Đăng ký nhãn hiệu sản phẩm dầu mỡ công nghiệp

Dầu mỡ công nghiệp là nhiên liệu được sử dụng thường xuyên và phổ biến trong lĩnh vực công nghiệp. Sản phẩm dùng để bôi trơn máy móc, giúp máy móc hoạt động tốt hơn.

Vai trò của dầu mỡ công nghiệp trong nền công nghiệp

Là sản phẩm để môi trơn cho máy móc

  • Giúp các chi tiết này không phải tiếp xúc trực tiếp với nhau, mà sẽ được bao phủ bởi các lớp dầu được tra vào. Để làm giúp máy móc chuyển động trơn trượt hơn.
  • Vì nếu không có sự ngăn cách bởi các màng dầu thì 2 bề mặt kim loại trong máy móc. Khi chuyển động sẽ cọ xát vào nhau tạo ra ma sát, ăn mòn, hình thành các hạt cặn, sạn bên trong hệ thống. Vì thế máy móc thiết bị nhanh bị hư hỏng và làm việc kém hiệu quả.

Tác động của dầu mỡ công nghiệp trong hoạt động doanh nghiệp, cá nhân

Nếu sử dụng loại dầu nhớt kém chất lượng, sẽ khiến cho máy móc nhanh chóng bị trục trặc, hỏng hóc. Các doanh nghiệp, cá nhân sử dụng máy móc phải tốn chi phí để sửa chữa, bảo trì. Theo đó, còn làm công việc bị trì trệ, khiến sản lượng sản phẩm không kịp tiến độ.

Phân nhóm đăng ký nhãn hiệu liên quan đên ssản phẩm dầu mỡ công nghiệp

Nhóm 1: Sản phẩm, chế phẩm tách, tẩy dầu mỡ

  • Chế phẩm để tách dầu mỡ,
  • Chế phẩm tẩy dầu mỡ dùng trong quá trình sản xuất.

Nhóm 4: Dầu mỡ công nghiệp

  • Đây là nhóm chính nhất liên quan đến sản phẩm dầu mỡ công nghiệp
  • Dầu và mỡ công nghiệp, sáp;
  • Chất bôi trơn;
  • Chất để thấm hút, làm ướt và làm dính bụi;
  • Nhiên liệu và vật liệu cháy sáng;

Nhóm 5: Dầu mỡ dùng cho mục đích y tế, thú y

  • Dầu mỡ dùng cho mục đích y tế;
  • Dầu mỡ dùng cho mục đích thú y

Nhóm 7: sản phẩm tra dầu mỡ

Cơ cấu tra dầu mỡ, Máy bơm dầu mỡ

Nhóm 35: Thương mại mua bán dàu mỡ công nghiệp

Mua bán, xuất khẩu dầu mỡ công nghiệp

Nhóm 37: Dịch vụ tra dầu mỡ cho xe cộ

Dịch vụ tra dầu mỡ cho xe cộ.

Tùy theo mục đích kinh doanh liên quan đến sản phẩm dầu mỡ công nghiệp mà doanh nghiệp tiến hành lựa chọn các nhóm hàng hóa, dịch vụ nêu trên để đăng ký nhãn hiệu của mình

Các nhãn hiệu nổi tiếng về dầu mỡ công nghiệp

Nhãn hiệu Shell

Đây là nhãn hiệu dầu mỡ đến từ Hà lan, với hơn 100 năm trên thị trường, những sản phẩm của Shell không ngừng cải tiến trong từng giai đoạn và đưa ra thị trường những sản phẩm cao cấp nhất.

Nhãn hiệu Total

Total là nhà sản xuất và cung cấp xăng dầu và chất bôi trơn nổi tiếng đến từ Pháp. Với giá thành phải chăng cùng với chất lượng tốt.

Nhãn hiệu Castrol

Là nhãn hiệu dầu nhớt liên doanh giữa tập đoàn dầu khí BP của Anh quốc và tổng công ty xăng dầu Việt Nam. Các sản phẩm của Castrol được biết đến nhờ vào tính đa dụng, phù hợp với mọi điều kiện vận hành của động cơ.

Nhãn hiệu Motul

Một nhãn hiệu lâu đời của Pháp, tại Việt Nam, Motul kết hợp với công ty cổ phần dầu nhớt và hóa chất Việt Nam (Vilube) sản xuất những sản phẩn dầu nhớt chuyên dùng cho xe phân khối lớn và phục vụ các cuộc đua.

Nhãn hiệu Caltex

Một nhãn hiệu đến từ Mỹ, được sản xuất trong nước thông qua Công ty TNHH dầu nhờn Chevron Việt Nam. Thế mạnh của Caltex là những sản phẩm dầu nhớt dành cho xe tải hạng nặng và các máy công nghiệp cỡ lớn.

Nhãn hiệu Repsol

Nhãn hiệu này có nguồn gốc từ Tây Ban Nha, đây là cái tên nổi tiếng trên các trường đua, các sản phẩm bảo vệ động cơ của Repsol cung cấp cho các cuộc đua mang tính khốc liệt, từ đó có thể thấy được chất lượng của nhãn hiệu này.

Nhãn hiệu Liqui Moly

Đây cũng là một nhãn hiệu khá nổi tiếng, chuyên sản xuất các chất phụ gia, chất bôi trơn và các sản phẩm chăm sóc xe. Mặc dù chỉ là một Công ty nhỏ nhưng nhờ vào uy tín của mình, Liqui Moly đến nay đã được rất nhiều hãng xe và các khách hàng tin dùng.

Nhãn hiệu Mobil

Nhãn hiệu này có mặt tại Việt Nam từ rất sớm và gặt hái được nhiều thành công, cho đến năm 2009, nhà máy sản xuất Mobil tại Việt Nam được đã bán lại cho Total. Sau 5 năm vắng bóng, Mobil đã trở lại Việt Nam và phân phối các sản phẩm của mình thông qua con đường nhập khẩu, với chất lượng rất tốt.

Nhãn hiệu PTT

Nhãn hiệu nổi tiếng tại Thái Lan, được phân phối chính hãng thông qua Công ty xuất nhập khẩu Việt – Thái. Sau nhiều năm phát triễn, với uy tín cũng như giá cả phải chăng của mình. PTT đến nay cũng đã có chỗ đứng nhất định trên thị trường Việt Nam.

Nhãn hiệu Idemitsu

Nhãn hiệu lâu đời của Nhật Bản, các sản phẩm của Idemitsu luôn đảm bảo về chất lượng, kỹ thuật… đến nay cũng được nhiều hãng xe, đặc biệt là xe máy sử dụng cho các dòng xe của mình.

Nhãn hiệu PCL Petrolimex

PCL Petrolimex là một trong những nhãn hiệu có hệ thống bán lẻ lớn nhất Việt Nam, chuyên phân phối, bán các sản phẩm như xăng, dầu và các chất phụ gia, bôi trơn.

Nhãn hiệu Idemitsu

Idemitsu Kosan là công ty xăng dầu Nhật Bản, là một công ty chuyên tinh chế xăng dầu và kinh doanh các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ. Đây cũng là công ty lớn thứ hai trong ngành lọc dầu tại Nhật Bản (chỉ sau Nippon Oil).

Nhãn hiệu Liqui Moly

Công ty Liqui Moly GmbH được thành lập tại thành phố Ulm (bang Baden-Württemberg, Đức) năm 1957. Liqui Moly là nhãn hiệu dầu động cơ phổ biến nhất của Đức.

Nhãn hiệu Valvoline

Valvoline (từ năm 1866) là thương hiệu dầu nhớt danh tiếng của Mỹ của tập đoàn ASHLAND Inc. nằm trong Fortune 500.

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu dầu mỡ công nghiệp

Bước 1: Lựa chọn nhãn hiệu và sản phẩm, dịch vụ cho nhãn hiệu

  • Lựa chọn nhãn hiệu: Chọn mẫu nhãn hiệu đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ. Nhãn hiệu được lựa chọn không tương tự nhãn hiệu khác đã đăng ký, nhãn hiệu nổi tiếng.
  • Lựa chọn danh mục sản phẩm đăng ký: Bạn cần lựa chọn danh mục sản phẩm, dịch vụ mang nhãn hiệu theo hướng dẫn nêu trên. Phân nhóm sản phẩm, dịch vụ cần thực hiện theo Bảng phân loại quốc tế về nhãn hiệu Ni-xơ.

Bước 2: Tra cứu nhãn hiệu

Lợi ích của việc tra cứu nhãn hiệu

  • Để thực hiện thành công việc đăng ký nhãn hiệu, tức nhãn hiệu đăng ký có thể được cấp văn bằng bảo hộ, chủ thể nộp đơn đăng ký trước khi tiến hành đăng ký nhãn hiệu, doanh nghiệp nên thực hiện thủ tục tra cứu nhãn hiệu.
  • Việc tra cứu nhãn hiệu nhằm xác định khả năng đăng ký của nhãn hiệu so với các nhãn hiệu cùng loại đã được đăng ký tại cơ quan sở hữu trí tuệ hay chưa?
  • Sau khi có kết quả tra cứu nhãn hiệu, chủ đơn sẽ cân nhắc quyết định nên hay không nên đăng ký nhãn hiệu đã được tra cứu.
  • Việc tra cứu nhãn hiệu còn góp phần xác định khả năng nhãn hiệu có thể được cấp văn bằng hay không?
  • Nếu xác định nhãn hiệu không có khả năng được cấp văn bằng chủ sở hữu nên cân nhắc phương án sửa đổi để có thể được cấp bảo hộ độc quyền.
  • Tra cứu nhãn hiệu tránh được thời gian sau khi xét nghiệm dài chờ đợi nhưng không đem lại kết quả mong đợi của chủ đơn đăng ký.

Tài liệu cần chuẩn bị khi tra cứu nhãn hiệu

Để thực hiện việc tra cứu nhãn hiệu Quý khách hàng chỉ cần cung cấp cho Luật Việt An :

  • Mẫu nhãn hiệu;
  • Danh mục sản phẩm dịch vụ cần tra cứu và đăng ký.

Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký

Sau khi tra cứu chuyên sâu và nhãn hiệu được đánh giá là có khả năng đăng ký chủ đơn tiến hành nộp hồ sơ đăng ký.

Cơ quan tiếp nhận và xử lý hồ sơ, thu lệ phí đăng ký tại Việt Nam: Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.

Bước 4: Thẩm định hình thức đơn đăng ký

  • Thời hạn thẩm định hình thức đơn nhãn hiệu 01 tháng kể từ ngày nộp đơn.
  • Cục Sở hữu trí tuệ sẽ xem xét đơn có đủ điều kiện về hình thức, mẫu nhãn, chủ sở hữu đơn, quyền nộp đơn, phân nhóm,…
  • Nếu đơn đăng ký của doanh nghiệp đáp ứng điều kiện. Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ và cho đăng công bố đơn.
  • Nếu đơn đăng ký của doanh nghiệp không đáp ứng điều kiện. Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra Thông báo không chấp nhận đơn và đề nghị doanh nghiệp sửa đổi. Chủ đơn, đại diện chủ đơn tiến hành sửa đổi theo yêu cầu. Sau đó, tiến hành nộp công văn sửa đổi cho Cục sở hữu trí tuệ và nộp lệ phí bổ sung nếu phân loại nhóm sai.

Bước 5: Công bố đơn

  • Thời hạn công bố đơn nhãn hiệu: 02 tháng kể từ ngày có Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ.
  • Nội dung công bố đơn bao gồm: Các thông tin về đơn hợp lệ ghi trong thông báo chấp nhận đơn hợp lệ, mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ.
  • Hình thức công bố: Trang website của Cục Sở hữu trí tuệ và Công báo Sở hữu công nghiệp.

Bước 6: Thẩm định nội dung đơn

  • Thời hạn thẩm định nội dung: 09 tháng kể từ ngày công bố đơn.
  • Cục Sở hữu trí tuệ xem xét các điều kiện đăng ký nhãn hiệu. Trên cơ sở đó, Cục Sở hữu trí tuệ có những đánh giá khả năng cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà chủ đơn đã đăng ký. Nếu đơn đáp ứng đủ điều kiện thì Cục Sở hữu trí tuệ ra Thông báo dự định cấp văn bằng bảo hộ độc quyền nhãn hiệu.
  • Nếu đơn không đáp ứng đủ điều kiện. Cục Sở hữu trí tuệ ra Thông báo không cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà chủ đơn đã đăng ký. Chủ đơn nhãn hiệu xem xét và gửi công văn trả lời, khiếu nại quyết định của Cục Sở hữu trí tuệ. Chủ đơn đưa ra các căn cứ để cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu cho nhãn hiệu của mình.

Bước 7: Nộp lệ phí cấp văn bằng bảo hộ

Sau khi nhận được thông báo dự định cấp văn bằng bảo hộ, chủ đơn tiến hành nộp lệ phí cấp bằng.

Quý khách hàng có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam và nước ngoài vui lòng liên hệ Công ty luật Việt An để được hỗ trợ nhanh, chuyên nghiệp nhất với chi phí hợp lý nhất!

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tư vấn đăng ký nhãn hiệu

    Tư vấn đăng ký nhãn hiệu

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO
    The TitleThe Title