09 33 11 33 66
info@luatvietan.vn
Email: info@luatvietan.vn

Lưu ý khi đăng ký nhãn hiệu tập thể

Căn cứ pháp lý

Văn bản hợp nhất số 07/VBHN-VPQH 2019 Luật sở hữu trí tuệ

Nhãn hiệu tập thể là gì?

Căn cứ Khoản 17 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ hiện hành

Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên tổ chức đó.

Quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể

Căn cứ Khoản 3 Điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành

Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

Yêu cầu đối với đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể

Căn cứ Điều 100 và Điều 105 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành

  • Tài liệu, mẫu vật, thông tin xác định nhãn hiệu cần bảo hộ trong đơn đăng ký nhanc hiệu gồm:
  • Mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu;
  • Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể, quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận;
  • Mẫu nhãn hiệu phải được mô tả để làm rõ các yếu tố cấu thành của nhãn hiệu và ý nghĩa tổng thể của nhãn hiệu nếu có; nếu nhãn hiệu có từ, ngữ thuộc ngôn ngữ tượng hình thì từ, ngữ đó phải được phiên âm; nhãn hiệu có từ, ngữ bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt;
  • Hàng hóa, dịch vụ nêu trong đơn đăng ký nhãn hiệu phải được xếp vào nhóm phù hợp với bảng phân hoại theo Thỏa ước Nice về phân loại quốc tế về hàng hóa và dịch vụ nhằm mục đích đăng ký nhãn hiệu, do cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp công bố.

Nội dung chủ yếu của quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể

  • Tên, địa chỉ, căn cứ thành lập và hoạt động của tổ chức tập thể là chủ sở hữu nhãn hiệu;
  • Các tiêu chuẩn để trở thành thành viên của tổ chức tập thể;
  • Danh sách các tổ chức, cá nhân được phép sử dụng nhãn hiệu;
  • Các điều kiện sử dụng nhãn hiệu;
  • Biện pháp xử lý hành vi vi phạm quy chế sử dụng nhãn hiệu.

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tập thể

Căn cứ Điều 100 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành

  • Tờ khai đăng ký theo mẫu quy định (theo mẫu 04-NH quy định tại Phụ lục A TT 01/2007/TT-BKHCN);
  • Mẫu nhãn hiệu tập thẻ (05 mẫu kých thước 80×80 mm) và danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu;
  • Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể;
  • Bản thuyết minh về tình chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tình chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý;
  • Bản đồ khu vực địa lý (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm, hoặc nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương);
  • Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cho phép đăng ký nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương);
  • Giấy ủy quyền, nếu đơn nộp thông qua đại diện;
  • Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác;
  • Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;
  • Chứng từ nộp phí, lệ phí.

Tuy nhiên, tại Công ty Luật Việt An, chúng tôi sẽ chuẩn bị cho Quý khách hàng toàn bộ tài liệu cần thiết qua dịch vụ đăng ký nhãn hiệu tập thể.

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu tập thể

Bước 1: Soạn thảo hồ sơ đăng ký nhãn hiệu

Bước 2: Nộp trực tiếp tại trụ sở Cục sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP.Hồ Chí Minh và Đà Nẵng hoăc có thể nộp bằng đường bưu điện.

Bước 3: Thẩm định về hình thức của đơn đăng ký nhãn hiệu

Bước 4: Thẩm định nội dung để xem xét đơn có đáp ứng các điều kiện hay không

Bước 5: Cục ra thông báo dự định cấp văn bằng hoặc dự định từ chối.

Tuy nhiên, Công ty Luật Việt An sẽ giúp quý khách hàng chuẩn bị các tài liệu, hồ sơ này thông qua dịch vụ đăng ký nhãn hiệu của Công ty Luật Việt An.

Thời hạn cấp văn bằng khi đăng ký nhãn hiệu tập thể

02-03 tháng kể từ ngày nộp lệ phí cấp văn bằng.

Sau khi có quyết định cấp văn bằng, Doanh nghiệp nộp lệ phí vấp văn bằng và lấy văn bằng bảo hộ nhãn hiệu.

Trên thực tế: thời gian xét nghiệm đơn đăng ký nhãn hiệu từ khi nộp đơn đến khi được cấp văn bằng hoặc từ chối cấp văn bằng thông thường kéo dài từ 15 – 18 tháng.

Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu tập thể

Nhãn hiệu đươc bảo hộ trong vòng 10 năm kể từ ngày nộp đơn. Và được gia hạn không hạn chế khi kết thúc thời hạn bảo hộ. Do vậy, doanh nghiệp được sở hữu nhãn hiệu và là tài sản đi cùng suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp nếu doanh nghiệp luôn gia hạn văn bằng bảo hộ nhãn hiệu đúng quy định sau 10 năm hết hạn.

Dịch vụ của Công ty Luật Việt An về đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể

  • Tư vấn pháp luật về thủ tục và điều kiện bảo hộ nhãn hiệu tập thể;
  • Tra cứu sơ bộ và tư vấn khả năng đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể;
  • Soạn thảo hồ sơ bảo hộ nhãn hiệu tập thể;
  • Nộp hồ sơ và theo dõi tiến trình đăng ký, xét nghiệm đơn tại Cục sở hữu trí tuệ;
  • Đại diện cho quý khách hàng trong toàn bộ quá trình xác lập quyền và phúc đáp công văn trao đổi với Cục sở hữu trí tuệ về việc bảo hộ nhãn hiệu;
  • Trao đổi, cung cấp thông tin cho quý khách hàng trong tiến trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể.
Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tư vấn đăng ký nhãn hiệu

    Tư vấn đăng ký nhãn hiệu

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 33 11 33 66
    (Zalo, Viber, Whatsapp) hanoi@vietanlaw.vnSkype IconSkype Chat
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 67 55 66
    (Zalo, Viber, Whatsapp) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO