Cách tra cứu nhãn hiệu hình

Ngày nay, với việc sản xuất, kinh doanh phát triển mạnh mẽ, nhãn hiệu sẽ là 1 dấu hiệu riêng biệt khiến cho mọi người nhớ đến sản phẩm, dịch vụ của mỗi cá nhân hoặc doanh nghiệp. Vậy khi muốn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thì có cần tra cứu nhãn hiệu đó để tránh việc trùng hay tương tự gây nhầm lẫn không? Trong bài viết sau đây, Công ty luật Việt An sẽ trình bày về cách tra cứu nhãn hiệu hình, hay cụ thể hơn là yếu tố hình trong đăng ký nhãn hiệu.

Nhãn hiệu hình ảnh

Cơ sở pháp lý

  • Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019, 2022;
  • Bảng phân loại quốc tế về các yếu tố hình của nhãn hiệu – Bảng phân loại Viên (Vienna) phiên bản thứ 8.

Khái quát chung về nhãn hiệu hình

Căn cứ tại khoản 16 Điều 3 Luật Sở hữu trí tuệ: “Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau”.

Nhãn hiệu có thể được thể hiện dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc. Yếu tố màu sắc là không thể thiếu được đối với nhãn hiểu bởi những ưu điểm gây ấn tượng với thị giác của con người, qua đó giúp được cho nhãn hiệu thực hiện được chức năng phân biệt của mình.

Các dấu hiệu mà nhãn hiệu hình không được bảo hộ

  • Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy của các nước;
  • Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy hiệu của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép;
  • Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài;
  • Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không được sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu đó làm nhãn hiệu chứng nhận;
  • Các hình học đơn giản hoặc các hình quá rắc rối phức tạp khiến cho người tiêu dùng không dễ nhận thức và không dễ ghi nhớ được đặc điểm của hình.

Yếu tố hình trong đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam

Hiện nay, Việt Nam đang sử dụng bảng Phân loại Viên: Là một hệ thống có cấu trúc thứ bậc được dùng để phân loại các yếu tố hình của nhãn hiệu thành Lớp – Phân lớp – Nhóm trên cơ sở hình dạng của các yếu tố hình.

Ý nghĩa của việc tra cứu bảng phân loại Viên

Tra cứu nhãn hiệu trước khi nộp đơn nếu phát hiện nhãn hiệu trùng hoặc tương tự. Đặc biệt trong trường hợp nhãn hiệu đăng ký chỉ có yếu tố hình, không có các yếu tố khác như chữ, ba chiều, thì tra cứu bằng Bảng phân loại Viên là điều tất yếu. Thông tin này sẽ cho phép người nộp ra quyết định thích hợp. Điều quan trọng là phải xác định nhãn hiệu trùng hoặc tương tự:

  • Có được đăng ký cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc có liên quan hay không;
  • Có là đối tượng của một đơn đã nộp hoặc một đăng ký đang còn hiệu lực hay không.

Nếu nhãn hiệu trùng hoặc tương tự nhưng đăng ký cho hàng hóa/dịch vụ không liên quan, Quý khách có thể quyết định tiếp tục đăng ký. Tương tự, nếu nhãn hiệu là đối tượng của đơn đã bị từ chối hoặc của đăng ký đã hết hiệu lực, quý khách cũng có thể tiếp tục quá trình đăng ký.

Cấu trúc của bảng phân loại Viên

Phân nhóm bao gồm phân nhóm chính và phân nhóm phụ:

  • Phân nhóm chính được ký hiệu bởi dấu “*” ở trước.
  • Phân nhóm phụ được ký hiệu bởi chữ “A” ở trước.

Theo quy định ghi trong Thỏa ước Viên, Cơ quan có thẩm quyền của các quốc gia ký kết Thỏa ước Viên phải ghi rõ trong các văn bản chính thức và các ấn phẩm liên quan đến phân loại hình của nhãn hiệu, cụ thể là lớp, nhóm và phân nhóm các yếu tố hình của những nhãn hiệu.

Phân loại Vienna là một hệ thống có thứ bậc, phân chia các yếu tố hình thành những “Lớp” (Category), “Nhóm” (Divison) và “Phân nhóm” (Section). Mỗi lớp, nhóm và phân nhóm được gắn cho một chữ số theo một hệ thống mã hóa đặc biệt. Mỗi yếu tố hình trong một phân nhóm được biểu thị bằng ba chữ số: chữ số thứ nhất có thể là bất kỳ số nào từ 1 đến 29, biểu thị lớp; chữ số thứ hai có thể là bất kỳ số nào từ 1 đến 19, biểu thị nhóm; và chữ số thứ ba có thể là bất kỳ số nào từ 1 đến 30, biểu thị phân nhóm. Mỗi bậc được phân cách nhau bởi một dấu chấm. Ví dụ: 03.01.09; 08.03.08;…

Khi tra cứu, người tra cứu sẽ tiến hành nhập thứ bậc của yếu tố hình tương ứng trong bảng phân loại theo cấu trúc 2 – 4 – 6 số, tuy vậy việc nhập 6 số là phổ biến hơn cả do các thông tin yếu tố hình càng chi tiết thì kết quả hiển thị càng sát với mẫu hình. Các thông tin có liên quan đến các nhãn hiệu có cùng yếu tố hình. Chẳng hạn, khi tra cứu một nhãn hiệu có các yếu tố hình như sau:

  • 07.04: Khối dân cư
  • 01.11: Lều, nhà nhỏ
  • 01.12: Nhà thành phố, nhà cao chọc trời (chợ bến thành, khuê văn các, công trình XD nổi tiếng trong nước)
  • 01.24: Toà nhà cách điệu hoá
  • 07.21: Bề mặt hoặc nền phủ bởi các đường hoặc các dải thẳng
  • 15.15: Các hinh đa diện khác.

Cách tra cứu nhãn hiệu trên trang của Cục Sở hữu trí tuệ

Để kiểm tra khả năng bảo hộ của nhãn hiệu thì quý khách hàng có thể tự mình thực hiện bằng cách truy cập vào cơ sở dữ liệu về sở hữu công nghiệp online của Cục Sở hữu trí tuệ hoặc Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới để tra cứu.

Bước 1: Truy cập vào cơ sở dữ liệu tra cứu của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam: http://wipopublish.ipvietnam.gov.vn/

Chọn NHÃN HIỆU -> Tra cứu nâng cao -> Trong mục Phân loại, tích chọn trường Phân loại Viên để tra cứu theo trường này.

Bước 2: Nhập thông tin nhãn hiệu cần tra cứu

Đối với nhãn hiệu dự định hoặc chuẩn bị đăng ký bảo hộ

Người tra cứu cần quan tâm đến các trường sau:

  • Nhãn hiệu: nhập tên nhãn hiệu muốn tra cứu (nếu có yếu tố chữ)
  • Nhóm sản phẩm/dịch vụ: Theo bảng phân loại Nice về phân nhóm nhãn hiệu.
  • Phân loại Viên: Theo bảng phân loại Viên về các yếu tố hình của nhãn hiệu, cách nhập dữ liệu theo cấu trúc 2 – 4 – 6 số như đã nêu ở trên.

Đối với tra cứu nhãn hiệu đã đăng ký

Ngoài các trường nêu ở trên, cần thêm một số trường dưới đây, để việc tra cứu diễn ra nhanh chóng hơn:

  • Số đơn: (nếu có)
  • Chủ đơn/chủ bằng: Nếu có
  • Đại diện: tìm kiếm cho đơn đã nộp
  • Phân loại Viên: Theo bảng phân loại Viên về các yếu tố hình của nhãn hiệu, cách nhập dữ liệu theo cấu trúc 2 – 4 – 6 số như đã nêu ở trên.

Bước 3: Nhấn “Tra cứu”. Xem kết quả hiển thị.

Cách tra cứu nhãn hiệu trên trang của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO)

Cơ sở dữ liệu toàn cầu của WIPO cho phép quý khách tra cứu các nhãn hiệu đã đăng ký theo hệ thống Madrid, Tên gọi xuất xứ được đăng ký theo hệ thống Lisbon và các biểu tượng được bảo hộ theo Điều 6 Công ước Paris. Một số cơ sở dữ liệu nhãn hiệu quốc gia cũng được tích hợp trong cơ sở dữ liệu này. Thông qua cơ sở này có thể:

  • Thực hiện một truy vấn cho nhiều nguồn dữ liệu cùng một lúc;
  • Tìm hiểu các nhãn hiệu chữ trùng hoặc tương tự thông qua nhiều tính năng tra cứu khác nhau như tra cứu theo “đúng-sai”, tương tự, từ gốc, ngữ âm và “gần tương tự”;
  • Tra cứu nhãn hiệu hình trùng hoặc tương tự bằng cách sử dụng chức năng tra cứu hình ảnh.

Các bước tra cứu nhãn hiệu trên trang của WIPO được thực hiện như sau:

Bước 1: Truy cập vào link truy cập: https://branddb.wipo.int/

Sau khi truy cập, chọn BY BRAND LOGO.

Bước 2: Nhập các thông tin cần tra cứu

  • Nhóm sản phẩm/dịch vụ (Nice classification): Theo bảng phân loại Nice về phân nhóm nhãn hiệu;
  • Phân loại Viên (Vienna classification): Theo bảng phân loại Viên về các yếu tố hình của nhãn hiệu, cách nhập dữ liệu như phần cấu trúc đã nêu ở trên;

Các trường thông tin khác có thể nhập nếu có dữ liệu như:

  • Tên chủ sở hữu (Owner name);
  • Phân loại thiết kế của Mỹ (US designs classification);
  • Quốc gia chỉ định (Designation country);

Các thông tin càng chi tiết thì kết quả hiển thị càng sát với mẫu hình. Sau đó chọn SEARCH để bắt đầu tra cứu.

Bước 3: Nếu muốn tra cứu cụ thể hơn về các mẫu nhãn tương tự. Quý khách có thể tiếp tuc thực hiện thao tác: Chọn TOOLS -> VIENNA CLASSIFICATION ASSISTANT. Sau đó thả hình ảnh, hình vẽ cần tra cứu vào ô theo quy định sẽ tra cứu được cụ thể hơn về các yếu tố hình.

Tra cứu nhãn hiệu chuyên sâu

Tra cứu chuyên sâu là thủ tục hoàn toàn tự nguyện của người nộp đơn. Tuy nhiên, nên tiến hành thủ tục này vì đây là bước đầu tiên và quan trọng để đánh giá sơ bộ một nhãn hiệu có nên nộp đơn đăng ký bảo hộ hay không?

Tuy nhiên, việc tra cứu nhãn hiệu cũng chỉ mang tính chất tham khảo và không là căn cứ để cấp hay không cấp văn bằng (một phần liên quan đến quyền ưu tiên khi đăng ký nhãn hiệu).

Hồ sơ tra cứu nhãn hiệu khách hàng cần chuẩn bị

01 mẫu nhãn hiệu có kích thước của mỗi thành phần trong nhãn hiệu không lớn hơn 80mm và không nhỏ hơn 8mm, tổng thể nhãn hiệu phải được trình bày trong khuôn mẫu nhãn hiệu có kích thước 80mm x 80mm.

Thủ tục tra cứu nhãn hiệu chuyên sâu

Thông qua Công ty luật Việt An thời gian từ 05 – 07 ngày làm việc.

Cách khắc phục trong trường hợp nhãn hiệu bị trùng hoăc gây nhầm lẫn

Một nhãn hiệu thường sẽ bao gồm 2 phần: Phần chữ và phần hình. Cách khắc phục có thể thực hiện theo cách sau:

  • Đối với phần chữ: nếu bị trùng hoặc cách phát âm tương tự thì có thể thêm hoặc bớt các chữ cái trong phần chữ để có thể có từ hoặc cụm từ có sự khác biệt. Sau đó, lại tiếp tục tiến hành tra cứu cho đến khi đảm bảo rằng chắc chắn không còn bị trùng hay nhầm lẫn nữa.
  • Đối với phần hình: chúng ta có thể sửa đổi bằng cách hoán đổi các chi tiết của hình, thay đổi màu sắc, thêm các chi tiết mới,… Sau đó, cần tra cứu lại đối với nhãn hiệu mới đảm bảo rằng nhãn hiệu của mình có sự phân biệt so với các nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ trước.

Dịch vụ tư vấn đăng ký nhãn hiệu Luật Việt An

  • Công ty luật Việt An hỗ trợ chủ đơn tra cứu sơ bộ nhãn hiệu miễn phí.
  • Tư vấn các điều kiện, đại diện chủ đơn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam và nước ngoài.
  • Tư vấn các dấu hiệu tương tự, trùng lặp, gây nhầm lẫn dẫn tới nhãn hiệu không được cấp văn bằng bảo hộ;
  • Tư vấn xác định nhóm, phân nhóm cho nhãn hiệu để tránh bị từ chối về mặt hình thức, nội dung trong quá trình xét nghiệm đơn nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ.
  • Tư vấn chiến lược xây dựng, phát triển thương hiệu.
  • Xử lý vi phạm nhãn hiệu.
  • Phúc đáp đơn đăng ký nhãn hiệu bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ.
  • Khiếu nại các vấn đề liên quan đến xác lập, bảo vệ quyền nhãn hiệu.

Đại diện sở hữu công nghiệp – Công ty Luật Việt An sẵn sàng cung cấp các dịch vụ liên quan đến đăng ký sở hữu công nghiệp, đăng ký nhãn hiệu, tra cứu nhãn hiệu để hỗ trợ Quý khách, vui lòng liên hệ chúng tôi để nhận được tư vấn tốt nhất.

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tư vấn đăng ký nhãn hiệu

    Tư vấn đăng ký nhãn hiệu

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO
    The TitleThe Title