Thông tư số 23/2023/TT-BKHCN quy định chi tiết một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ

Ngày 30/11/2023, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Thông tư số 23/2023/TT-BKHCN quy định chi tiết một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ và biện pháp thi hành Nghị định số 65/2023/NĐ-CP ngày 23/08/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ liên quan đến thủ tục xác lập quyền sở hữu công nghiệp và bảo đảm thông tin sở hữu công nghiệp.

Toàn văn Thông tư số 23/2023/TT-BKHCN quy định chi tiết một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ

Tải về

Những thông tin cơ bản của Thông tư số 23/2023/TT-BKHCN

Số hiệu: 23/2023/TT-BKHCN

Ngày ban hành: 30/11/2023

Thời gian bắt đầu hiệu lực: 30/11/2023

Loại văn bản: Thông tư

Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ

Người ký: Thứ trưởng Bùi Thế Duy

Những thông tin đáng lưu ý của Thông tư số 23/2023/TT-BKHCN

Thông tư 23/2023/TT-BKHCN đã thay thế các nội dung quy định tại Thông tư 01/2007/TT-BKHCN (được sửa đổi bổ sung tại từng thời điểm) để đáp ứng các yêu cầu mới được cập nhật tại Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2022 đồng thời với Nghị định hướng dẫn số 65/2023/NĐ-CP. Các quy định trong Thông tư là cơ sở thi hành trực tiếp đối với các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo hộ sở hữu công nghiệp. Một số nội dung mới quan trọng cần lưu ý của Thông tư 23/2023/TT-BKHCN so với Thông tư cũ số 01/2007/TT-BKHCN được thể hiện ở các điểm sau đây:

Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của thông tư

Thông tư số 23/2023/TT-BKHCN quy định chi tiết một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ và biện pháp thi hành các quy định của Nghị định số 65/2023/NĐ-CP ngày 23 tháng 08 năm 2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành của Luật Sở hữu trí tuệ và sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ liên quan đến thủ tục xác lập quyền sở hữu công nghiệp và bảo đảm thông tin sở hữu công nghiệp.

Đối tượng áp dụng của thông tư này bao gồm các tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục đăng ký, thủ tục khiếu nại, giải quyết khiếu nại trong hoạt động xác lập quyền sở hữu công nghiệp, đảm bảo thông tin sở hữu công nghiệp và tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Các trường hợp hủy bỏ hiệu lực của văn bằng bảo hộ

Thông tư số 23/2023/TT-BKHCN quy định chi tiết những trường hợp cụ thể văn bằng bảo hộ sáng chế bị hủy bỏ hiệu lực do sáng chế được cấp văn bằng bảo hộ vượt quá phạm vi bộc lộ trong bản mô tả ban đầu của đơn đăng ký sáng chế theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 96 của Luật Sở hữu trí tuệ và văn bằng bảo hộ nhãn hiệu bị hủy bỏ hiệu lực do người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu với dụng ý xấu theo quy định mới tại điểm a khoản 1 Điều 96 của Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2022.

Đối với văn bằng bảo hộ sáng chế bị hủy bỏ hiệu lực do sáng chế được cấp văn bằng bảo hộ vượt quá phạm vi bộc lộ trong bản mô tả ban đầu của đơn đăng ký sáng chế theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 96 Luật Sở hữu trí tuệ trong các trường hợp so với bản mô tả ban đầu và đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng, bản mô tả sáng chế có sự thay đổi về nội dung và sự thay đổi này làm xuất hiện thông tin không có nguồn gốc trực tiếp và rõ ràng từ bản mô tả ban đầu của đơn, cụ thể như sau:

  • Trong quá trình sửa đổi, bổ sung đơn, người nộp đơn đưa vào bản mô tả dấu hiệu kỹ thuật hoặc các dấu hiệu kỹ thuật không thể xác định được một cách trực tiếp và rõ ràng từ bản mô tả ban đầu;
  • Bổ sung thông tin không thể xác định được một cách trực tiếp và rõ ràng từ phần mô tả ban đầu và/hoặc yêu cầu bảo hộ ban đầu để bộc lộ rõ sáng chế hoặc bộc lộ đầy đủ yêu cầu bảo hộ;
  • Nội dung bổ sung vào bản mô tả là các dấu hiệu kỹ thuật liên quan đến thông số về kích thước thu được bằng cách đo thông số về kích thước trên các hình vẽ;
  • Đưa vào bản mô tả chi tiết hoặc thành phần bổ sung không được đề cập đến trong bản mô tả ban đầu của đơn mà điều này dẫn đến những hiệu quả và/hoặc tác dụng đặc biệt không có trong đơn ban đầu;
  • Bổ sung vào bản mô tả những hiệu quả và/hoặc tác dụng (lợi ích) mà người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng không thể xác định được từ đơn ban đầu;
  • Thay đổi dấu hiệu kỹ thuật của yêu cầu bảo hộ mà dấu hiệu kỹ thuật thay đổi này không được bộc lộ hoặc không được xác định một cách trực tiếp và rõ ràng từ bản mô tả ban đầu;
  • Đưa vào các nội dung mới bằng cách thay đổi các nội dung không xác định thành các nội dung xác định và cụ thể;
  • Kết hợp các dấu hiệu kỹ thuật riêng biệt của đơn ban đầu lại thành một dấu hiệu kỹ thuật mới trong khi mối quan hệ giữa các dấu hiệu kỹ thuật này không được bộc lộ trong đơn ban đầu;
  • Thay đổi một hoặc nhiều dấu hiệu kỹ thuật trong phần mô tả để làm cho các dấu hiệu kỹ thuật thay đổi khác với các dấu hiệu kỹ thuật nêu trong bản mô tả ban đầu;
  • Loại bỏ một dấu hiệu kỹ thuật ra khỏi điểm yêu cầu bảo hộ mà dấu hiệu kỹ thuật này là cần thiết đối với đối tượng yêu cầu bảo hộ để đạt được mục đích đề ra và/hoặc việc loại bỏ dấu hiệu kỹ thuật này làm thay đổi dấu hiệu kỹ thuật hoặc (các) dấu hiệu kỹ thuật khác.

Đối với văn bằng bảo hộ nhãn hiệu bị hủy bỉ hiệu lực do người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu với dụng ý xấu theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 96 của Luật Sở hữu trí tuệ trong các trường hợp sau đây:

  • Có căn cứ cho rằng, tại thời điểm nộp đơn, người nộp đơn biết hoặc có cơ sở để biết nhãn hiệu mình đăng ký trùng hoặc tương tự đến mức khó phân biệt với một nhãn hiệu đang được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam hoặc nhãn hiệu nổi tiếng tại các nước khác cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự; và
  • Việc đăng ký này nhằm lợi dụng danh tiếng, uy tín của nhãn hiệu đó để thu lợi; hoặc chủ yếu nhằm mục tiêu bán lại, cấp phép hoặc chuyển giao quyền đăng ký cho người có các nhãn hiệu nêu tại điểm a khoản này; hoặc nhằm mục tiêu ngăn chặn khả năng gia nhập thị trường của người có các nhãn hiệu nêu tại điểm a khoản này để hạn chế cạnh tranh; hoặc các hành vi trái với tập quán thương mại lành mạnh khác.

Xử lý ý kiến phản đối đơn đăng ký sở hữu công nghiệp

Trường hợp ý kiến phản đối đơn đăng ký công nghiệp nộp theo quy định tài Điều 112a của Luật Sở hữu trí tuệ và đáp ứng các yêu cầu theo quy định tại khoản 9 Điều này, Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận và thông báo về ý kiến đó cho người nộp đơn, trong đó ấn định thời hạn 02 tháng kể từ ngày ra thông báo để ngưởi nộp đơn trả lời bằng văn bản.

Trường hợp nhãn hiệu và hàng hóa, dịch vụ trong đơn đăng ký bị phản đối trùng với nhãn hiệu và hàng hóa, dịch vụ do bên phản đối đưa ra hoặc có cơ sở rõ ràng để kết luận nhãn hiệu và hàng hóa, dịch vụ bị phản đối tương tự gây nhầm lẫn hoặc không tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu và hàng hóa, dịch do bên phản đối đưa ra, Cục Sở hữu trí tuệ xử lý ý kiến phản đối trong quá trình thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu và thông báo kết quả xử lý ý kiến phản đối cùng với kết quả thẩm định nội dung đơn tương ứng cho người phản đối.

Sau khi nhận được ý kiến phản đối của người nộp đơn trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này, nếu xét thấy cần thiết, Cục Sở hữu trí tuệ thông báo về ý kiến phản hồi cho người phản đối và ấn định thời hạn 02 tháng kể từ ngày ra thông báo để người phản đối trả lời bằng văn bản về ý kiến phản hồi đó.

Lưu ý, ý kiến phản đối đơn đăng ký sở hữu công nghiệp phải được làm bằng tiếng Việt. Tài liệu kèm theo ý kiến phản đối có thể được làm bằng ngôn ngữ khác những phải được dịch ra tiếng Việt khi có yêu cầu.

Sử dụng kết quả thẩm định nội dung đăng ký sáng chế của cơ quan sáng chế nước ngoài

Thông tư số 23/2023/TT-BKHCN quy định một số trường hợp mà kết quả thẩm định nội dung đăng ký sáng chế của cơ quan sáng chế nước ngoài có thể được sử dụng như: Cục Sở hữu trí tuệ có thểm tham khảo trong quá trình thẩm định nội dung đơn đăng ký sáng chế hoặc người nộp đơn đăng ký có thể yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ sử dụng kết quả thẩm định nội dung của một đơn sáng chế nộp ở nước ngoài để đánh giá khả năng bảo hộ nếu đáp ứng một số điều kiện theo luật định.

Trên đây là bài viết giới thiệu những điểm mới đáng chú ý của Thông tư 23/2023/TT-BKHCN quy định chi tiết một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ. Quý khách hàng có nhu cầu đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, hay cần tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến bảo hộ sở hữu trí tuệ, vui lòng liên hệ công ty luật Việt An để được hỗ trợ hiệu quả nhất.

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tư vấn sở hữu trí tuệ

    Tư vấn sở hữu trí tuệ

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO
    The TitleThe Title