Bảo hộ bản quyền cho truyện tranh

Truyện tranh là gì?

  • Truyện tranh là một phương tiện được sử dụng để thể hiện ý tưởng bằng hình ảnh, thường là sự kết hợp giữa nghệ thuật tạo hình và văn học. Văn học không phải bao giờ cũng cần thiết, bởi loạt hình ảnh nối tiếp nhau, không cần lời chú thích cũng vẫn làm người xem hiểu được diễn biến câu chuyện và hành động của nhân vật.
  • Truyện tranh không đơn thuần mang tính giải trí, nó còn truyền đạt thông điệp, các khái niệm trừu tượng của người sáng tác mà nhiều khi không thể diễn tả hết bằng lời.
  • Truyện tranh là loại hình tác phẩm được pháp luật sở hữu trí tuệ bảo hộ quyền tác giả.
  • Hiện nay, các tác phẩm truyện tranh được liệt kê vào các nhóm loại hình tác phẩm viết. Tuy nhiên, với một số tác phẩm truyện tranh ít lời thoại hoặc không có lời thoại và có thể sử dụng một phần của tác phẩm này để in ấn, trang trí lên các đồ dùng cá nhân như áo phông, cốc ly, bưu thiếp… thì có thể đăng ký dưới dạng loại hình mỹ thuật ứng dụng.

Bản quyền truyện tranh

  • Bản quyền (hay quyền tác giả) là một thuật ngữ pháp lý được sử dụng để mô tả quyền mà tác giả có đối với các tác phẩm văn học và nghệ thuật của họ.
  • Bản quyền truyện tranh là sự khẳng định quyền của tác giả đối với tác phẩm truyện tranh do mình sáng tạo ra hoặc là chủ sở hữu tác phẩm đó.

Bảo hộ bản quyền truyện tranh là gì?

  • Truyện tranh là loại hình tác phẩm được pháp luật sở hữu trí tuệ bảo hộ quyền tác giả.
  • Bảo hộ bản quyền truyện tranh là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền ghi nhận quyền tác giả của người sáng tạo ra tác phẩm, với việc ghi nhận bằng văn bằng bảo hộ các quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả, chủ sở hữu sẽ được pháp luật bảo vệ, các chủ thể khác nếu như có hành vi xâm phạm quyền tác giả sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật.
  • Quyền tác giả của tác phẩm truyện tranh phát sinh kể từ khi tác phẩm truyện tranh được sáng tạo và được thể hiện d­ưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay ch­ưa công bố, đã đăng ký hay ch­ưa đăng ký.
  • Như vậy, bản quyền truyện tranh vốn dĩ được tự động bảo hộ ngay từ khi nó được định hình dưới một hình thức nhất định là cuốn truyện tranh đó. Pháp luật không bắt buộc phải thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ giống như đăng ký nhãn hiệu hay kiểu dáng công nghiệp hay giống cây trồng…

Điều kiện bảo hộ bản quyền truyện tranh

  • Tổ chức, cá nhân có tác phẩm truyện tranh được bảo hộ quyền tác giả gồm người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm truyện tranh và chủ sở hữu quyền tác giả quy định tại các điều từ Điều 37 đến Điều 42 Luật Sở hữu trí tuệ.
  • Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả tác phẩm truyện tranh gồm tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam mà chưa được công bố ở bất kỳ nước nào hoặc được công bố đồng thời tại Việt Nam trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày tác phẩm đó được công bố lần đầu tiên ở nước khác; tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
  • Tác phẩm truyện tranh thuộc các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả theo quy định tại Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ.
  • Tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm truyện tranh được dùng để làm tác phẩm phái sinh.
  • Tác phẩm truyện tranh được bảo hộ phải do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác.
  • Không thuộc các đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả.

Nội dung bảo hộ bản quyền truyện tranh

Quyền nhân thân

Quyền nhân thân bao gồm các quyền sau đây:

  • Đặt tên chotác phẩm
  • Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm, được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng
  • Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm
  • Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

Quyền tài sản

Quyền tài sản bao gồm các quyền sau đây:

  • Làm tác phẩm phái sinh;
  • Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;
  • Sao chép tác phẩm;
  • Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;
  • Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;
  • Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.
  • Các quyền tài sản do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ.
  • Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền tài sản và quyền công bốtác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả.

Thời hạn bảo hộ  bản quyền truyện tranh

  • Quyền đứng tên cho tác phẩm truyện tranh; quyền đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm truyện tranh, được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm truyện tranh được công bố, sử dụng; quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm truyện tranh, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm truyện tranh dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả thì được bảo hộ vô thời hạn.
  • Quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm truyện tranh và quyền tài sản có thời hạn bảo hộ như sau:
  • Tác phẩm truyện tranh thuộc loại hình tác phẩm mỹ thuật ứng dụng có thời hạn bảo hộ là bảy mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên;
  • Tác phẩm truyện tranh thuộc loại hình tác phẩm mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố trong thời hạn hai mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình thì thời hạn bảo hộ là một trăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình;
  • Tác phẩm truyện tranh thuộc loại hình tác phẩm được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết; trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết;
  • Thời hạn bảo hộ chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả.

Hồ sơ đăng ký bảo hộ bản quyền truyện tranh

  • Tờ khai đăng ký quyền tác giả;
  • Tờ khai phải được làm bằng tiếng Việt và do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả người được ủy quyền nộp đơn ký tên và ghi đầy đủ thông tin về người nộp đơn, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; tóm tắt nội dung tác phẩm; tên tác giả, tác phẩm được sử dụng làm tác phẩm phái sinh nếu tác phẩm đăng ký là tác phẩm phái sinh; thời gian, địa điểm, hình thức công bố; cam đoan về trách nhiệm đối với các thông tin ghi trong đơn.
  • Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả.
  • Hai bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả;
  • Giấy ủy quyền, nếu người nộp đơn là người được ủy quyền;
  • Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;
  • Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;
  • Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả thuộc sở hữu chung.

Lưu ý khi soạn thảo hồ sơ đăng ký bảo hộ bản quyền truyện tranh

Một bộ hồ sơ được xem là hợp lệ khi đáp ứng được các điều kiện sau:

  • Tờ khai phải được làm bằng tiếng Việt và do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc người được ủy quyền nộp đơn ký tên và ghi đầy đủ thông tin theo mẫu quy định.
  • Người được ủy quyền phải thuộc tổ chức có đăng ký kinh doanh về chức năng đại diện đăng ký quyền tác giả.
  • Mỗi đơn chỉ được yêu cầu cấp một Giấy chứng nhận;
  • Các thông tin khai trong Tờ khai và hồ sơ kèm theo phải thống nhất, phù hợp với nhau;
  • Tờ khai và hồ sơ kèm theo phải được trình bày rõ ràng, sạch sẽ bằng hình thức đánh máy hoặc viết bằng mực khó phai, không tẩy xoá, không sửa chữa.

Thủ tục đăng ký bảo hộ bản quyền truyện tranh

Bước 1: Xác định loại hình tác phẩm đăng ký

  • Như đã phân tích tại trên, hiện nay, các tác phẩm truyện tranh được liệt kê vào các nhóm loại hình tác phẩm viết. Tuy nhiên, với một số tác phẩm truyện tranh ít lời thoại hoặc không có lời thoại và có thể sử dụng một phần của tác phẩm này để in ấn, trang trí lên các đồ dùng cá nhân như áo phông, cốc ly, bưu thiếp… thì có thể đăng ký dưới dạng loại hình mỹ thuật ứng dụng.
  • Tác giả, chủ sỡ hữu tác phẩm truyện tranh xác định thể loại tác phẩm dự định đăng ký.

Bước 2: Soạn thảo hồ sơ đăng ký bảo hộ truyện tranh

Sau khi xác định được loại hình tác phẩm truyện trnah dự định đăng ký bản quyền, tác giả, chủ sở hữu tác phẩm tiến hành soạn thảo hồ sơ đăng ký bảo hộ bản quyền truyện tranh.

Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ bản quyền truyện tranh

  • Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký quyền tác giả tại Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Cục Bản quyền tác giả hoặc Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả tại thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng).
  • Hồ sơ có thể gửi qua đường bưu điện.
  • Tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Luật sở hữu trí tuệtrực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan tại Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Cục Bản quyền tác giả hoặc Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả tại thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng).

Bước 4: Cục bản quyền tác giả thẩm định hồ sơ và cấp giấy chứng nhận

  • Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn hợp lệ, Cục Bản quyền có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả cho người nộp đơn.
  • Trong trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan phải thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn.

Lợi ích của việc đăng ký bảo hộ bản quyền truyện tranh

  • Việc đăng ký sẽ giúp tác giả, chủ sở hữu chứng minh được quyền hợp pháp của mình khi có tranh chấp phát sinh với bên khác, có cơ sở để cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp dân sự, hành chính, hình sự đối với hành vi xâm phạm quyền tác giả;
  • Việc đăng ký sẽ giúp tác giả, chủ sở hữu dễ dàng khai thác các quyền nhân thân, tài sản của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả được pháp luật ghi nhận;
  • Việc đăng ký bảo hộ bản quyền truyện tranh tại Việt Nam còn giúp tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, tức là không chỉ trên lãnh thổ Việt Nam.

Quý khách hàng có nhu cầu đăng ký bản quyền tác giả xin vui lòng liên hệ Công ty luật Việt An để được hỗ trợ cụ thể!

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tư vấn sở hữu trí tuệ

    Tư vấn sở hữu trí tuệ

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO
    The TitleThe Title