Dấu hiệu yêu cầu đăng ký nhãn hiệu bị coi là tương tự gây nhầm lẫn

Dấu hiệu đó gần giống với đối chứng về cấu trúc, cách phát âm, ý nghĩa, hoặc hình thức thế hiện đến mức làm cho người tiêu dùng tưởng lầm rằng hai đối tượng đó là một hoặc đối tượng này là biến thể của đối tượng kia hoặc hai đối tượng đó có cùng một nguồn gốc

a.Tương tự về cấu trúc: Nếu trong cấu trúc của dấu hiệu có chứa toàn bộ hoặc phần chủ yếu của đối chứng và toàn bộ hoặc phần chủ yếu của đối chứng bị chứa trong cấu trúc đó lại tạo thành phần chủ yếu của dấu hiệu.

– Thường trong các dấu hiệu đa âm, hoặc các dấu hiệu tương đối dài thì các phần khác nhau trong đó không phải đều có giá trị ngang nhau. Phần chủ yếu là phần có tính phân biệt cao, phần thứ yếu là phần có tính phân biệt thấp. Sự trùng lặp các phần chủ yếu thường dẫn tới sự tương tự của dấu hiệu do phần chủ yếu thường có tính độc đáo.

Ví dụ: CHANEL MODE và CHANEL FASHION

-Các phần chủ yếu có thể được dùng làm phần chủ yếu để tạo nên một chuỗi nhãn hiệu của một chủ cũng có thể tương tự nếu phần chủ yếu giống với phần chủ yếu của một chuỗi khiến người tiêu dùng nhẫm lẫn là dấu hiệu cùng nằm trong chuỗi nhãn hiệu.

– Một dấu hiệu này nằm trong dấu hiệu kia, và nếu dấu hiệu đầu tạo thành phần chủ yếu của dấu hiệu sau thì khả năng tương tự giữa 2 dấu hiệu là rất lớn.

Ví dụ: XEROX và XEROX MATE

Nếu dấu hiệu đầu là phần thứ yếu và nằm trong dấu hiệu thứ hai thì khả năng tương tự khó xảy ra

Ví dụ : CLUB và AMERICAN CLUB

-Trường hợp các dấu hiệu chữ là tên người:

+ Tên người Âu – Mỹ: Tên người ÂU – MỸ thường có tên gọi (first name)và họ(family name), trong đó tên gọi tương đối ít, còn tên họ thì đa dạng hơn. Do đó, nếu trùng về tên họ thì thường gây ra sự tương tự.

Ví dụ: WINDERMAN và Peter WINDERMAN

Còn nếu trùng về tên gọi thì thường ít gây ra tương tự nhau.

Ví dụ: Peter WINDERMAN và Peter

+ Tên người Việt: Tên người Việt có đặc điểm ngược lại là tên họ thường giới hạn trong một số lượng ít còn tên gọi thì rất đa dạng. Do đó, nếu chỉ trùng về tên họ thì nhãn hiệu ít khả năng tương tự

Ví dụ: Nguyễn Thanh Tâm và Nguyễn Thành

Còn nếu trùng về tên (kể cả tên đệm) thì thường gây nhầm lẫn

Ví dụ: Phan Thanh Tòng và Thanh Tòng

Nếu họ tên chỉ gồm 2 chữ mà một chữ khác nhau thì vẫn có khả năng phân biệt

Ví dụ: Lê Lan và Lý Lan

-Dấu hiệu có cách viết khác nhau, nhưng do cách phát âm theo một trong những ngôn ngữ phổ biển ở Việt Nam giống nhau thì vẫn có thể xảy ra sự tương tự

Ví dụ: SUNSEAT và SUNSIT

-Hai dấu hiệu tiếng Việt tuy khác nhau về dấu nhưng trùng về mặt kí tự thì vẫn bị coi là tương tự

Ví dụ: SAO VàNG và Sáo VàNG

-Hai dấu hiệu có cách viết khác nhau, nhưng do cách đọc giống nhau của dân cư ở một số vùng rộng lớn ở Việt Nam thì vẫn bị coi là tương tự

Ví dụ: Thành Liêm và THàNH LIM

-Hai dấu hiệu có nội dung trình bày giống nhau, hoặc có các thành phần chủ yếu giống nhau thì chúng tương tự với nhau (kể cả hai chiều và hình khối)

  1. Tương tự về nghĩa: Phần chủ yếu của dấu hiệu và đối chứng có cùng nội dung, diễn đạt cùng một đối tượng (sự vật, hiện tượng, khái niệm,…)

– Trường hợp 2 dấu hiệu có cách viết khác nhau nhưng có cùng nghĩa tiếng Việt, hoặc một ngoại ngữ thông dụng tại Việt Nam như Anh, Pháp, Nga, Hán thì vẫn bị coi là tương tự.

Ví dụ: White Flowers – Fleurs Blanches

+ Trường hợp hai dấu hiệu có cách viết khác nhau nhưng về nghĩa chúng giống nhau hoặc đối lập nhau thì vẫn có thể tương tự gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng.

Ví dụ: MINI –SHIP và MINI BOAT

-Trường hợp hai dấu hiệu có nhiều kí tự trùng nhau, nhưng nếu chúng có hai nghĩa rõ ràng có thể phân biệt được với nhau thì hai dấu hiệu đó vẫn có khả năng phân biệt

Ví dụ: THREE và TREE

-Hai dấu hiệu có thể khác nhau về mặt ý nghĩa cú hình (hình hổ và hình sư tử) nhưng chúng được trình bày độc đáo ở chỗ chân đều xỏ giày và đầu đội mũ, thì khả năng tương tự là rất cao.

-Hai dấu hiệu hình giống nhau về mặt ý nghĩa (như cùng hình con voi, hình tàu, hình đầu bếp,…) nhưng được trình bày phong cách độc đáo khác nhau thì vẫn có khả năng phân biệt. Lưu ý: Điều này không áp dụng trong trường hợp một đối chứng hình đã nổi tiếng, khi đó mọi hình thức làm liên tưởng đến ý nghĩa của đối chứng thường gây nhầm lẫn nên bị coi là tương tự.

– Một dấu hiệu chữ có thể tương tự một dấu hiệu hình (hoặc ngườc lại) nếu chúng giống nhau về ý nghĩa cụ thể

Ví dụ: MặT Trời hoặc SUN với hình mặt trời

-Tuy nhiên, trường hợp hai dấu hiệu giống nhau về ý nghĩa chung nhưng về ý nghĩa cụ thể chúng lại khác biệt nhau thì vẫn có khả năng phân biệt

Ví dụ: Con chim và hình con chim bồ câu

Hai dấu hiệu hình cùng thể hiện một ý nghĩa cụ thể như nhau và có cách thể hiện tương tự nhưng so với số lượng khác nhau thì bị coi là tương tự gây nhầm lẫn

Ví dụ: Hình một con đại bang và hình nhiều con đại bang

  1. Tương tự về hình thức: Toàn bộ hoặc phần chủ yếu của dấu hiệu và toàn bộ hoặc phần chủ yếu của đối chứng được trình bày theo cùng một phong cách, trong đó màu sắc của dấu hiệu/đối chứng được coi là một yếu tố của phong cách trình bày.

d.“Phần chủ yếu của dấu hiệu/đối chứng” được hiểu là một hoặc một số yếu tố kết hợp với nhau, tạo thành một bộ phận của dấu hiệu/đối chứng, có ảnh hưởng lớn nhất đến khả năng cảm nhận của người tiêu dùng, có tác dụng gây ấn tượng cho người tiêu dùng khi tiếp xúc với hàng hoá, dịch vụ. Dấu hiệu/đối chứng có thể bao gồm hai hoặc một số phần chủ yếu;

  1. Dấu hiệu tương tự gây nhầm lẫn với đối chứng nếu là bản phiên âm hoặc dịch nghĩa từ đối chứng;
  2. Việc đánh giá tính tương tự của dấu hiệu được xem xét trên tất cả các phương diện: âm tiết, ngữ nghĩa, kết cấu của từ, cách thể hiện hình hoạ, cũng như ấn tượng thương mại (ấn tượng đối với người tiêu dùng trong quá trình thương mại); Dấu hiệu chỉ cần tương tự với đối chứng, dù chỉ trên một phương diện cũng có thể đủ để gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng.

– Hai dấu hiệu tương tự nhau khi chúng chứa phần hình và phần chữ tương ứng tương tự nhau, hoặc chúng tạo thành một tổng thể tương tự với nhau;

– Hai dấu hiệu chứa phần hình hoặc phần chữ ít nhiều tương tự nhau, phần còn lại có khả năng phân biệt cao, thì về tổng thể, hai dấu hiệu có khả năng phân biệt với nhau;

–  Tuy nhiên, cần lưu ý:

Trong một dấu hiệu kết hợp thì phần từ ngữ thường đóng vai trò quan trọng hơn phần hình về khả năng phân biệt; phần chữ có ưu thế hơn phần hình ở chỗ ngoài khả năng nhìn thấy nó còn có thể giúp người tiêu dùng nghe được qua truyền khẩu hoặc qua các phương tiện thông tin bằng âm thanh.

-So sánh một dấu hiệu cần thẩm định với một đối chứng khác

Khi thẩm định một dấu hiệu, phải tiến hành xem xét khả năng trùng lặp và tương tự của nó với tất cả các đối chứng, cụ thể:

*Dấu hiệu chữ – với:

– Các dấu hiệu chữ (về kết cấu từ, về phát âm, về nghĩa, về trình bày mỹ thuật);

– Các dấu hiệu hình (về trình bày mỹ thuật, về ý nghĩa);

– Các dấu hiệu kết hợp (về kết cấu từ, về phát âm, về nghĩa/ý nghĩa, về trình bày mỹ thuật).

*Dấu hiệu hình – với:

– Các dấu hiệu hình;

– Các dấu hiệu chữ (về trình bày mỹ thuật, về nghĩa);

– Các dấu hiệu kết hợp (về trình bày mỹ thuật, về nghĩa/ý nghĩa).

*Dấu hiệu kết hợp – với:

– Các dấu hiệu chữ (về kết cấu từ, về phát âm, về nghĩa, về trình bày mỹ thuật);

– Các dấu hiệu hình (về trình bày mỹ thuật, về nghĩa);

– Các dấu hiệu kết hợp (về kết cấu từ, về phát âm, về nghĩa/ý nghĩa, về trình bày mỹ thuật).

-Trường hợp một dấu hiệu tương tự với một nhãn hiệu nổi tiếng

Nhãn hiệu nổi tiếng thường có tính phân biệt cao và phạm vi gây ấn tượng rộng và mạnh hơn một nhãn hiệu thông thường, do đó cần lưu ý:

+Khi đánh giá tính tương tự của một dấu hiệu với một nhãn hiệu nổi tiếng cần xem xét khắt khe hơn đối với một đối chứng thông thường, vì sự tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng thường gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng;

+Nếu một dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng thì có thể không được bảo hộ cho cả sản phẩm/dịch vụ không tương tự với sản phẩm, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng.

-Một dấu hiệu chứa phần hình hoặc phần chữ tương tự gây nhầm lẫn với một dấu hiệu hình hay một dấu hiệu chữ đang được bảo hộ hoặc dấu hiệu có ngày nộp đơn/ngày ưu tiên sớm hơn thì dấu hiệu chỉ được coi là có khả năng phân biệt sau khi loại bỏ phần tương tự gây nhầm lẫn đó.

  1. Phần chủ yếu của dấu hiệu và đối chứng tương tự nhau thỡ dấu hiệu và đối chứng tương tự gõy nhầm lẫn. Phần thứ yếu, mầu sắc thể hiện cú thể làm gia tăng hoặc giảm thiểu tính tương tự.

Quý khách hàng vui lòng liên hệ công ty luật Việt An để được tư vấn các vấn đề liên quan đến dấu hiệu tương tự khi đăng ký nhãn hiệu!

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tư vấn đăng ký nhãn hiệu

    Tư vấn đăng ký nhãn hiệu

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO