Hộp cơm giữ nhiệt còn có tên gọi khác là camen giữ nhiệt. Đây là một thiết bị gia dụng có công dụng giữ nóng thức ăn phù hợp với nhiều đối tượng đang đi làm, đi học. Khi đưa vào kinh doanh, để được bảo hộ độc quyền nhãn hiệu hộp đựng cơm giữ nhiệt chủ sở hữu cần đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm này. Bài viết dưới đây Luật Việt An sẽ cung cấp các thông tin về điều kiện, thủ tục đăng ký nhãn hiệu hộp đựng cơm giữ nhiệt theo pháp luật hiện hành.
Phân loại nhóm sản phẩm đăng ký nhãn hiệu cho hộp đựng cơm giữ nhiệt
Theo Bảng phân loại quốc tế các hàng hóa, dịch vụ theo thỏa ước Nice phiên bản 12-2024, thì hợp đựng cơm giữ nhiệt được phân vào các nhóm sau:
Nhóm 6
Kim loại thường và quặng, hợp kim của chúng; Vật liệu xây dựng bằng kim loại; Cấu kiện bằng kim loại vận chuyển được; Cáp và dây kim loại thường không dùng để dẫn điện; Hàng ngũ kim và các vật dụng nhỏ làm bằng sắt; Đồ chứa đựng bằng kim loại để lưu giữ hoặc vận chuyển; Két sắt.
Nhóm 17
Cao su, nhựa pec-ca, gôm, amiang, mi-ca bán thành phẩm và chưa xử lý và các vật liệu thay thế cho những vật liệu này; Chất dẻo và nhựa ở dạng đùn ép, sử dụng trong sản xuất; Vật liệu để bao gói, bịt kín và cách ly; Ống mềm phi kim loại.
Nhóm 21
Dụng cụ và đồ chứa dùng cho gia đình hoặc bếp núc; Dụng cụ nấu nướng và bộ đồ ăn, trừ dĩa, dao và thìa; Lược và bọt biển; Bàn chải, không kể bút lông; Vật liệu dùng để làm bàn chải; Ðồ lau dọn; Thuỷ tinh thô hoặc bán thành phẩm, trừ kính xây dựng; Ðồ thuỷ tinh, sành, sứ và đất nung.
Nhóm 35
Dịch vụ bán buôn bán lẻ, phân phối, xuất nhập khẩu hộp đựng cơm giữ nhiệt.
Một số nhãn hiệu hộp đựng cơm giữ nhiệt uy tín tại Việt Nam
Thương hiệu hộp cơm Lock&Lock
Lock & Lock là đại diện nổi tiếng của Hàn Quốc trong thị trường đồ gia dụng và dụng cụ nhà bếp. Hộp cơm giữ nhiệt Lock&Lock không chỉ thịnh hành với thiết kế thời trang mà còn được đánh giá cao về chất lượng. Với sự đa dạng về kiểu dáng và chất liệu, Lock&Lock đã chiếm trọn lòng tin của người tiêu dùng, đặc biệt là những người làm việc văn phòng.
Nhóm 21: Hộp đựng đồ ăn trưa
Thương hiệu hộp cơm Elmich
Nhận thức đúng với nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng, các nhà sản xuất danh tiếng mang đến những mẫu hộp cơm văn phòng thông minh, hiện đại và tiện lợi. Nằm trong danh sách top hộp đựng cơm văn phòng được yêu thích nhất, Elmich tự tin sở hữu thiết kế nổi bật cả về kiểu dáng và tính năng, trở thành một trong những lựa chọn hàng đầu cho hộp cơm giữ nhiệt hiện nay.
Nhóm 6: Hộp đựng thức ăn
Thương hiệu hộp cơm Tiger
Tiger – thương hiệu hộp cơm giữ nhiệt đến từ Nhật Bản, đã chinh phục thị trường Việt Nam với sản phẩm chất lượng và thiết kế hoàn hảo. Sự kết hợp của chất liệu an toàn và thiết kế thông minh khiến Tiger luôn là sự lựa chọn hàng đầu cho người tiêu dùng tại Việt Nam.
Nhóm 35: Dịch vụ bán lẻ hộp cơm trưa giữ nhiệt
Nhãn hiệu đã dăng ký cho sản phẩm hộp cơm Tiger
Chủ đơn: TIGER CORPORATION
Số đơn: 4-2016-31166
Ngày nộp đơn: 06/10/2016
Ngày cấp văn bằng: 29/07/2019
Nhãn hiêu: TIGER
Phân loại sản phẩm/dịch vụ:
Nhóm 35
Dịch vụ bán lẻ cho nồi cơm điện, nồi ủ cơm chạy điện, bình đun nước nóng chạy điện, ấm chạy điện, chảo nướng điện, bếp điện đĩa mặt tròn, máy pha cà phê chạy điện, lò nướng bánh chạy điện, máy nướng bánh kẹp chạy điện, máy nướng bánh xăng đuých chạy điện, máy có chức năng rán thực phẩm chạy bằng điện, máy nướng cá chạy điện, máy lọc không khí chạy điện, máy làm ẩm không khí chạy điện, lò nướng chạy điện, nồi đun nấu thực phẩm chạy điện, máy sấy bát đĩa chạy điện, nồi cơm điện dùng cho mục đích thương mại, nồi điện nấu cháo, bếp từ, lò vi sóng, hộp cơm trưa giữ nhiệt, bình chân không bằng thép không gỉ, hộp đựng thực phẩm bằng thép không gỉ, phích đựng chất lỏng, cốc/ca cách nhiệt bằng thép không gỉ, bình rót cách nhiệt, hộp đựng và ngăn chia phần cơm, hộp đựng thực phẩm giữ nhiệt, hộp cách nhiệt dùng chứa thực phẩm hoặc đồ uống, nồi ủ nhiệt chân không.
Quyền đăng ký nhãn hiệu cho hộp đựng cơm giữ nhiệt
Căn cứ Điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, quy định các đối tượng được quyền đăng ký nhãn hiệu cho hợp đựng cơm nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hoá do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp, do mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.
Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hoá, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó.
Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hoá, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ đó.
Hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng ký một nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu với những điều kiện sau đây:
Việc sử dụng nhãn hiệu đó phải nhân danh tất cả các đồng chủ sở hữu hoặc sử dụng cho hàng hoá, dịch vụ mà tất cả các đồng chủ sở hữu đều tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh;
Việc sử dụng nhãn hiệu đó không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ.
Các tài liệu cần chuẩn bị
Nộp theo phương thức thông thường
Căn cứ Điều 100 và Điều 105 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, thì hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho hôp cơm bao gồm các giấy tờ sau:
02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu hộp đựng cơm giữ nhiệt theo Mẫu số 08 phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị định 65/2023/NĐ-CP;
Giấy ủy quyền cho Luật Việt An (nếu nộp đơn thông qua đại diện);
Tài liệu chứng minh quyền đăng ký nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác;
Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu yêu cầu hường quyền ưu tiên.
Lưu ý: Trường hợp đơn đăng ký nhãn hiệu là nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận, thì cần có thêm các loại giấy tờ sau:
01 Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể/nhãn hiệu chứng nhận;
01 Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc chứng nhận chất lượng của sản phẩm, chứng nhận nguồn gốc địa lý);
01 Bản đồ khu vực địa lý (nếu là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý hoặc có chứa địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương);
01 Văn bản của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cho phép đăng ký nhãn hiệu (nếu có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương)
Nộp bằng đơn Madrid có chỉ định Việt Nam
Căn cứ khoản 3 Điều 25 Nghị định 65/2023/NĐ-CP, quy định các tài liệu khi đăng ký nhãn hiệu hộp cơm giữ nhiệt bằng đơn Madrid gồm:
Tờ khai yêu cầu đăng ký quốc tế nhãn hiệu có nguồn gốc Việt Nam theo Mẫu số 01 bằng tiếng Việt tại Phụ lục II Nghị định 65/2023/NĐ-CP;
02 tờ khai MM2 theo mẫu của Văn phòng quốc tế bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp;
02 mẫu nhãn hiệu đúng như nhãn hiệu trong đơn đăng ký đã được nộp tại Việt Nam (đơn cơ sở) hoặc giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (đăng ký cơ sở);
02 tờ khai MM18 bằng tiếng Anh (nếu đơn có chỉ định Hoa Kỳ);
Văn bản ủy quyền bằng tiếng Việt (trường hợp đơn được nộp thông qua đại diện);
Chứng từ nộp phí thực hiện thủ tục đăng ký quốc tế nhãn hiệu có nguồn gốc Việt Nam;
Các tài liệu khác có liên quan (nếu cần).
Quý khách hàng có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam và nước ngoài vui lòng liên hệ Luật Việt An để được hỗ trợ nhanh, chuyên nghiệp nhất với chi phí hợp lý nhất!