Dịch vụ luật sư hình sự về tội trốn thuế

Trốn thuế là hành vi vi phạm pháp luật, có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Tội trốn thuế được quy định tại Điều 200 của Bộ Luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Việc tìm kiếm sự tư vấn của một luật sư hình sự chuyên nghiệp là điều vô cùng cần thiết để bảo vệ quyền lợi của bị can, bị cáo. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đến quý khách dịch vụ luật sư hình sự về tội trốn thuế. 

Khái niệm và hành vi trốn thuế

Khái niệm và hành vi trốn thuế

Trốn thuế là hành vi của cá nhân, tổ chức thực hiện các phương thức trái pháp luật nhằm giảm số tiền thuế phải nộp theo quy định hoặc trốn tránh nghĩa vụ đóng thuế. 

Hành vi bị coi là trốn thuế theo Điều 143 Luật Quản lý thuế 2019 quy định như sau:

  • Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế; nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế 2019.
  • Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp.
  • Không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật hoặc ghi giá trị trên hóa đơn bán hàng thấp hơn giá trị thanh toán thực tế của hàng hóa, dịch vụ đã bán.
  • Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn để hạch toán hàng hóa, nguyên liệu đầu vào trong hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm hoặc tăng số tiền thuế được khấu trừ, số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế không phải nộp.
  • Sử dụng chứng từ, tài liệu không phản ánh đúng bản chất giao dịch hoặc giá trị giao dịch thực tế để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm, số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế không phải nộp.
  • Khai sai với thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mà không khai bổ sung hồ sơ khai thuế sau khi hàng hóa đã được thông quan.
  • Cố ý không kê khai hoặc khai sai về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
  • Cấu kết với người gửi hàng để nhập khẩu hàng hóa nhằm mục đích trốn thuế.
  • Sử dụng hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế không đúng mục đích quy định mà không khai báo việc chuyển đổi mục đích sử dụng với cơ quan quản lý thuế.
  • Người nộp thuế có hoạt động kinh doanh trong thời gian ngừng, tạm ngừng hoạt động kinh doanh nhưng không thông báo với cơ quan quản lý thuế.
  • Người nộp thuế không bị xử phạt về hành vi trốn thuế mà bị xử phạt hành vi vi phạm thủ tục thuế đối với trường hợp sau đây:
    • Không nộp hồ sơ đăng ký thuế, không nộp hồ sơ khai thuế, nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày nhưng không phát sinh số tiền thuế phải nộp;
    • Nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày có phát sinh số tiền thuế phải nộp và người nộp thuế đã nộp đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế hoặc trước thời điểm cơ quan thuế lập biên bản về hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế.

Quy định pháp luật về tội trốn thuế

Tội trốn thuế là một trong những hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng và được quy định tại Điều 200 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017, cụ thể: 

  • Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây trốn thuế với số tiền từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội trốn thuế hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196, 202, 250, 251, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật Hình sự, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
    •  Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế; nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định của pháp luật;
    • Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp;
    •  Không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ hoặc ghi giá trị trên hóa đơn bán hàng thấp hơn giá trị thanh toán thực tế của hàng hóa, dịch vụ đã bán;
    • Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp để hạch toán hàng hóa, nguyên liệu đầu vào trong hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm hoặc tăng số tiền thuế được khấu trừ, số tiền thuế được hoàn;
    • Sử dụng chứng từ, tài liệu không hợp pháp khác để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được hoàn;
    • Khai sai với thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mà không khai bổ sung hồ sơ khai thuế sau khi hàng hóa đã được thông quan, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 188 và Điều 189 của Bộ luật Hình sự;
    • Cố ý không kê khai hoặc khai sai về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 188 và Điều 189 của Bộ luật Hình sự;
    • Câu kết với người gửi hàng để nhập khẩu hàng hóa, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 188 và Điều 189 của Bộ luật Hình sự;
    • Sử dụng hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế không đúng mục đích quy định mà không khai báo việc chuyển đổi mục đích sử dụng với cơ quan quản lý thuế.
  • Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
    • Có tổ chức;
    • Số tiền trốn thuế từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
    •  Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
    • Phạm tội 02 lần trở lên;
    • Tái phạm nguy hiểm.
  • Phạm tội trốn thuế với số tiền 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 4.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
  • Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
  • Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều 200 Bộ luật Hình sự, thì bị phạt như sau:
    •  Thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều 200 Bộ luật Hình sự trốn thuế với số tiền từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội trốn thuế hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195 và 196 của Bộ luật Hình sự, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;
    •  Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d và đ khoản 2 Điều 200 Bộ luật Hình sự, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;
    • Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 200 Bộ luật Hình sự, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 10.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;
    •  Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 Bộ luật Hình sự, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
    • Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Tại sao cần sử dụng dịch vụ luật sư hình sự về tội trốn thuế

Việc sử dụng dịch vụ luật sư hình sự trong các vụ án liên quan đến tội trốn thuế là một quyết định thông minh và cần thiết. Bởi vì:

  • Luật sư có kiến thức sâu rộng về các quy định pháp luật liên quan đến thuế và tội trốn thuế. Họ có thể giúp khách hàng hiểu rõ các hành vi nào được coi là trốn thuế và các hình thức xử phạt tương ứng.
  • Luật sư sẽ đại diện cho khách hàng trong quá trình điều tra và xét xử, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của họ. Họ có thể giúp khách hàng đưa ra các lập luận hợp lý và chứng minh rằng hành vi của họ không phải là tội phạm hoặc có thể giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
  • Luật sư sẽ giúp khách hàng chuẩn bị các tài liệu và hồ sơ cần thiết để chứng minh sự tuân thủ pháp luật hoặc để bảo vệ quyền lợi của họ trong quá trình điều tra.
  • Việc có luật sư đồng hành sẽ giúp khách hàng tránh được những sai lầm trong quá trình làm việc với cơ quan thuế và trong các thủ tục pháp lý, từ đó giảm thiểu rủi ro bị xử phạt nặng.

Dịch vụ luật sư hình sự về tội trốn thuế

Dịch vụ luật sư hình sự về tội trốn thuế

  • Tư vấn quy định pháp luật về tội trốn thuế;
  • Tư vấn, đánh giá mức độ hành vi phạm tội của khách hàng khi bị khởi tố tội trốn thuế;
  • Tư vấn, hướng dẫn khai báo, thu thập, giao nộp chứng cứ có lợi trong vụ án hình sự;
  • Tư vấn quy trình tố tụng từ giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử;
  • Chuẩn bị luận cứ bào chữa cho thân chủ tại phiên tòa;
  • Tham gia phiên tòa với tư cách người bào chữa để bảo vệ quyền lợi của thân chủ;
  • Thực hiện các công việc khác theo yêu cầu của khách hàng.

Trên đây là nội dung dịch vụ luật sư hình sự tội trốn thuế mà Luật Việt An cung cấp đến quý khách. Quý khách có bất kỳ vướng mắc nào, vui lòng liên hệ chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời.

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Luật sư hình sự

    Luật sư hình sự

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 09 79 05 77 68
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO