Đồ uống vốn dĩ là một sản phẩm thiết yếu với con người, có thể thấy rất rõ rằng, những năm gần đây, ngành bia- rượu- nước giải khát Việt Nam phát triển cả về số lượng, quy mô đầu tư và chất lượng sản phẩm, các cơ sở sản xuất đồ uống không ngừng gia tăng đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong nước và từng bước xuất khẩu, đưa thương hiệu Việt Nam ra thị trường thế giới. Sau đây là những chia sẻ của Luật Việt An về quy trình thành lập công ty sản xuất đồ uống khi thương nhân muốn kinh doanh trong ngành này.
Danh sách thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên, cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần;
Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực:
Đối với cá nhân: Chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực đối với cá nhân;
Đối với tổ chức: Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với tổ và kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân, quyết định uỷ quyền của Người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức;
Quyết định góp vốn đối với thành viên công ty, cổ đông công ty là tổ chức;
Tài liệu khác trong các trường hợp đặc biệt (Luật Việt An sẽ tư vấn để Quý khách hàng chuẩn bị theo quy định của pháp luật);
Hợp đồng cung cấp dịch vụ pháp lý (Hợp đồng ủy quyền) để ủy quyền cho Công ty Luật Việt An thực hiện dịch vụ thành lập doanh nghiệp.
Cơ quan giải quyết: Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính
Thời hạn giải quyết: 06-08 ngày làm việc
Một số mã ngành nghề lĩnh vực sản xuất đồ uống doanh nghiệp có thể lựa chọn
STT
Tên ngành
Mã ngành
1.
Chưng, tinh cất và pha chế các loại rượu mạnh
1101
2.
Sản xuất rượu vang
1102
3.
Sản xuất bia và mạch nha ủ men bia
1103
4.
Sản xuất đồ uống không cồn, nước khoáng
1104
Bước 2: Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
Bước 3: Khắc dấu và nộp hồ sơ thông báo sử dụng mẫu con dấu của doanh nghiệp
Bước 4: Thủ tục cần làm sau thành lập công ty sản xuất đồ uống
Treo biển tại trụ sở công ty
Thông báo áp dụng phương pháp tính thuế: mẫu 06
Mở tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp và thông báo với Sở kế hoạch và đầu tư
Đăng ký chữ ký số điện tử thực hiện nộp thuế điện tử
Kê khai và nộp thuế môn bài
In và đặt in hóa đơn
Góp vốn đầy đủ đúng hạn trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày cấp đăng ký kinh doanh.
Bước 5: Thực hiện xin giấy phép con với ngành nghề sản xuất rượu
Điều kiện đối với sản xuất rượu
Điều kiện để cấp Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp
Doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh ngành nghề sản xuất rượu.
Sản xuất rượu công nghiệp phải phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Bia – Rượu – Nước giải khát được phê duyệt.
Có dây chuyền máy móc, thiết bị, quy trình công nghệ sản xuất rượu. Toàn bộ máy móc thiết bị để sản xuất rượu phải có nguồn gốc hợp pháp.
Đảm bảo các điều kiện theo quy định về an toàn, vệ sinh lao động, phòng, chống cháy nổ và bảo vệ môi trường.
Có quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp nhãn hàng hóa sản phẩm rượu tại Việt Nam.
Có cán bộ kỹ thuật có trình độ, chuyên môn phù hợp với ngành, nghề sản xuất rượu.
Người tham gia trực tiếp sản xuất rượu phải đảm bảo sức khoẻ, không mắc bệnh truyền nhiễm.
Điều kiện cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh.
Có đăng ký kinh doanh ngành, nghề sản xuất rượu thủ công;
Đảm bảo các điều kiện về bảo vệ môi trường, chất lượng, an toàn thực phẩm, nhãn hàng hóa sản phẩm rượu theo quy định của pháp luật hiện hành.
Tổ chức, cá nhân sản xuất rượu thủ công là thành viên thuộc làng nghề sản xuất rượu thủ công không phải xin cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh. Tổ chức, cá nhân đại diện làng nghề phải xin cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công cho làng nghề và chịu trách nhiệm về các điều kiện sản xuất rượu áp dụng chung cho các thành viên thuộc làng nghề.
Điều kiện đối với sản xuất rượu thủ công để bán cho các doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại
Phải đăng ký hoạt động này với Ủy ban nhân dân xã, phường nơi tổ chức, cá nhân sản xuất rượu thủ công để bán cho các doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại và đề nghị cơ quan này xác nhận việc sản xuất rượu thủ công để bán cho các doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu.
Chịu trách nhiệm thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất rượu của mình
Chỉ được bán rượu do mình sản xuất ra cho doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu. Trong trường hợp không bán cho doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu thì phải xin cấp Giấy phép sản xuất rượu theo quy định tại Điều 11 của Nghị định số 94/2012/NĐ-CP.
Thành phần hồ sơ bao gồm:
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp gồm:
Đơn đề nghị cấp Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp
Bản sao Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận mã số thuế.
Bản sao Giấy tiếp nhận công bố hợp quy, Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Bản liệt kê tên hàng hóa sản phẩm rượu kèm theo bản sao nhãn hàng hóa sản phẩm rượu mà doanh nghiệp dự kiến sản xuất.
Bản sao Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường do cơ quan có thẩm quyền cấp.
Thẩm quyền cấp:
Bộ Công Thương đối với những dự án đầu tư sản xuất rượu có quy mô từ 03 triệu lít/năm trở lên.
Sở Công Thương đối với những dự án đầu tư sản xuất rượu tại địa phương có quy mô dưới 03 triệu lít/năm.
Thời hạn của giấy phép: 15 năm
Với cơ sở sản xuất những loại đồ uống còn lại cần xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Giấy phép do Bộ công thương hoặc Sở công thương cấp tùy theo quy mô và tính chất hoạt động của doanh nghiệp. Một số trường hợp khác thì sẽ phải nộp hồ sơ tại Cục hoặc Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm. Giấy phép có hiệu lực 03 năm. Công ty Luật Việt An sẽ tư vấn chi tiết hơn khi Quý Khách hàng cung cấp thông tin cụ thể.