Việc đăng ký bảo hộ giúp chủ sở hữu có toàn quyền sử dụng nhãn hiệu cho hàng hóa, dịch vụ mà mình sản xuất hoặc cung cấp và có quyền ngăn chặn các hành vi xâm phạm đến nhãn hiệu. Đối với những chủ thể quan tâm đến đăng ký nhãn hiệu nói chung và đăng ký nhãn hiệu cho đồ du lịch nói riêng có thể tham khảo thủ tục sau:
Chuẩn bị hồ sơ đăng ký nhãn hiệu gồm có:
Mẫu nhãn hiệu với kích thước lớn hơn 3×3 cm và nhỏ hơn 8 x8 cm:
Khi thiết kế mẫu nhãn hiệu, ngoài việc chú ý lựa chọn những dấu hiệu không trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được bảo hộ mà cần quan tâm tới việc lựa chọn màu sắc thể hiện của các dấu hiệu đó. Pháp luật hiện hành không có quy định cụ thể về khả năng bảo hộ nhãn hiệu dưới dạng đen trắng hay màu sắc cao hơn. Tuy nhiên, có thể thấy một nhãn hiệu được đăng ký ở dạng màu sắc nói chung được bảo hộ mạnh hơn so với cùng nhãn hiệu được bảo hộ dưới dạng đen-trắng. Bởi ngoài việc được bảo hộ về mặt nội dung (hình/chữ) như một nhãn hiệu đen-trắng, nhãn hiệu màu sắc còn được bảo hộ cả màu hoặc kết hợp màu, giúp bảo vệ nhãn hiệu chống lại cả các hành vi xâm phạm bằng cách sử dụng kết hợp màu sắc tương tự gây nhầm lẫn. Tuy nhiên, khi đã đăng ký dạng màu sắc chủ nhãn hiệu lại bị hạn chế trong việc sử dụng, nghĩa là chỉ được sử dụng nhãn hiệu đúng như mẫu đã đăng ký. Do đó, chủ nhãn hiệu nên lựa chọn đăng ký nhãn hiệu đen trắng hoặc cả hai dạng để đạt được sự bảo hộ hiệu quả nhất.
Ngoài ra, để đảm bảo mẫu nhãn hiệu không trùng hoặc tương tự với mẫu nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ, Quý khách hàng có thể lựa chọn dịch vụ tra cứu của công ty Luật Việt An.
Danh mục hàng hóa dịch vụ cần đăng ký nhãn hiệu:
Pháp luật Sở hữu trí tuệ quy định danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu phải được phân nhóm phù hợp theo bảng phân loại Nice. Đối với sản phẩm là đồ du lịch, được phân vào nhóm 18 theo bảng phân loại, cụ thể gồm: Gậy leo núi; Ba lô; Túi cho người cắm trại; Túi du lịch; Vali du lịch; …
Lưu ý: Nhóm 18 không bao gồm các đồ du lịch khác như quần áo, giày dép (thuộc nhóm 25); lều trại (nhóm 22); …
Tờ khai đăng ký nhãn hiệu (trường hợp khách hàng ủy quyền cho Công ty Luật Việt An thì tờ khai sẽ do người đại diện sở hữu công nghiêp của Luật Việt An ký);
Ủy quyền cho đại diện Công ty Luật Việt An nộp đơn đăng ký nhãn hiệu;
Chứng từ nộp phí, lệ phí đăng ký nhãn hiệu.
Lưu ý: Phí đăng ký nhãn hiệu sẽ được tính dựa trên số nhóm và số sản phẩm trong mỗi nhóm được chỉ định trong đơn.
Nộp hồ sơ và theo dõi quá trình xử lý Đơn:
Quá trình đăng ký nhãn hiệu có thể mất từ 13-18 tháng để hoàn thành và có kết quả xét nghiệm cuối cùng. Cụ thể: Thẩm định hình thức (1-2 tháng); Công bố Đơn trên Công báo (2 tháng); Thẩm định nội dung (9-12 tháng); Cấp và công bố Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (1-2 tháng).
Khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, chủ sở hữu nhãn hiệu có nghĩa vụ sử dụng liên tục nhãn hiệu đó. Nếu nhãn hiệu không được chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu cho phép sử dụng trong thời hạn năm năm liên tục trước ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực mà không có lý do chính đáng (trừ trường hợp việc sử dụng được bắt đầu hoặc bắt đầu lại trước ít nhất ba tháng tính đến ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực) thì văn bằng bảo hộ bị chấm dứt hiệu lực.
Trong quá trình sử dụng nhãn hiệu, nếu có những thay đổi liên quan đến văn bằng bảo hộ (tên và địa chỉ của chủ văn bằng bảo hộ; sửa đổi quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể, quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận) thì chủ sở hữu có thể yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp sửa đổi văn bằng bảo hộ và phải nộp phí, lệ phí. Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, nếu muốn thay đổi phạm vi bảo hộ, chủ văn bằng chỉ có thể thu hẹp phạm vi quyền sở hữu công nghiệp (trong trường hợp này, đơn đăng ký sở hữu công nghiệp tương ứng phải được thẩm định lại về nội dung và người yêu cầu phải nộp phí thẩm định nội dung).