Điều kiện đăng ký sáng chế

Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên. Sáng chế được bảo hộ trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký sáng chế. Vậy để bảo hộ sáng chế cần những điều kiện gì? Bài viết dưới đây Luật Việt An sẽ cung cấp những thông tin cập nhật mới nhất về điều kiện đăng ký bảo hộ sáng chế năm 2022.

Đăng ký sáng chế

Cơ sở pháp lý

  • Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019, 2022.

Sáng chế là gì?

Theo quy định tại khoản 12 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ, sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.

Sáng chế cũng là một trong những đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Sở hữu trí tuệ. Chủ sở hữu sáng chế sau khi đăng ký và được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ sáng chế sẽ được sử dụng độc quyền sáng chế trong thời gian bảo hộ và được pháp luật bảo vệ khi có bất kỳ hành vi xâm phạm quyền sáng chế.

Quyền đăng ký sáng chế

  • Tổ chức, cá nhân sau đây có quyền đăng ký sáng chế: Tác giả tạo ra sáng chế bằng công sức và chi phí của mình;Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc, tổ chức, cá nhân được giao quản lý nguồn gen cung cấp nguồn gen, tri thức truyền thống về nguồn gen theo hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc trường hợp quy định của Luật Sở hữu trí tuệ.
  • Trường hợp nhiều tổ chức, cá nhân cùng nhau tạo ra hoặc đầu tư để tạo ra sáng chế thì các tổ chức, cá nhân đó đều có quyền đăng ký và quyền đăng ký đó chỉ được thực hiện nếu được tất cả các tổ chức, cá nhân đó đồng ý.
  • Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký quy định có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp đã nộp đơn đăng ký.

Điều kiện chung đối với sáng chế được bảo hộ

Theo quy định tại Điều 58 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2022 thì sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Có tính mới;
  • Có trình độ sáng tạo;
  • Có khả năng áp dụng công nghiệp.

Đối với các sáng chế không đủ điều kiện bảo hộ dưới dạng bằng độc quyền sáng chế thì có thể đăng ký đồng thời để cấp bằng bảo hộ đối với giải pháp hữu ích nếu đáp ứng đầy đủ 3 điều kiện sau:

  • Có tính mới;
  • Không phải là hiểu biết thông thường;
  • Có khả năng áp dụng công nghiệp.

Về chủ thể, nội dung, về giới hạn quyền và chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp đối với giải pháp hữu ích được áp dụng như đối với sáng chế.

Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ 2022 (sau đây gọi là Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022) đã có một số điều chỉnh đối với nội dung chi tiết của điều kiện tính mới của sáng chế, cụ thể như sau:

Có tính mới

Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2022 thiết lập 02 điều kiện bộc lộ tính mới của sáng chế:

  • Bộc lộ dưới dạng là tài liệu sáng chế;
  • Bộc lộ dưới dạng là tài liệu phi sáng chế, tương ứng, đối với sáng chế xin đăng ký được coi là có tính mới.

Được quy định cụ thể tại Điều 60 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bổ sung bởi Khoản 2 Điều 2 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2019, Khoản 19, điểm c Khoản 82 Điều Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022, sáng chế không bị coi là mất tính mới nếu được những đối tượng sau đây bộc lộ công khai với điều kiện đơn đăng ký sáng chế được nộp tại Việt Nam trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày bộc lộ:

  • Tác giả tạo ra sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí bằng công sức và chi phí của mình;
  • Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc, tổ chức, cá nhân được giao quản lý nguồn gen cung cấp nguồn gen, tri thức truyền thống về nguồn gen theo hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
  • Tổ chức chủ trì đối với sáng chế là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng toàn bộ ngân sách nhà nước
  • Tổ chức chủ trì đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ được đầu tư bằng nhiều nguồn vốn, trong đó có một phần ngân sách nhà nước. Phần quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí tương ứng với tỷ lệ phần ngân sách nhà nước được giao cho tổ chức chủ trì một cách tự động và không bồi hoàn.
  • Nhà nước, đối với sáng chế là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc lĩnh vực quốc phòng và an ninh quốc gia trong trường hợp nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng toàn bộ ngân sách nhà nước;
  • Nhà nước, đối với sáng chế là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc lĩnh vực quốc phòng và an ninh quốc gia trong trường hợp nhiệm vụ khoa học và công nghệ được đầu tư bằng nhiều nguồn vốn, trong đó có một phần ngân sách nhà nước. Phần quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí tương ứng với tỷ lệ phần ngân sách nhà nước thuộc về Nhà nước; hoặc
  • Người có được thông tin về sáng chế một cách trực tiếp hoặc gián tiếp từ những đối tượng nêu trên.

Có tính sáng tạo

Căn cứ tại Điều 61 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bổ sung bởi Khoản 2 Điều 2 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2019, sáng chế được coi là có trình độ sáng tạo nếu căn cứ vào các giải pháp kỹ thuật đã được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc dưới bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên, sáng chế đó là một bước tiến sáng tạo, không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng.

Lưu ý: Giải pháp kỹ thuật là sáng chế được bộc lộ theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 60 của Luật Sở hữu trí tuệ không được lấy làm cơ sở để đánh giá trình độ sáng tạo của sáng chế đó.

Có khả năng áp dụng công nghiệp

Cụ thể quy định tại Điều 62 Luật Sở hữu trí tuệ, sáng chế được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể thực hiện được việc chế tạo, sản xuất hàng loạt sản phẩm hoặc áp dụng lặp đi lặp lại quy trình là nội dung của sáng chế và thu được kết quả ổn định.

Một số điểm mới của Luật Sở hữu trí tuệ 2022 về điều kiện bảo hộ sáng chế

Thứ nhất, về điều kiện tính mới. Trước khi được sửa đổi năm 2022, phạm vi tình trạng kỹ thuật để đánh giá tính mới của sáng chế theo quy định cũ chưa tính đến đơn nộp trước, nhưng chưa được công bố vào thời điểm nộp đơn đăng ký đầu tiên của đơn nộp sau nên chưa đủ điều kiện để xếp vào trường hợp mất tính mới khi “bị bộc lộ công khai… trước ngày nộp đơn…”.

Bởi vậy, để khắc phục hạn chế trên, Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung năm 2022 đã sửa đổi quy định về tính mới của sáng chế tại khoản 1 Điều 60, cụ thể bổ sung thêm một số trường hợp sáng chế bị coi là mất tính mới là: “Bị bộc lộ trong đơn đăng ký sáng chế khác có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn nhưng được công bố vào hoặc sau ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế đó” bên cạnh trường hợp mất tính mới do bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn đăng ký sáng chế hoặc trước ngày ưu tiên trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên.

Thứ hai, Luật mới năm 2022 cũng sửa đổi Điều 100 (Yêu cầu chung đối với đơn đăng ký sở hữu công nghiệp) yêu cầu cung cấp tài liệu thuyết minh về nguồn gốc của nguồn gen hoặc tri thức truyền thống về nguồn gen trong đơn đăng ký sáng chế, nếu sáng chế liên quan đến nguồn gen hoặc tri thức truyền thống về nguồn gen.

Khi nào sáng chế không bị coi là mất đi tính mới?

Theo Điều 86 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 25 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 có quy định về quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, sáng chế không bị coi là mất đi tính mới khi được công bố trong các trường hợp sau đây với điều kiện đơn đăng ký sáng chế được nộp trong thời hạn sáu tháng kể từ ngày công bố:

  • Sáng chế bị người khác công bố nhưng không được phép của người có quyền đăng ký quy định tại Điều86;
  • Sáng chế được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 công bố dưới dạng báo cáo khoa học;
  • Sáng chế được người có quyền đăng ký quy định tại Điều86 trưng bày tại cuộc triển lãm quốc gia của Việt Nam hoặc tại cuộc triển lãm quốc tế chính thức hoặc được thừa nhận là chính thức.

Để một sáng chế được bảo hộ, việc xem xét về tính mới là vô cùng quan trọng và cũng là một quá trình tương đối phức tạp. Vì vậy, trước khi quyết định đăng ký cho một sáng chế nào đó, chủ sở hữu sáng chế cần phải kiểm tra tính mới của sáng chế mà mình sở hữu, để chắc chắn rằng sáng chế đó vẫn chưa bị bộc lộ công khai và khác biệt đáng kể với những sáng chế được bảo hộ trước đó.

Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế

Các đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế:

  • Phát minh, lý thuyết khoa học, phương pháp toán học.
  • Sơ đồ, kế hoạch, quy tắc và phương pháp để thực hiện các hoạt động trí óc, huấn luyện vật nuôi, thực hiện trò chơi, kinh doanh; chương trình máy tính.
  • Cách thức thể hiện thông tin.
  • Giải pháp chỉ mang đặc tính thẩm mỹ.
  • Giống thực vật, giống động vật.
  • Quy trình sản xuất thực vật, động vật chủ yếu mang bản chất sinh học mà không phải là quy trình vi sinh.
  • Phương pháp phòng ngừa, chẩn đoán và chữa bệnh cho người và động vật.

Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn hay tìm hiểu kỹ hơn về các vấn đề liên quan đến điều kiện đăng ký bảo hộ sáng chế tại Việt Nam, xin vui lòng liên hệ Công ty luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất.

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tư vấn sở hữu trí tuệ

    Tư vấn sở hữu trí tuệ

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18

    (Whatsapp, Zalo, Viber)
    hcm@vietanlaw.vn
    Skype IconSkype Chat

    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO