Hiện nay, nhiều công ty nước ngoài đã được thành lập tại Việt Nam. Bên cạnh các công ty trong lĩnh vực chứng khoán, xây dựng, bảo hiểm, ngân hàng thì các công ty luật nước ngoài thành lập tại Việt Nam ngày càng nhiều. Sau đây, Luật Việt An sẽ giúp khách hàng hiểu rõ về thành lập công ty luật nước ngoài tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.
Căn cứ pháp lý
Luật Đầu tư năm 2020;
Luật Luật sư 2006, được sửa đổi bổ sung năm 2012, năm 2015;
Luật Doanh nghiệp năm 2020;
Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;
Nghị định 123/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Luật sư, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 137/2018/NĐ-CP.
Thông tư số 220/2016/TT-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý phí, lệ phí trong lĩnh vực hoạt động luật sư.
Công ty luật nước ngoài tại Việt Nam
Hình thức tổ chức hành nghề luật
Công ty luật nước ngoài là một trong những hình thức hành nghề của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam theo Điều 69 Luật Luật sư. Theo đó, công ty luật nước ngoài có thể được thành lập dưới các hình thức sau:
Công ty luật trách nhiệm hữu hạn 100% vốn nước ngoài: là tổ chức hành nghề luật sư do một hoặc nhiều tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài thành lập tại Việt Nam.
Công ty luật trách nhiệm hữu hạn dưới hình thức liên doanh: là tổ chức hành nghề luật sư liên doanh giữa tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài và tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam.
Công ty luật hợp danh: là tổ chức hành nghề luật sư hợp danh giữa tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài và công ty luật hợp danh Việt Nam.
Lưu ý, giám đốc công ty luật nước ngoài là luật sư nước ngoài hoặc luật sư Việt Nam.
Phạm vi hành nghề
Công ty luật nước ngoài hành nghề tại Việt Nam được thực hiện tư vấn pháp luật và các dịch vụ pháp lý khác.
Không được cử luật sư nước ngoài và luật sư Việt Nam trong tổ chức hành nghề của mình tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trước Tòa án Việt Nam hoặc thực hiện các dịch vụ về giấy tờ pháp lý và công chứng liên quan tới pháp luật Việt Nam.
Được cử luật sư Việt Nam trong tổ chức hành nghề của mình tư vấn pháp luật Việt Nam.
Để được hoạt động hợp pháp, công ty luật nước ngoài cần tiến hành thủ tục xin Giấy phép thành lập công ty luật nước luật ngoài theo quy định của Luật Luật sư.
Thủ tục này được quy định tại Mục 3 Chương III của Luật Luật sư và được hướng dẫn tại Nghị định 123/2013/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 137/2018/NĐ-CP. Cụ thể:
Thành phần hồ sơ
Theo Điều 78 Luật Luật sư, hồ sơ đề nghị thành lập công ty luật nước ngoài gồm có:
Đơn đề nghị thành lập công ty luật nước ngoài;
Bản sao giấy tờ chứng minh việc thành lập hợp pháp của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp; bản sao Giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam đối với hình thức liên doanh;
Bản giới thiệu về hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài; bản giới thiệu về hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam đối với hình thức liên doanh;
Danh sách luật sư nước ngoài dự kiến làm việc tại công ty; danh sách luật sư Việt Nam dự kiến làm việc tại công ty kèm theo bản sao Thẻ luật sư;
Dự thảo Điều lệ công ty luật nước ngoài; hợp đồng liên doanh đối với hình thức liên doanh.
Giấy ủy quyền cho tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục.
Lưu ý về thành phần hồ sơ
Đơn đề nghị thành lập công ty luật nước ngoài được làm bằng tiếng Việt. Các giấy tờ kèm theo đơn đề nghị nếu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt và bản dịch phải được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Theo Điều 28 Nghị định 123/2013/NĐ-CP, đơn đề nghị thành lập công ty luật nước ngoài có các nội dung chủ yếu sau đây:
Tên gọi, quốc tịch, địa chỉ trụ sở chính của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài; tên gọi, địa chỉ trụ sở chính của tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam đối với công ty luật trách nhiệm hữu hạn dưới hình thức liên doanh và công ty luật hợp danh giữa tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài và công ty luật hợp danh Việt Nam;
Tên gọi của công ty luật nước ngoài;
Lĩnh vực hành nghề của công ty luật nước ngoài;
Thời hạn hoạt động của công ty luật nước ngoài;
Nơi đặt trụ sở của công ty luật nước ngoài;
Họ, tên của luật sư được cử làm Giám đốc công ty luật nước ngoài kèm theo giấy tờ chứng minh luật sư được tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài cử làm Giám đốc của công ty luật nước ngoài đã có ít nhất 02 năm liên tục hành nghề luật sư;
Cam kết của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài về việc có ít nhất 02 luật sư nước ngoài;
Dự kiến kế hoạch hoạt động của công ty luật nước ngoài.
Thẩm quyền cấp Giấy phép
Bộ Tư pháp là cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép thành lập công ty luật nước ngoài.
Thông tin của Bộ Tư pháp:
Địa chỉ: 60 Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội.
Điện thoại: 04.62739718 – Fax: 04.62739359
Trình tự thực hiện
Bước 1: Nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép.
Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài nộp 01 bộ hồ sơ thành lập công ty luật nước ngoài gửi Bộ Tư pháp.
Cách thức thực hiện: Hồ sơ được gửi trực tiếp hoặc thông qua hệ thống bưu chính đến Bộ Tư pháp.
Bước 2: Bộ Tư pháp tiếp nhận và giải quyết hồ sơ.
Trong thời hạn sáu mươi (60) ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ và lệ phí, Bộ Tư pháp xem xét cấp Giấy phép thành lập công ty luật nước .
Trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản.
Bước 3: Cấp Giấp phép thành lập
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính là Giấy phép thành lập công ty luật nước ngoài.
Giấy phép thành lập công ty luật nước ngoài có hiệu lực kể từ ngày ký.
Đăng ký hoạt động của công ty luật nước ngoài
Theo Điều 79 Luật Luật sư, sau khi được cấp Giấy phép thành lập, công ty luật nước ngoài phải đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi đặt trụ sở để được cấp Giấy đăng ký hoạt động.
Thành phần hồ sơ
Hồ sơ đăng ký hoạt động gồm có:
Bản sao Giấy phép thành lập công ty luật nước ngoài;
Giấy tờ chứng minh về trụ sở.
Trình tự thực hiện
Trong thời hạn sáu mươi ngày, kể từ ngày được cấp Giấy phép thành lập, công ty luật nước ngoài phải nộp hồ sơ đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi đặt trụ sở.
Trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Tư pháp cấp Giấy đăng ký hoạt động cho công ty luật nước ngoài.
Công ty luật nước ngoài được hoạt động kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động.
Một số lưu ý
Trong trường hợp công ty luật nước ngoài có dự định thay đổi một trong các nội dung của Giấy phép thành lập thì phải làm đơn gửi Bộ Tư pháp và chỉ được thay đổi khi có sự chấp thuận của Bộ Tư pháp.
Về lệ phí (theo Thông tư số 220/2016/TT-BTC):
Phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam: 20.000.000 đồng/ hồ sơ.
Thẩm định điều kiện hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam: 2.000.000 đồng/ hồ sơ.
Một số công ty luật nước ngoài nổi tiếng tại Việt Nam
Công Ty Luật Mayer Brown JSM.
Công Ty Luật Allen & Overy Legal (Vietnam) LLC.
Công Ty Luật Baker McKenzie Việt Nam.
Công Ty Luật Frasers.
Công Ty Luật Audier & Partners.
Dịch vụ thành lập công ty luật nước ngoài tại Việt Nam của Luật Việt An
Tư vấn pháp luật về điều kiện, hồ sơ, thủ tục, Giấy phép thành lập công ty luật nước ngoài tại Việt Nam;
Soạn thảo văn bản, hồ sơ, Giấy tờ cho khách hàng theo yêu cầu;
Đại diện cho khách hàng, tiến hành các thủ tục tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền và trả lời phúc đáp;
Tư vấn pháp lý thường xuyên cho công ty sau khi được thành lập và hoạt động.
Qúy khách hàng có thắc mắc liên quan hoặc có nhu cầu hỗ trợ pháp lý về thành lậpcông ty luật nước ngoài tại Việt Nam cũng như thành lập công ty khác, vui lòng liên hệ Luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất.
Bài viết được cập nhật đến tháng 4/2024, bất kỳ sự thay đổi về pháp luật nào chưa được cập nhật, vui lòng liên hệ đến Luật Việt An để được hỗ trợ.