Trong sự phát triển chung của ngành thực phẩm thì ngành sản xuất, kinh doanh đồ uống cũng phát triển không ngừng. Đồ uống bao gồm đồ uống không cồn và đồ uống có cồn. Có thể thấy thị trường đồ uống không cồn mở rộng hơn so với thị trường đồ uống có cồn bởi vì mặt hàng này phù hợp với đổi tượng khách hàng thuộc nhiều độ tuổi và không thuộc một trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện như kinh doanh rượu. Do đó ngày càng có nhiều nhà đầu tư lựa chọn sản phẩm đồ uống không cồn để kinh doanh. Muốn tăng sức cạnh tranh thì các chủ thể kinh doanh có thể lựa chọn giải pháp đăng ký nhãn hiệu và có thể tham khảo quy trình sau:
Chủ sở hữu tự mình nộp đơn đăng ký nhãn hiệu hoặc thông qua đại diện của công ty Luật Việt An. Hồ sơ đăng ký bao gồm:
Tờ khai đăng ký;
Mẫu nhãn hiệu (với kích thước lớn hơn 3×3 cm và nhỏ hơn 8×8 cm):
Để đảm bảo mẫu nhãn hiệu được chấp nhận đăng ký bảo hộ, chủ sở hữu nên thực hiện tra cứu nhãn hiệu hoặc sử dụng dịch vụ của công ty Việt An. Chúng tôi sẽ tra cứu sơ bộ và tra cứu tại Cục Sở hữu trí tuệ để đánh giá mức độ đăng ký thành công nhãn hiệu.
Danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu:
Theo bảng phân loại Nice thì sản phẩm đồ uống không cồn được phân vào nhóm 32 (bao gồm cả đồ uống đã được khử cồn). Tuy nhiên, một số đồ uống không cồn như đồ uống dùng cho mục đích y tế, đồ uống có sữa, đò uống từ cà phê, ca cao hoặc sô-cô-là không thuộc vào nhóm 32.
Chứng từ nộp phí, lệ phí:
Mức phí, lệ phí mà chủ sở hữu nhãn hiệu phải nộp phụ thuộc vào số nhóm hàng hóa, dịch vụ dự định đăng ký nhãn hiệu.
Văn bản uỷ quyền cho công ty Luật Việt An (trong trường hợp chủ sở hữu nhãn hiệu thực hiện thủ tục nộp đơn thông qua đại diện của công ty Luật Việt An).
Thẩm định hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu:
Thẩm định hình thức là việc kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không; là căn cứ để tiếp tục xem xét hay từ chối đơn đăng ký.
Công bố đơn hợp lệ:
Đơn đăng ký được chấp nhận hợp lệ sẽ được Cục Sở hữu trí tuệ công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp. Người nộp đơn phải nộp lệ phí công bố đơn.
Thẩm định nội dung đơn:
Mục đích của việc thẩm định nội dung đơn là đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ, xác định phạm vi (khối lượng) bảo hộ tương ứng. Trong giai đoạn này, Cục Sở hữu trí tuệ có thể yêu cầu người nộp đơn giải thích nội dung đơn, cung cấp các thông tin thuộc phạm vi bản chất của đối tượng nêu trong đơn, nếu yêu cầu bộc lộ đầy đủ bản chất của đối tượng là cần thiết để thẩm định nội dung đơn.
Cấp văn bằng bảo hộ, đăng bạ
Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp không thuộc các trường hợp bị từ chối và người nộp đơn nộp lệ phí thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp quyết định cấp văn bằng bảo hộ và ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp.
Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, chủ sở hữu có thể sử dụng nhãn hiệu bằng việc:
Gắn nhãn hiệu được bảo hộ lên hàng hoá, bao bì hàng hoá, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh;
Lưu thông, chào bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán hàng hoá mang nhãn hiệu được bảo hộ;
Nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu được bảo hộ.
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm.
Mọi thông tin liên quan đến dịch vụ đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm, dịch vụ vui lòng liên hệ Công ty Luật Việt An để được tư vấn cụ thể và chi tiết nhất.