trò bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội; góp phần cùng với cơ quan tiến hành tố tụng tìm ra sự thật khách quan của vụ án; khắc phục tình trạng truy tố, kết án oan sai, bỏ lọt tội phạm; đem lại cho nền tư pháp nước nhà sự công bằng, dân chủ; bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Luật sư trong việc bảo vệ quyền lợi trong quá trình thi hành án: Để hoạt động thi hành án hình sự được thực hiện đúng quy định pháp luật, đảm bảo sự nghiêm minh của pháp luật, quyền lợi chính đáng của người chấp hành án, pháp luật quy định quyền giám sát việc thi hành án hình sự. Theo đó, luật sư có vai trò giám sát hoạt động của cơ quan, tổ chức trong thi hành án hình sự và các cơ quan, tổ chức khác liên quan đến hoạt động thi hành án hình sự theo quy định của pháp luật cho bị cán, bị cáo và người bị hại.
Liên hệ người bảo chữa luật sư tư vấn pháp luật Luật sư Đồng Văn Thức: 0961675566.
Luật sư hình sự tại quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh cung cấp dịch vụ liên quan đến các vấn đề thuộc về pháp luật hình sự cũng như các pháp luật khác. Luật sư hình sự chuyên sâu…
Luật sư hình sư tại Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh, Công ty Luật Việt An với đội ngũ luật sư trên toàn quốc tham gia vào nhiều vụ án hình sự và dân sự. Tư vấn và thực…
Danh sách các luật sư hành nghề tư cách cá nhân và tổ chức hành nghề luật sư đang hoạt động trên địa bàn tại Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh được cập nhật đến năm 2023. Hiện các…
Việc thỏa thuận chọn Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam để giải quyết tranh chấp đang là sự lựa chọn của rất nhiều người. Vì thế, cũng có nhiều câu hỏi được đặt ra liên quan đến việc…
Bên cạnh thủ tục tố tụng tại Tòa án là hoạt động tố tụng quen thuộc đối với hầu hết các cá nhân, cơ quan, tổ chức tại Việt Nam; tuy nhiên, ngoài tố tụng tại Tòa án, các bên…
Nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận được ghi nhận tại khoản 2 Điều 3 Bộ luật dân sự 2015, là nguyên tắc quan trọng bao trùm lên toàn bộ quan hệ dân sự. Chính vì nguyên…
Vì các tranh chấp thương mại ngày càng đa dạng, phức tạp, nhiều vụ mang tính chất chuyên môn sâu nên cả nguyên đơn và bị đơn đều có những lý lẽ và lập luận để bảo vệ cho quyền…
Để xác định tư cách tham gia tố tụng của đương sự, trong một vụ án dân sự để xác định rõ vai trò và tư cách của đương sự thì luật sư phải căn cứ các quy định của…
QUỐC HỘI ——– CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————— Luật số: 92/2015/QH13 Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2015 Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội…
Chứng cứ là gì? Chứng cứ được quy định như thế nào trong pháp luật tố tụng hành chính. Theo quy định tại Điều 80 – Luật tố tụng hành chính 2015 “ “Điều 80. Chứng cứ Chứng cứ trong…