Không đăng ký bản quyền tác giả tác phẩm có được bảo hộ không?

quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Quyền tác giả bao gồm các quyền nhân thân và quyền tài sản được quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ 2005. Vậy, trong trường hợp không đăng ký bản quyền tác giả tác phẩm có được bảo hộ không? Đây là câu hỏi mà Luật Việt An nhận được từ nhiều Quý khách hàng. Qua bài viết này, Luật Việt An xin chia sẻ một số thông tin pháp lý để giải đáp vướng mắc này.

Bảo hộ quyền tác giả như thế nào?

Căn cứ quy định tại Điều 199 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi, bổ sung năm 2010, 2019, 2023), tác giả có thể áp yêu cầu cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp dân sự, hành chính hoặc biện pháp hình sự đối với hành vi xâm phạm quyền tác giả tuỳ theo mức độ của hành vi.

Biện pháp dân sự

Theo quy định tại Điều 202 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi, bổ sung năm 2010, 2019, 2023), Toà án có thẩm quyền áp dụng những biện pháp dân sự sau đây đối với các đối tượng xâm phạm quyền tác giả dựa trên yêu cầu của tác giả, bao gồm:

  • Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm;
  • Buộc xin lỗi, cải chính công khai;
  • Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự;
  • Buộc bồi thường thiệt hại;
  • Buộc tiêu hủy hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hóa, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.

Biện pháp hành chính, hình sự

Theo quy định tại Điều 211 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi, bổ sung năm 2010, 2019, 2023), biện pháp hành chính, hình sự được áp dụng đối với những đối tượng thực hiện một trong những hành vi sau, tuỳ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm:

  • Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này;
  • Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán, tàng trữ tem, nhãn hoặc vật phẩm khác mang nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý giả mạo hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này.

Không đăng ký bản quyền tác giả tác phẩm có được bảo hộ không?

Theo khoản 1, khoản 2 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi, bổ sung năm 2010, 2019, 2022) quy định về căn cứ và thời điểm phát sinh quyền tác giả, tác phẩm như sau:

đăng ký bản quyền tác giả tác phẩm

  • Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.
  • Quyền liên quan phát sinh kể từ khi cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa được định hình hoặc thực hiện mà không gây phương hại đến quyền tác giả.

Ngoài ra, tại khoản 2 Điều 49 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi, bổ sung qua các thời điểm) quy định như sau:

“Việc nộp hồ sơ để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan không phải là thủ tục bắt buộc để được hưởng quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định của Luật này.”

Có thể thấy, ký bản quyền tác giả là hình thức không bắt buộc, quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện d­ưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất l­ượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay ch­ưa công bố, đã đăng ký hay ch­ưa đăng ký. Vì vậy, ngay sau khi hoàn thành tác phẩm và mặc dù chưa tiến hành thủ tục đăng ký bản quyền, quyền tác giả vẫn sẽ phát sinh từ thời điểm đó.

Tuy nhiên, sau khi làm thủ tục đăng ký quyền tác giả thì tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm được cấp Giấy chứng nhận bản quyền tác giả. Đây là sự chứng nhận cho sự sáng tạo của tác giả các phần thưởng xứng đáng, động viên tinh thần làm việc cho người sáng tạo; giúp cho người sáng tạo ra tác phẩm đó chống lại các hành vi sử dụng trái phép tác phẩm của mình: như sao chép, lạm dụng tác phẩm khi không được sự đồng ý của họ.

Trong thực tế việc chứng minh quyền sở hữu tác phẩm khi chưa được đăng ký bảo hộ là rất khó khăn. Vì vậy, thông qua việc đăng ký bản quyền, tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả sẽ được cấp Giấy Chứng nhận đăng ký đây chính là tài liệu quan trọng nhất để chứng minh quyền tác giả đối với tác phẩm đó. Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền được coi là tài sản của chủ sở hữu quyền tác giả.

Rủi ro không đăng ký bản quyền tác giả tác phẩm

Như phân tích tại phần trên, về mặt pháp lý, quyền tác giả, tác phẩm được bảo hộ không phụ thuộc vào việc đăng ký bản quyền tác giả, tác phẩm. Tuy nhiên, trên thực tế, việc không đăng ký bản quyền tác giả, tác phẩm sẽ gây ra những rủi ro pháp lý nhất định cho tác giả:

  • Bị sao chép hoặc lạm dụng: Nếu không đăng ký bản quyền tác giả, tác phẩm sẽ dễ dàng bị người khác sao chép, lạm dụng để trục lợi. Điều này khiến tác giả bị mất quyền lợi chính đáng trong việc khai thác tác phẩm của mình.
  • Dễ phát sinh tranh chấp và khó đòi hỏi quyền lợi: Đối với những tác phẩm bị người khác sao chép và đăng ký quyền tác giả trước, tác giả buộc phải chứng minh mình là người sáng tạo ra tác phầm mới có thể bảo vệ quyền lợi của mình. Nhưng trên thực tế, không phải trường hợp nào việc chứng minh cũng có thể dễ dàng thực hiện. Thậm chí, có rất nhiều tác giả đã bị “mất trắng” tác phẩm của mình.
  • Khó khai thác quyền tác giả, tác phẩm: Theo quy định, tác giả có thể khai thác quyền tác giả thông qua việc chuyển một số quyền của tác giả cho chủ thể khác để nhận lại lợi ích (vật chất hoặc phi vật chất). Nhưng đa phần trên thực tế, để hạn chế rủi ro pháp lý, bên nhận chuyển giao quyền thường yêu cầu phía tác giả cần cung cấp Chứng nhận đăng ký quyền tác giả và quyền liên quan – một trong những tài liệu cơ bản nhất và dễ nhận biết nhất để chứng minh quyền tác giả hợp pháp. Do đó, nếu không đăng ký bản quyền tác giả, tác phẩm sẽ khiến các chủ thể khác e ngại trong việc nhận chuyển quyền tác giả.

Thủ tục đăng ký bản quyền tác giả, tác phẩm

Hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả, tác phẩm

Quy định tại Điều 39 Nghị định 17/2023/NĐ-CP, hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả gồm các tài liệu sau:

  • Tờ khai đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan ký tên hoặc điểm chỉ, trừ trường hợp không có khả năng về thể chất để ký tên hoặc điểm chỉ được Luật Việt An soạn thảo;
  • 02 bản sao tác phẩm (bao gồm cả bản điện tử) hoặc 02 bản sao bản định hình cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng;
  • Văn bản ủy quyền nếu người nộp hồ sơ là người được tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan ủy quyền;
  • Tài liệu chứng minh là chủ sở hữu quyền gốc hoặc thứ cấp do giao nhiệm vụ (bản gốc hoặc bản sao có công chứng, chứng thực), giao kết hợp đồng, được thừa kế, được chuyển giao quyền.
  • Trong trường hợp tác giả không đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả phải có văn bản cam đoan về việc tự sáng tạo và sáng tạo theo quyết định hoặc xác nhận giao việc; hợp đồng; tham gia cuộc thi và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung cam đoan.
  • Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;
  • Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung;
  • Trường hợp trong tác phẩm có sử dụng hình ảnh cá nhân của người khác thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của người đó theo quy định của pháp luật.

Thẩm quyền đăng ký bản quyền tác giả, tác phẩm

Theo quy định tại Điều 51 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi, bổ sung năm 2010, 2019, 2023), thẩm quyền đăng ký bản quyền tác giả, tác phẩm thuộc về Cục Bản quyền tác giả thuộc Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch.

Quy trình thực hiện thủ tục đăng ký bản quyền tác giả, tác phẩm

Thời gian thực hiện thủ tục đăng ký bản quyền tác giả, tác phẩm: tối thiểu 1 tháng 15 ngày

Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ

  • Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, có thể trực tiếp hoặc uỷ quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp hồ sơ tại các địa điểm hoặc những phương thức như sau:
    • Cục Bản quyền tác giả;
    • Điểm tiếp nhận hồ của Cục Bản quyền tác giả tại thành phố Hồ Chí Minh;
    • Điểm tiếp nhận hồ sơ Cục Bản quyền tác giả tại thành phố Đà Nẵng
    • Cổng dịch vụ công trực tuyến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về lĩnh vực quyền tác giả, quyền liên quan.
  • Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả là cá nhân, tổ chức Việt Nam, cá nhân nước ngoài thường trú tại Việt Nam, tổ chức nước ngoài có trụ sở, văn phòng đại diện hoặc chi nhánh tại Việt Nam nộp hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam.
  • Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả là cá nhân nước ngoài không thường trú tại Việt Nam, tổ chức nước ngoài không có trụ sở, văn phòng đại diện hoặc chi nhánh tại Việt Nam nộp hồ sơ trực tiếp qua Cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc thông qua ủy quyền cho tổ chức tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan tại Việt Nam.

Bước 2: Cục Bản quyền tác giả tiếp nhận và xử lý hồ sơ

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền rà soát, phân loại, xem xét tính hợp lệ của hồ sơ trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày nhận được hồ sơ.

  • Hồ sơ hợp lệ: Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan cho người nộp hồ sơ.
  • Hồ sơ chưa hợp lệ: Yêu cầu sửa đổi, bổ sung theo quy định.
  • Trường hợp từ chối cấp: Thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người nộp hồ sơ.

Bước 3: Đăng bạ và công bố đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan

  • Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan được ghi nhận trong Sổ đăng ký quốc gia về quyền tác giả, quyền liên quan.
  • Quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan được công bố trên Công báo về quyền tác giả, quyền liên quan.

Bản quyền tác phẩm được bảo hộ bao lâu?

STT Đối tượng Thời hạn bảo hộ
1 Quyền đặt tên cho tác phẩm Vô thời hạn
2 Quyền đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng Vô thời hạn
3 Quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm không cho người khác xuyên tạc; không cho người khác sửa đổi, cắt xén tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả Vô thời hạn
4 Quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm và quyền nhân thân  
  a. Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh 15 năm, kể từ khi công bố
  b. Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố trong thời hạn 25 năm, kể từ khi tác phẩm được định hình 100 năm, kể từ khi tác phẩm được định hình
  c. Tác phẩm khuyết danh khi các thông tin về tác giả xuất hiện hoặc các tác phẩm khác không thuộc trường hợp a, b Suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết/ tác giả cuối cùng chết (nếu đồng tác giả)

Trên đây, Luật Việt An đã giải đáp vướng mắc của Quý khách hàng liên quan đến vấn đề Không đăng ký bản quyền tác giả tác phẩm có được bảo hộ không? Nếu có vướng mắc hoặc có yêu cầu hồ trợ pháp lý về sở hữu trí tuệ, hãy liên hệ với Luật Việt An để được hỗ trợ kịp thời.

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tư vấn đăng ký nhãn hiệu

    Tư vấn đăng ký nhãn hiệu

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO