Tội sử dụng vũ khí trái phép bị xử lý hình sự như thế nào?
Vũ khí là một thiết bị vô cùng nguy hiểm, có khả năng gây nguy hiểm tới tính mạng của mọi người trong xã hội. Chính vì vậy mà nước ta ban hành rất nhiều quy định về việc sử dụng vũ khí. Đặc biệt, nhà nước ta xử phạt rất nghiêm đối với những cá nhân phạm tội sử dụng vũ khí trái phép. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn một số người dân chưa có đủ hiểu biết về việc sử dụng vũ khí, trong bài viết này, Luật Việt An xin giới thiệu tới quý khách hàng về các quy định về tội sử dụng vũ khí trái phép của pháp luật Việt Nam.
Căn cứ pháp lý
Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017;
Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017, sửa đổi, bổ sung năm 2019;
Nghị định 144/2021/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình;
Nghị quyết 03/2022/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định tại điều 304, điều 305, điều 306, điều 307 và điều 308 của Bộ Luật Hình sự.
Phân loại vũ khí
Theo khoản 1 Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017, sửa đổi, bổ sung năm 2019, vũ khí là thiết bị, phương tiện hoặc tổ hợp những phương tiện được chế tạo, sản xuất có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người, phá hủy kết cấu vật .
Vũ khí bao gồm: vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao và vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự.
Phân loại
Định nghĩa
Vũ khí quân dụng
Là vũ khí được chế tạo, sản xuất bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế của nhà sản xuất hợp pháp, được trang bị cho lực lượng vũ trang nhân dân và các lực lượng khác theo quy định để thi hành công vụ.
Súng săn
Là súng được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, được sử dụng để săn bắn, bao gồm: súng kíp, súng hơi và đạn sử dụng cho các loại súng này
Vũ khí thô sơ
Là vũ khí có cấu tạo, nguyên lý hoạt động đơn giản và được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, bao gồm: dao găm, kiếm, giáo, mác, thương, lưỡi lê, đao, mã tấu, côn, quả đấm, quả chùy, cung, nỏ, phi tiêu.
Vũ khí thể thao
Là vũ khí được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, được sử dụng để luyện tập, thi đấu thể thao, bao gồm:
– Súng trường hơi, súng trường bắn đạn nổ, súng ngắn hơi, súng ngắn bắn đạn nổ, súng thể thao bắn đạn sơn, súng bắn đĩa bay và đạn sử dụng cho các loại súng này;
– Vũ khí thô sơ để luyện tập, thi đấu thể thao.
Vũ khí có tính năng tác dụng tương tự súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao
Là vũ khí được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, không theo tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế của nhà sản xuất hợp pháp, có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người, phá hủy kết cấu vật chất tương tự như súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao.
Thế nào là sử dụng vũ khí trái phép?
Tại Điều 4 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017, sửa đổi, bổ sung năm 2019 có quy định về các nguyên tắc cần tuân theo khi sử dụng vũ khí. Những hành vi sử dụng vũ khí mà không tuân theo nguyên tắc được quy định thì sẽ bị coi là sử dụng vũ khí trái phép.
Các dạng hành vi của tội sử dụng vũ khí trái phép được thể hiện dưới các hành vi cụ thể như:
Sử dụng vũ khí mà không có giấy phép hoặc không được phép của người hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
Cá nhân, tổ chức không thực hiện hoặc thực hiện không đúng về quản lý việc sản xuất, sửa chữa, trang bị, sử dụng, bảo quản, lưu giữ, vận chuyển, mua bán hoặc tiêu hủy vũ khí theo quy định.
Cấu thành tội phạm của tội sử dụng vũ khí trái phép
Chủ thể
Chủ thể của tội sử dụng vũ khí trái phép là cá nhân đủ 16 tuổi trở lên, tổ chức, pháp nhân thương mại thực hiện hành vi sử dụng vũ khí trái phép.
Khách thể
Hành vi sử dụng vũ khí trái phép là hành vi sử dụng vũ khí mà không tuân theo các nguyên tắc đã được pháp luật quy định và đây được coi là hành vi xâm phạm tới chế độ quản lý của Nhà nước đối với vũ khí.
Mặt chủ quan của tội sử dụng vũ khí trái phép
Tội trốn thuế là hành vi sử dụng trái phép vũ khí do cố ý trực tiếp, nghĩa là mặc dù các các nhân, tổ chức có nhận thức được hành vi sử dụng vũ khí trái phép là trái với quy định của pháp luật và có thể gây nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn thực hiện để đạt được một mục đích nào đó.
Mặt khách quan của tội sử dụng vũ khí trái phép
Tội sử dụng vũ khí trái phép được thực hiện dưới các hình thức khác nhau, ví dụ như: là sử dụng vũ khí mà không có giấy phép hoặc không được phép của người hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm phát huy tác dụng của vũ khí, phương tiện đó; không thực hiện hoặc thực hiện không đúng về quản lý việc sản xuất, sửa chữa, trang bị, sử dụng, bảo quản, lưu giữ, vận chuyển, mua bán hoặc tiêu hủy vũ khí theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
Hình phạt quy định về tội sử dụng vũ khí trái phép
Sử dụng trái phép vũ khí quân dụng
Theo quy định tại Điều 304 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, người thực hiện hành vi sử dụng trái phép vũ khí quân dụng có khả năng bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi thuộc một trong các trường hợp sau:
Khung hình phạt
Hành vi
01 năm đến 07 năm
Sử dụng trái phép vũ khí quân dụng
05 năm đến 12 năm
– Phạm tội có tổ chức;
– Vận chuyển, mua bán qua biên giới;
– Làm chết người;
– Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
– Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
– Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
– Vũ khí quân dụng có số lượng lớn hoặc có giá trị lớn;
– Tái phạm nguy hiểm.
10 năm đến 15 năm
– Làm chết 02 người;
– Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
– Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;
– Vũ khí quân dụng có số lượng rất lớn hoặc có giá trị rất lớn.
15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân
– Làm chết 03 người trở lên;
– Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
– Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên;
– Vũ khí quân dụng có số lượng đặc biệt lớn hoặc có giá trị đặc biệt lớn.
03 tháng đến 02 năm
Đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc đã bị kết án về tội sử dụng trái phép súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
01 năm đến 05 năm
– Phạm tội có tổ chức;
– Súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao có số lượng lớn;
– Vận chuyển, mua bán qua biên giới;
– Làm chết người;
– Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
– Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
– Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
– Tái phạm nguy hiểm.
03 năm đến 07 năm
– Súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao có số lượng rất lớn hoặc đặc biệt lớn;
– Làm chết 02 người trở lên;
– Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên;
– Gây thiệt hại về tài sản 500.000.000 đồng trở lên.
Lưu ý:
Vũ khí quân dụng có số lượng lớn hoặc có giá trị lớn là trong trường hợp các loại vũ khí quân dụng này đạt tới số lượng như được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 4 Nghị quyết 03/2022/NQ-HĐTP và có giá trị từ 10.000.000 đến dưới 200.000.000 đồng.
Vũ khí quân dụng có số lượng đặc biệt lớn hoặc có giá trị đặc biệt lớn được quy định số lượng cụ thể tại khoản 2 Điều Nghị quyết 03/2022/NQ-HĐTP và có giá trị từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.
Súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao có số lượng lớn được quy định số lượng cụ thể là: từ 101 đơn vị trở lên.
Vận chuyển, mua bán qua biên giới: được hiểu là hành vi người phạm tội đã hoặc đang đưa vũ khí ra khổi biên giới quốc gia trên đất liền, trên biển, trên không và trong lòng đất hoặc ngược lại. Ngoài ra, trong trường hợp đã hoàn thành các thủ tục thông quan thì cũng được coi là đã vận chuyển, mua bán qua biên giới.
Mức xử phạt hành chính: Cá nhân thực hiện hành vi sử dụng vũ khí trái phép có thể bị áp dụng mức phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.
Dịch vụ tư vấn pháp luật về hình sự của Luật Việt An
Tư vấn các cá nhân, tổ chức các quy định về tội sử dụng vũ khí trái phép quy định của pháp luật;
Đại diện bảo vệ quyền lợi của khách hàng trong lĩnh vực hình sự, tội sử dụng vũ khí trái phép;
Đại diện theo ủy quyền của khách hàng để làm việc với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
Tư vấn hưởng án treo, giảm án phạt;
Soạn thảo văn bản, giấy tờ, hỗ trợ thu thập tài liệu chứng cứ cho khách hàng giải quyết vụ án hình sự;
Trên đây là tư vấn của Luật Việt An về tội sử dụng trái phép vũ khí. Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn hay tìm hiểu kỹ hơn về tội sử dụng trái phép vũ khí, xin vui lòng liên hệ Công ty Luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất.
Bài viết được cập nhật đến tháng 5/2024, bất kỳ sự thay đổi về pháp luật nào chưa được cập nhật, vui long liên hệ đến Công ty Luật Việt An để được hỗ trợ.