Đăng ký nhãn hiệu có yếu tố hình người Đàn ông (Men)
Theo bảng phân loại Vienna của Thoả ước Viên. Nhãn hiệu có yếu tố hình thuộc vào nhóm hình 02 ( Human beings – Người): Những dòng chữ thể hiện hình ảnh một người thuộc nhóm 27.03.01. Đầu người nằm trong các nhóm tương ứng của các phân lớp 02.01, 02.03, 02.05 hoặc 02.07 chứ không nằm trong nhóm 02.09.25 theo bảng phân loại hình Vienna 07. Đăng ký nhãn hiệu có hình ảnh của người đàn ông ( Men) theo các bước sau:
Các loại có yếu tố hình Đàn ông (Men) đăng ký nhãn hiệu
Đầu, nửa thân trên của đàn ông
Đàn ông có vũ khí hoặc mang giáp phục, đồng phục
Các nhân vật tôn giáo, đàn ông mặc áo dài hoặc tấm choàng
Đàn ông mặc y phục dân gian hoặc lịch sử
Đàn ông mặc áo vét đuôi tôm hoặc bộ com-lê
Chú hề, các nhân vật trong ngày hội giả trang, ăn mặc lố bịch, chú lùn
Diễn viên nhào lộn, lực sĩ, người đang khiêu vũ, diễn viên xiếc tung hứng, đàn ông khoả thân, đàn ông chơi thể thao
Nhạc sĩ, đàn ông với nhạc cụ, chỉ huy dàn nhạc
Người bán thịt, đầu bếp, người phục vụ trong tiệm cà phê, người bán bánh ngọt
Thuỷ thủ, người đánh cá, cướp biển
Nông dân, công nhân đang làm việc
Thợ lặn, người nhái
Người làm các nghề khác (đàn ông)
Chú thích: Gồm cả các nhà du hành vũ trụ
Đàn ông ngồi trên mình ngựa, la, lừa hay đi cùng chúng
Đàn ông ngồi trên mình động vật hay đi cùng chúng (trừ 02.01.20)
Nhân vật nam trào phúng hoặc huyền thoại
Tra cứu nhãn hiệu trước thực hiện đăng ký nhãn hiệu
Trước khi thực hiện đăng ký nhãn hiệu thì chủ nhãn hiệu nên thực hiện tra cứu nhãn hiệu:
+ Tra cứu nhãn hiệu sơ bộ trên hệ thống cơ sở dữ liệu trang website: https://ipvietnam.gov.vn/
+ Bước tra cứu chuyên sâu trước khi thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu là cần thiết vì đây là hệ cơ sở dữ liệu chính thức giúp người dự định nộp đơn đăng ký biết được nhãn hiệu của mình có khả năng đăng ký thành công hay không. Khi tiến hành tra cứu nhãn hiệu, các doanh nghiệp nên chú ý so sánh nhãn hiệu mình dự định đăng ký với các nhãn hiệu đang hoặc đã đăng ký khác để đánh giá khả năng thành công. Trường hợp phổ biến nhất khiến doanh nghiệp không đăng ký thành công nhãn hiệu là nhãn hiệu mình dự định đăng ký trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của doanh nghiệp khác.
Sau khi tiến hành tra cứu và nhận thấy triển vọng đăng ký thành công, doanh nghiệp sẽ nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.
Soạn hồ sơ để đăng ký nhãn hiệu
02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu;
05 mẫu nhãn hiệu kềm theo Tờ khai đơn;
Chứng từ đã nộp lệ phí;
Giấy ủy quyền (nếu nộp đơn thông qua tổ chức đại diện sở hữu trí tuệ);
Trường hợp đơn đăng ký nhãn hiệu là nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận, ngoài các tài liệu tối thiểu nêu trên, đơn đăng ký cần phải có thêm các tài liệu về quy chế sử dụng nhãn hiệu, thuyết minh và các tài liệu chứng minh liên quan.
Nộp hồ sơ tại tổng cục sở hữu trí tuệ Việt Nam
Cá nhân, tổ chức có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu thông qua các hình thức sau:
Nộp đơn trực tiếp tại trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam hoặc Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh, hoặc Thành phố Đà Nẵng.
Cá nhân, tổ chức có thể nộp đơn thông qua hệ thống bưu điện đến trụ sở của Cục Sở hữu trí tuệ hoặc Văn phòng đại diện Cục sở hữu trí tuệ.
Cá nhân, tổ chức có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trực tuyến: Người nộp đơn cần có chứng thư số và chữ ký số, đăng ký tài khoản trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến và được Cục Sở hữu trí tuệ phê duyệt tài khoản để thực hiện các giao dịch đăng ký quyền SHCN.
Ngay khi nộp đơn đăng ký, người nộp đơn phải nộp lệ phí đăng ký cho Cục Sở hữu trí tuệ.
Theo quy định tại điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ thì tổ chức,cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hoá do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp. Do đó cá nhân hoàn toàn có quyền đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.
Một nhãn hiệu đăng ký cho nhiều nhóm hàng hóa, dịch vụ được không?
Phân nhóm nhãn hiệu đăng ký được dựa theo Bảng phân loại quốc tế về nhãn hiệu (Bảng phân loại Ni-xơ) được cả thế giới áp dụng. Tất cả hàng hóa, dịch vụ trên thị trường có rất nhiều loại nhưng theo Bảng phân loại nhãn hiệu cũng chỉ có tất cả 45 nhóm. Một nhãn hiệu có thể đăng ký bảo hộ cho nhiều nhóm hàng hóa, dịch vụ.
Tra cứu nhãn hiệu có phải thủ tục bắt buộc không?
Tra cứu nhãn hiệu không phải là thủ tục bắt buộc. Tuy nhiên tra cứu nhãn hiệu để xác định nhãn hiệu dự định đăng ký có tương tự với các nhãn hiệu của các chủ thể khác đã đăng ký trước đó hay không? Đồng thời đánh giá khả năng nhãn hiệu nộp đơn có được cấp bằng bảo hộ hay không?
Đơn đăng ký Nhãn hiệu đã nộp có được sửa đổi không?
Trước khi Cục Sở hữu trí tuệ ra Quyết định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ, Quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ hoặc Quyết định cấp văn bằng bảo hộ, người nộp đơn có thể chủ động hoặc theo yêu cầu của Cục Sở hữu trí tuệ sửa đổi đơn. Tuy nhiên, việc sửa đổi, bổ sung đơn đăng ký sở hữu công nghiệp không được mở rộng phạm vi đối tượng đã bộc lộ hoặc nêu trong đơn và không được làm thay đổi bản chất của đối tượng yêu cầu đăng ký nêu trong đơn, đồng thời phải bảo đảm tính thống nhất của đơn.
Dịch vụ tư vấn đăng ký nhãn hiệu hình có yếu đó người Đàn ông (Men).
Tư vấn pháp luật về sở hữu trí tuệ nói chung và nhãn hiệu nói riêng;
Thực hiện tra cứu nhãn hiệu và đánh giá khả năng cấp văn bằng bảo hộ thành công cho nhãn hiệu;
Tư vấn phương hướng sửa đổi lại nhãn hiệu dự định đăng ký để tăng khả năng đăng ký được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu;
Tư vấn hồ sơ, thủ tục đăng ký nhãn hiệu;
Đại diện theo ủy quyền cho khách hàng tiến hành thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ