Thay đổi đăng ký kết hôn với người nước ngoài

Kết hôn là một trong những quyền cơ bản của con người. Và, đăng ký kết hôn là thủ tục mà nam, nữ bắt buộc phải thực hiện để xác lập quan hệ hôn nhân. Vậy, việc thay đổi đăng ký kết hôn nói chung và thay đổi đăng ký kết hôn với người nước ngoài nói riêng có thể thực hiện được hay không? Luật Việt An sẽ tư vấn về thủ tục pháp lý này trong bài viết dưới đây.

Ý nghĩa của đăng ký kết hôn

Đăng ký kết hôn là gì?

Đăng ký kết hôn là thủ tục hành chính mà hai bên nam, nữ phải thực hiện để xác lập quan hệ hôn nhân giữa họ. Kết quả của thủ tục đăng ký kết hôn là Giấy chứng nhận kết hôn.

Theo quy định tại khoản 7 Điều 4 Luật Hộ tịch 2014, Giấy chứng nhận kết hôn được giải thích là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho hai bên nam, nữ khi đăng ký kết hôn; nội dung Giấy chứng nhận kết hôn bao gồm các thông tin cơ bản của hai bên, bao gồm:

  • Họ, chữ đệm và tên; ngày, tháng, năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú; thông tin về giấy tờ chứng minh nhân thân của hai bên nam, nữ;
  • Ngày, tháng, năm đăng ký kết hôn;
  • Chữ ký hoặc điểm chỉ của hai bên nam, nữ và xác nhận của cơ quan đăng ký hộ tịch.

Ý nghĩa của đăng ký kết hôn

Từ năm 2000, đăng ký kết hôn được coi là cơ sở pháp lý cho việc kết hôn hợp pháp tại Việt Nam. Hiện nay, theo Điều 9 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định rằng: “Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch”. Do vậy, về mặt pháp lý, việc kết hôn không được đăng ký theo quy định trên thì không có giá trị pháp lý.

Không chỉ vậy, vợ chồng đã ly hôn muốn xác lập lại quan hệ vợ chồng cũng phải đăng ký kết hôn.

Có thể thấy, việc đăng ký kết hôn có ý nghĩa quan trọng trong việc xác lập quan hệ vợ chồng giữa hai bên nam, nữ. Hay nói cách khác, hai bên nam, nữ chỉ phát sinh nghĩa vụ vợ, chồng đối với nhau khi đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền.

Thay đổi đăng ký kết hôn với người nước ngoài

Thay đổi đăng ký kết hôn với người nước ngoài

Hiện nay, pháp luật Việt Nam không có quy định cụ thể về việc thay đổi đăng ký kết hôn nói chung và thay đổi đăng ký kết hôn với người nước ngoài nói riêng. Tuy nhiên, căn cứ các quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình 2014 và Luật Hộ tịch 2014, có thể thể xác định các trường hợp thay đổi đăng ký kết hôn bao gồm:

Thay đổi, đính chính thông tin trên Giấy chứng nhận kết hôn do có sai sót

Như trên đã phân tích, Giấy chứng nhận kết hôn sẽ thể hiện những thông tin cơ bản của vợ và chồng. Tuy nhiên, trên thực tế, có rất nhiều trường hợp có sự sai sót những thông tin (thường là họ, chữ đệm, tên hoặc năm sinh) trên Giấy chứng nhận kết hôn vì nhiều lý do khác nhau, nhất là đối với trường hợp đăng ký kết hôn với người nước ngoài vì thủ tục thực hiện tương đối phức tạp.

Trong trường hợp này, để thống nhất thông tin của cá nhân của Giấy chứng nhận kết hôn và các giấy tờ khác cũng như đảm bảo sự hiệu quả trong công tác quản lý hộ tịch, cá nhân cần thực hiện thủ tục cải chính hộ tịch.

Tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định về việc cải chính thông tin hộ tịch như sau:

“2. Cải chính hộ tịch theo quy định của Luật Hộ tịch là việc chỉnh sửa thông tin cá nhân trong Sổ hộ tịch hoặc trong bản chính giấy tờ hộ tịch và chỉ được thực hiện khi có đủ căn cứ để xác định có sai sót do lỗi của công chức làm công tác hộ tịch hoặc của người yêu cầu đăng ký hộ tịch.”

Như vậy, theo quy định hiện hành, việc thay đổi, đính chính thông tin trên Giấy chứng nhận kết hôn chỉ được thực hiện trong 02 trường hợp sau:

  • Có sai sót do lỗi của công chức làm công tác hộ tịch. Ví dụ: Ghi sai tên, ghi sai năm sinh, nơi cư trú, …;
  • Có sai sót của vợ, chồng khi đăng ký kết hôn. Ví dụ như: Khai sai tên, thiếu chữ đệm, khai sai năm sinh, …

Huỷ đăng ký kết hôn, huỷ Giấy chứng nhận kết hôn

Việc huỷ đăng ký hết hôn được thực hiện trong 03 trường hợp là: Huỷ việc đăng ký kết hôn trái pháp luật, huỷ Giấy chứng nhận kết hôn do đăng ký không đúng thẩm quyền và ly hôn. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, huỷ việc đăng ký kết hôn trái pháp luật

Theo quy định tại Điều 10 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, đăng ký kết hôn trái pháp luật là việc một hoặc cả hai bên nam, nữ bị cưỡng ép kết hôn, bị lừa dối kết hôn. Điều này là vi phạm điều kiện “Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định” khi đăng ký kết hôn được quy định tại khoản 1 Điều 8 Luật này.

Đối với trường hợp này, một trong những chủ thể sau đây có quyền yêu cầu Toà án huỷ việc đăng ký kết hôn trái pháp luật:

  • Vợ, chồng của người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác; cha, mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật khác của người kết hôn trái pháp luật;
  • Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
  • Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
  • Hội liên hiệp phụ nữ.

Sau khi thụ lý yêu cầu, Toà án sẽ xem xét và huỷ việc đăng ký kết hôn của nam, nữ và thu hồi Giấy chứng nhận kết hôn nếu có đủ căn cứ để xác định việc kết hôn của nam, nữ là trái pháp luật như Điều 10 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 nêu trên. Khi đó, hai bên nam nữ sẽ chấm dứt quan hệ vợ chồng.

Tuy nhiên, căn cứ khoản 2 Điều 11 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, trong trường hợp tại thời điểm Tòa án giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật mà cả hai bên kết hôn đã có đủ các điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật này và hai bên yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân thì Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân đó. Trong trường hợp này, quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm các bên đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này.

Thứ hai, huỷ Giấy chứng nhận kết hôn do đăng ký không đúng thẩm quyền

Căn cứ tại Điều 37 Luật Hộ tịch 2014, việc đăng ký kết hôn với người nước ngoài được thực hiện tại Uỷ ban nhân dân cấp huyện. Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp trên thực tế vì nhầm lẫn dẫn đến tình trạng “vượt quyền”, “trái thẩm quyền” của các cơ quan Nhà nước trong việc giải quyết đăng ký kết hôn.

Trong trường hợp này, theo quy định tại Điều 13 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi, hủy bỏ Giấy chứng nhận kết hôn theo quy định của pháp luật về hộ tịch và yêu cầu hai bên thực hiện lại việc đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nếu có yêu cầu. Trong trường hợp này, quan hệ hôn nhân được xác lập từ ngày đăng ký kết hôn trước.

Thứ ba, hủy giấy chứng đăng ký kết hôn khi ly hôn

Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Khi giải quyết ly hôn theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc các chủ thể khác theo quy định, Toà án sẽ thu hồi Giấy chứng nhận kết hôn bản gốc và quan hệ vợ, chồng giữa hai bên nam, nữ chính thức bị chấm dứt khi quyết định, bản án của Toà án có hiệu lực pháp luật.

Qua bài viết trên, Luật Việt An đã phân tích 03 trường hợp thay đổi đăng ký kết hôn với người nước ngoài. Nếu Quý khách hàng có vướng mắc hoặc có nhu cầu hỗ trợ tư vấn trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, vui lòng liên hệ tới Luật Việt An để được hỗ trợ kịp thời.

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tin tức

    Tin tức

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO
    The TitleThe Title