Đăng ký bảo hộ logo là thủ tục quan trọng, cần thiết để tổ chức, cá nhân được độc quyền sử dụng logo và ngăn chặn, xử lý hành vi xâm phạm sở hữu trí tuệ của các tổ chức, cá nhân khác đối với logo. Theo quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ, logo có thể được đăng ký bảo hộ độc quyền dưới hai cách thức gồm: đăng ký quyền sở hữu công nghiệp dưới loại hình nhãn hiệu và đăng ký quyền tác giả dưới loại hình tác phẩm mỹ thuật ứng dụng. Logo trong đăng ký nhãn hiệu được gọi là nhãn hiệu hình, còn trong đăng ký quyền tác giả được xếp vào tác phẩm mỹ thuật ứng dụng. Sau đây, Luật Việt An xin cung cấp cụ thể các thông tin liên quan đến bảo hộ độc quyền logo tác phẩm mỹ thuật ứng dụng.
Điều kiện bảo hộ độc quyền logo
Điều kiện bảo hộ quyền tác giả đối với logo dưới hình thức tác phẩm mỹ thuật ứng dụng
Các điều kiện để logo được bảo hộ quyền tác giả gồm:
Logo là sản phẩm sáng tạo từ lao động trí tuệ con người.
Logo được bảo hộ quyền tác giả dưới loại hình tác phẩm mỹ thuật ứng dụng. Căn cứ khoản 8 Điều 6 Nghị định 17/2023/NĐ-CP, logo được xem là loại hình tác phẩm mỹ thuật ứng dụng khi:
Được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục với tính năng hữu ích, có thể gắn liền với một đồ vật hữu ích;
Được sản xuất thủ công hoặc công nghiệp nhưthiết kế đồ họa.
Đảm bảo tính nguyên gốc, tức là logo phải được sáng tạo một cách độc lập, không sao chép từ tác phẩm của người khác.
Điều kiện bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với logo dưới hình thức nhãn hiệu hình
Căn cứ Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, logo được bảo hộ dưới hình thức nhãn hiệu hình khi đáp ứng các điều kiện sau:
Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc hoặc dấu hiệu âm thanh thể hiện được dưới dạng đồ họa;
Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.
Tổ chức, cá nhân nào được bảo hộ độc quyền logo?
Tổ chức, cá nhân được bảo hộ quyền tác giả đối với logo tác phẩm mỹ thuật ứng dụng
Căn cứ Điều 13 Luật Sở hữu trí tuệ, tổ chức, cá nhân có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả gồm:
Người trực tiếp sáng tạo ra logo là tác giả hoặc đồng tác giả;
Chủ sở hữu quyền tác giả là tổ chức, cá nhân nắm giữ một, một số hoặc toàn bộ quyền nhân thân, quyền tài sản đối với tác phẩm logo;
Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả có thể là Tổ chức, cá nhân Việt Nam; Tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam mà chưa được công bố ở bất kỳ nước nào hoặc được công bố đồng thời tại Việt Nam trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày tác phẩm đó được công bố lần đầu tiên ở nước khác; Tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Tổ chức, cá nhân được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với logo nhãn hiệu hình
Chủ sở hữu nhãn hiệu là tổ chức, cá nhân được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với logo nhãn hiệu hình. Căn cứ Điều 121 Luật sở hữu trí tuệ, chủ sở hữu nhãn hiệu là tổ chức, cá nhân được cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hoặc có nhãn hiệu đã đăng ký quốc tế được cơ quan có thẩm quyền công nhận hoặc có nhãn hiệu nổi tiếng.
Tổ chức, cá nhân có những quyền gì khi logo được bảo hộ độc quyền?
Quyền tác giả đối với logo tác phẩm mỹ thuật ứng dụng
Căn cứ Điều 18 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, quyền tác giả đối với logo bao gồm:
Quyền nhân thân, bao gồm:
Quyền đặt tên cho logo;
Quyền đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;
Quyền công bốtác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;
Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm logo không cho người khác xuyên tạc; không cho người khác sửa đổi, cắt xén logo dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
Quyền tài sản, bao gồm:
Quyền làm tác phẩm phái sinh;
Quyền sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp toàn bộ hoặc một phần logo bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào;
Quyền phân phối, nhập khẩu để phân phối đến công chúng thông qua bán hoặc hình thức chuyển giao quyền sở hữu khác đối với bản gốc, bản sao tác phẩm dưới dạng hữu hình;
Quyền truyền đạt đến công chúng logo bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;
Các quyền nêu trên do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép tổ chức, cá nhân khác thực hiện.
Quyền sở hữu công nghiệp đối với logo khi đăng ký nhãn hiệu
Căn cứ Điều 123 Luật Sở hữu trí tuệ, chủ sở hữu logo nhãn hiệu có các quyền sau:
Quyền sử dụng logo gồm: Gắn logo được bảo hộ lên hàng hoá, bao bì hàng hoá, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh; Lưu thông, chào bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán hàng hoá mang logo được bảo hộ; Nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ mang logo được bảo hộ.
Quyền chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp đối với logo;
Quyền ngăn cấm người khác sử dụng logo;
Quyền định đoạt.
Trình tự đăng ký bảo hộ độc quyền logo tại Cục Bản quyền tác giả
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký quyền tác giả đối với logo
Hồ sơ gồm:
Tờ khai đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư 08/2023/TT-BVHTTDL:
02 bản sao logo bằng giấy và CD hoặc USB chứa bản vẽ logo.
Bản sao logo được thể hiện rõ ràng trên khổ giấy A4 thể hiện đúng bố cục, đường nét, màu sắc, hình khối của toàn bộ logo;
Trường hợp logo có chứa các chữ, từ ngữ không phải là tiếng Việt thì phải ghi rõ cách phát âm (phiên âm ra tiếng Việt) và nếu các chữ, từ ngữ đó có nghĩa thì phải dịch ra tiếng Việt; có chứa chữ số không phải là chữ số Ả-rập hoặc chữ số La-mã thì phải dịch ra chữ số Ả-rập;
Logo có nội dung liên quan tới y khoa, giáo dục và các lĩnh vực chuyên ngành, đặc thù khác cần có văn bản, giấy tờ xác nhận, thẩm định, phê duyệt của cơ quan chức năng có thẩm quyền.
Văn bản ủy quyền nếu người nộp hồ sơ là người được tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả ủy quyền.
Tài liệu chứng minh là chủ sở hữu quyền tác giả, cụ thể:
Tài liệu chứng minh nhân thân đối với cá nhân: 01 bản sao Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu;
Tài liệu chứng minh tư cách pháp lý đối với tổ chức: 01 bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy phép thành lập hoặc Quyết định thành lập;
Tài liệu chứng minh chủ sở hữu quyền do giao nhiệm vụ sáng tạo là quyết định giao nhiệm vụ hoặc xác nhận giao nhiệm vụ cho cá nhân thuộc đơn vị, tổ chức đó;
Tài liệu chứng minh chủ sở hữu quyền do giao kết hợp đồng sáng tạo là hợp đồng, thể lệ, quy chế tổ chức cuộc thi;
Tài liệu chứng minh chủ sở hữu quyền do được thừa kế là văn bản xác định quyền thừa kế có công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật;
Tài liệu chứng minh chủ sở hữu quyền do được chuyển giao quyền là hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, mua bán, góp vốn bằng văn bản có công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật;
Trong trường hợp tác giả không đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả phải có văn bản cam đoan về việc tự sáng tạo và sáng tạo theo quyết định hoặc xác nhận giao việc; hợp đồng; tham gia cuộc thi và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung cam đoan;
Tài liệu chứng minh chủ sở hữu quyền do giao nhiệm vụ sáng tạo, giao kết hợp đồng sáng tạo quy định tại khoản này phải là bản gốc hoặc bản sao có công chứng, chứng thực;
Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;
Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả thuộc sở hữu chung;
Trường hợp trong logo có sử dụng hình ảnh cá nhân của người khác thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của người đó theo quy định của pháp luật.
Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết hồ sơ
Cục bản quyền tác giả rà soát, phân loại, xem xét tính hợp lệ của hồ sơ trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày nhận được hồ sơ;
Quy trình giải quyết hồ sơ:
Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ: Cục bản quyền tác giả thông báo yêu cầu tổ chức, cá nhân sửa đổi, bổ sung hồ sơ. Tổ chức, cá nhân có thời hạn tối đa 01 tháng kể từ ngày nhận được thông báo để sửa đổi, bổ sung hồ sơ. Trường hợp tổ chức, cá nhân không sửa đổi, bổ sung hồ sơ hoặc đã sửa đổi, bổ sung mà hồ sơ vẫn chưa hợp lệ thì cục bản quyền tác giảtừ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả và trả hồ sơ, thông báo bằng văn bản;
Trường hợp hồ sơ hợp lệ: Trong thời hạn 15 ngày làm việc, cục bản quyền tác giả cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả.
Phí, lệ phí phải nộp khi đăng ký bảo hộ độc quyền logo là bao nhiêu?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 211/2016/TT-BTC, mức phí, lệ phí người nộp đơn phải nộp khi đăng ký bảo hộ độc quyền logo tác phẩm mỹ thuật ứng dụng là 000 đồng/giấy chứng nhận.
Căn cứ Mục A Biểu mức thu phí, lệ phí sở hữu công nghiệp ban hành kèm theo Thông tư số 263/2016/TT-BTC và khoản 1 Điều 1 Thông tư 43/2024/TT-BTC, mức phí, lệ phí người nộp đơn phải nộp khi đăng ký bảo hộ độc quyền logo dưới loại hình nhãn hiệu là:
Lệ phí nộp đơn: 75.000 đồng;
Lệ phí cấp văn bằng bảo hộ: 60.000 đồng; Đối với đơn nhãn hiệu có trên 01 nhóm sản phẩm/dịch vụ, từ nhóm thứ 2 trở đi phải nộp thêm 000 đồng cho mỗi nhóm;
Phí thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu đối với nhãn hiệu cho mỗi nhóm có đến 6 sản phẩm/dịch vụ: 550.000 đồng; Đơn nhãn hiệu có trên 6 sản phẩm/dịch vụ trong một nhóm, phải nộp mỗi sản phẩm/dịch vụ từ thứ 7 trở đi000 đồng;
Phí thẩm định yêu cầu hưởng quyền ưu tiên (mỗi đơn/yêu cầu): 600.000 đồng;
Phí công bố thông tin về sở hữu công nghiệp: 120.000 đồng;
Phí đăng bạ thông tin về sở hữu công nghiệp: 120.000 đồng.
Thời hạn bảo hộ độc quyền logo là bao lâu?
Thời hạn bảo hộ độc quyền logo dưới hình thức tác phẩm mỹ thuật ứng dụng
Căn cứ Điều 27 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi năm 2009, thời hạn bảo hộ quyền tác giả đối với logo tác phẩm mỹ thuật ứng dụng như sau:
Các quyền nhân thân gồm: Quyền đặt tên cho tác phẩm; Quyền đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm, được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; Quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm không cho người khác xuyên tạc, không cho người khác sửa đổi, cắt xén tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả được bảo hộ vô thời hạn;
Quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm và quyền tài sản có thời hạn bảo hộ như sau:
Đối với logo đã được công bố thì thời hạn bảo hộ là 75 năm kể từ khi logo được công bố lần đầu tiên;
Đối với logo chưa được công bố trong thời hạn 25 năm, kể từ khi tác phẩm được định hình thì thời hạn bảo hộ là 100 năm, kể từ khi tác phẩm được định hình;
Thời hạn bảo hộ chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả.
Thời hạn bảo hộ độc quyền logo dưới hình thức nhãn hiệu hình
Căn cứ khoản 6 Điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ, giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết 10 (mười) năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 10 năm.
Có bắt buộc phải đăng ký thì logo mới được bảo hộ độc quyền?
Căn cứ Điều 49 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 14 Điều 1 Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 thì việc nộp hồ sơ để được cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả đối với logo không phải là thủ tục bắt buộc để được hưởng quyền tác giả, vì quyền tác giả phát sinh kể từ khi logo được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký. Tuy nhiên, quý khách hàng nên đăng ký bảo hộ quyền tác giả đối với logo vì các lý do sau:
Đăng ký bản quyền logo giúp bảo vệ quyền lợi của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm, tránh việc bị người khác sao chép, sử dụng trái phép hoặc xâm phạm bản quyền;
Đăng ký bản quyền logo là điều quan trọng để chứng minh quyền đối với tác giả, chủ sở hữu tác phẩm khi tranh chấp xảy ra. Theo quy định pháp luật, tổ chức, cá nhân đã đăng ký bảo hộ quyền tác giả không có nghĩa vụ phải chứng minh quyền tác giả thuộc về mình khi có tranh chấp;
Giấy chứng nhận quyền tác giả sẽ là văn bản hợp pháp chứng nhận quyền sở hữu đối với logo của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm khi chuyển quyền sở hữu, sử dụng cho tổ chức, cá nhân khác;
Khi logo đã được đăng ký bản quyền, trường hợp phát hiện tổ chức, cá nhân khác sử dụng trái phép logo của mình, tác giả, chủ sở hữu tác phẩm có quyền yêu cầu người đó chấm dứt việc sử dụng logo và có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Mặt khác, căn cứ khoản 3 Điều 6 Luật sở hữu trí tuệ quy định quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, vì vậy để tổ chức, cá nhân được hưởng quyền sở hữu công nghiệp đối với logo dưới hình thức nhãn hiệu, thì tổ chức, cá nhân phải đăng ký bảo hộ, trừ khi logo của bạn là nhãn hiệu nổi tiếng,
Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn chi tiết về bảo hộ độc quyền logo tác phẩm mỹ thuật ứng dụng, xin vui lòng liên hệ Công ty luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất!