Thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Myanmar

Myanmar là một trong những nước đang phát triển ở khu vực Đông Nam Á. Với bước tiến ổn định trong những năm qua, quốc gia này đã thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp đã từng bị sử dụng trái phép nhãn hiệu và gây ra không ít phiền phức khi tiến vào thị trường này. Do đó, khi các doanh nghiệp tiến vào Myanmar cần tìm hiểu kỹ các quy định pháp luật để tiết kiệm thời gian và tiền bạc. Bài viết dưới đây của Công ty Luật Việt An sẽ giải đáp thắc mắc của quý khách hàng về thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Myanmar.

Đăng ký nhãn hiệu tại Myanmar

Cơ sở pháp lý

Luật nhãn hiệu Myanmar 2019.

Vài nét về nước Myanmar

Myanmar là một quốc gia có nhiều lễ hội vào bậc nhất trên thế giới, những lễ hội ở đây diễn ra quanh các năm, nhưng chủ yếu tập trung chủ yếu vào các thời điểm tháng 3, tháng 4 đó là những thời kì mà nông nhàn. Các lẽ hội ở đây vô cùng độc đáo và thú vị thu hút mọi người đến đây nhiều hơn. Bên cạnh những thế mạnh về du lịch, Myanmar cònlà một trong những thị trường thu hút các cá nhân, doanh nghiệp của các nước trong khu vực nói chung và Việt Nam nói riêng.

Phân nhóm hàng hóa dịch vụ đăng ký nhãn hiệu tại Myanmar

Khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Myanmar, phải đăng ký nhóm hàng hóa, dịch vụ mong muốn bảo hộ nhãn hiệu. Việc phân loại nhóm hàng hóa dịch vụ khi đăng ký nhãn hiệu đóng vai trò quan trọng trong việc xác định phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu. Hàng hóa dịch vụ tại Myanmar được phân nhóm dựa trên Bảng phân nhóm quốc tế hàng hóa dịch vụ Nice.

Các dấu hiệu không được đăng ký nhãn hiệu hàng hóa ở Myanmar

  • Dấu hiệu trùng lặp với nhãn hiệu của người khác đã đăng ký cho cùng hàng hóa hoặc dịch vụ hoặc có cùng danh mục sản phẩm hoặc dịch vụ;
  • Dấu hiệu lừa dối hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã đăng ký của người khác;
  • Dấu hiệu tương tự với huy hiệu hoặc phù hiệu, huân chương, huy chương, cờ, hoặc hình ảnh về bất kỳ quốc gia, thành phố, thị xã, thị trấn, địa điểm, tổ chức đoàn thể, pháp nhân, tổ chức, hoặc cá nhân nào;
  • Dấu hiệu có nội dung bị cấm như vấn đề nhậy cảm mang tính chất xã hội hoặc trái với luật pháp và đạo đức xã hội.

Nguyên tắc bảo hộ nhãn hiệu tại Myanmar

Myanmar hiện nay đã áp dụng bảo hộ nhãn hiệu theo cơ chế “first to file” – nộp đơn đầu tiên. Theo đó, thời điểm đăng ký là cơ sở duy nhất để quyết định quyền độc quyền sử dụng nhãn hiệu thuộc về chủ thể nào.

Đây là điểm cập nhật của nguyên tắc bảo hộ nhãn hiệu ở Myanmar từ năm 2019. Trước đó, Myanmar tương tự pháp luật Hoa Kỳ khi bảo hộ nhãn hiệu theo nguyên tắc sử dụng trước và được xác lập thông qua một Tuyên bố sử dụng nhãn hiệu. Để đáp ứng các yêu cầu bảo hộ khi gia nhập các điều ước quốc tế về bảo hộ nhãn hiệu như công ước Paris, Nghị định thư Madrid, việc thay đổi của luật nhãn hiệu Myanmar là hợp lý và hài hòa với hệ thống bảo hộ nhãn hiệu hiện hành trên thế giới.

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Myanmar

Bước 1: Lựa chọn mẫu nhãn hiệu và tra cứu nhãn hiệu

Việc lựa chọn mẫu nhãn hiệu rất quan trọng. Sau khi thiết kế và phân nhóm sản phẩm, dịch vụ cho nhãn hiệu, chủ đơn nên tiến hành tra cứu khả năng bảo hộ của nhãn hiệu để đảm bảo tính hiệu quả của thủ tục đăng ký. Tuy đây không phải thủ tục bắt buộc nhưng nếu không thực hiện, chủ đơn có thể gặp rủi ro bị từ chối bảo hộ đơn rất cao, gây tốn kém về mặt chi phí và tiền bạc cho người nộp đơn.

Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký

Nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tại Phòng đăng ký nhãn hiệu – Cục Sở hữu trí tuệ Myanmar (Intellectual Property Department – IDP) thuộc Bộ Thương mại Myanmar.

Hồ sơ đăng ký bao gồm:

  • Tờ khai đăng ký nhãn hiệu, bao gồm các thông tin cơ bản về tên, địa chỉ, thông tin liên hệ của người nộp đơn, thông tin đơn vị đại diện sở hữu trí tuệ;
  • Danh mục hàng hóa/dịch vụ (phân loại theo Bảng phân loại quốc tế về đăng ký nhãn hiệu Nice);
  • Giấy ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký. Tài liệu này là bắt buộc đối với chủ đơn nước ngoài. Theo quy định mới nhất, hồ sơ yêu cầu bản công chứng của giấy Chỉ định người đại diện, đây là một biểu mẫu mới được giới thiệu khác với giấy ủy quyền tới IPD để cho phép đại diện nhãn hiệu của người nộp đơn ở Myanmar thực hiện thủ tục này;
  • Bản tuyên bố sử dụng có kèm mẫu nhãn hiệu và danh mục sản phẩm;
  • Tài liệu khác (nếu cần).

Hình thức nộp đơn phổ biến hiện tại là qua hệ thống tiếp nhận online E-filing của IDP. Chủ đơn sẽ tiến hành nộp lệ phí đăng ký nhãn hiệu ngay khi nộp hồ sơ.

Lưu ý

  • Trường hợp người nộp đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên thì cần kèm theo các tài liệu chứng minh người nộp đơn được hưởng quyền ưu tiên;
  • Trường hợp các nhãn hiệu trùng hoặc tương tự được nộp bởi những người nộp đơn khác nhau với ngày nộp đơn khác nhau, đơn đăng ký nhãn hiệu có ngày nộp đơn sớm nhất sẽ được cấp văn bằng bảo hộ nếu đáp ứng các tiêu chí bảo hộ.

Bước 3: Thẩm định hình thức đơn

  • Đây là một bước mới trong quy trình xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu ra đời cùng Luật Nhãn hiệu 2019. IDP sẽ kiểm tra tính hợp lệ của các tài liệu trong hồ sơ đăng ký nhãn hiệu được nộp, trường hợp cần bổ sung sửa đổi cần thông báo cho người nộp đơn để bổ sung trong một thời hạn nhất định được chấp nhận đơn hợp lệ.
  • Đơn hợp lệ về mặt hình thức sẽ được đăng trên công báo Sở hữu công nghiệp và tiếp nhận phản đối đơn đăng ký từ bên thứ ba. Thủ tục phản đối đơn được thực hiện trong vòng 60 ngày kể từ ngày công bố nhãn hiệu và được phản hồi trong vòng 30 ngày. Như vậy, nếu có thủ tục phản đối đơn, việc thẩm định đơn đăng ký sẽ kéo dài khoảng 90 ngày so với thủ tục không có phản đối.

Bước 4: Thẩm định nội dung đơn

  • IDP tiến hành thẩm định các cơ sở tuyệt đối (khả năng phân biệt của nhãn hiệu), hay có thuộc trường hợp không được đăng ký nhãn hiệu không để xem xét khả năng bảo hộ của nhãn hiệu theo quy định của Luật Nhãn hiệu 2019.
  • Việc phản đối đơn từ bên thứ ba là cơ sở để IDP tiếp tục tiến hành thẩm định nội dung sâu hơn trên cả cơ sở tương đối.

Bước 5: Ra quyết định cấp bằng bảo hộ nhãn hiệu

Trường hợp không có phản đối đăng ký nào hoặc nếu việc phản đối được giải quyết thì đơn đăng ký nhãn hiệu sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký. Chủ đơn sẽ tiến hành nộp lệ phí đăng ký ở giai đoạn này để được cấp giấy chứng nhận đăng ký.

Thời gian ước tính để IPD thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu (không bao gồm thời gian thẩm định nội dung sâu hơn nếu có bất kỳ phản đối nào được nộp) là khoảng 12 đến 18 tháng.

Bước 6: Cấp văn bằng bảo hộ

Khi nhãn hiệu đã được chấp thuận bảo hộ, Quý khách hàng sẽ nhận được Thông báo cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và sau đó là bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

Lưu ý khi đăng ký, sử dụng và quản lý nhãn hiệu tại Myanmar

  • Tìm hiểu khả năng đăng ký nhãn hiệu, xem xét nhãn hiệu có vi phạm điều cấm của luật nhãn hiệu Myanmar không;
  • Lựa chọn, phân loại nhóm sản phẩm/dịch vụ phục vụ cho việc nộp đơn đăng ký;
  • Tra cứu, cung cấp thông tin, dữ liệu về việc sử dụng và đăng ký nhãn hiệu tại Myanmar;
  • Lựa chọn mẫu nhãn hiệu đăng ký;
  • Soạn thảo hồ sơ theo đúng mẫu của Myanmar ban hành. Trong đó lưu ý tới phần mô tả nhãn hiệu, phần phân nhóm và mã hình;
  • Theo dõi tình trạng, hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Myanmar để nộp lệ phí gia hạn kịp thời;
  • Đàm phán, soạn thảo, thẩm định, đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng hoặc quyền sở hữu nhãn hiệu tại Myanmar;
  • Theo dõi việc sử dụng thực tế nhãn hiệu, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm quyền tại Myanmar.

Một số câu hỏi liên quan

Thời gian bảo hộ của nhãn hiệu là bao lâu?

Thời hạn bảo hộ của nhãn hiệu là 10 năm từ ngày nộp đơn, được gia hạn mỗi 10 năm tiếp theo. Việc gia hạn cần phải nộp trước 6 tháng trước thời điểm nhãn hiệu còn hiệu lực và phải nộp phí gia hạn. Được gia hạn muộn trong vòng 6 tháng từ ngày hết hạn.

Nhãn hiệu bao gồm các ký tự đặc biệt là ngôn ngữ nước ngoài như tiếng Trung Quốc, Nhật hay Anh, Myanmar có thể đăng ký được hay không?

  • Trên thực tế, nhãn hiệu (bất kỳ dấu hiệu dễ nhận biết nào như tên, chữ cái, chữ số, cấu trúc mô tả, kết hợp màu sắc, dấu hiệu có thể nhìn thấy được và bất kỳ sự kết hợp nào của những dấu hiệu trên có khả năng phân biệt được hàng hóa và dịch vụ) đều có thể đăng ký được.
  • Đối với nhãn hiệu chứa chữ Trung Quốc hoặc Nhật Bản, yêu cầu có phiên âm và ý nghĩa của các ký tự nước ngoài. Để được bảo hộ cao hơn, chủ đơn nên yêu cầu cân nhắc nộp đơn nhãn hiệu theo phiên âm tiếng Myanmar.

Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu tại Myanmar của Luật Việt An

  • Thực hiện việc tra cứu và thông báo cho quý khách hàng bằng văn bản kết quả tra cứu nhãn hiệu tại Myanmar;
  • Tư vấn về vấn đề liên quan đến việc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu.
  • Theo dõi tiến trình xử lý đơn và phản hồi cơ quan đăng ký, thường xuyên cập nhật tình trạng cho chủ đơn;
  • Tư vấn về việc sử dụng nhãn hiệu sau khi cấp bằng;
  • Tiến hành soạn hồ sơ xin gia hạn văn bằng bảo hộ.

Quý khách hàng có thắc mắc liên quan hoặc có nhu cầu hỗ trợ hồ sơ, thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Myanmar, xin vui lòng liên hệ Công ty luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất.

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Đăng ký nhãn hiệu quốc tế

    Đăng ký nhãn hiệu quốc tế

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18

    (Whatsapp, Zalo, Viber)
    hcm@vietanlaw.vn
    Skype IconSkype Chat

    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO