Ngừng việc khi cách ly y tế có được trả lương?

Hiện nay tình hình dịch bệnh đang diễn ra khá phức tạp trên nhiều tỉnh thành, đặc biệt tại các khu công nghiệp có số lượng công nhân và người lao động lớn. Một trong những băn khăn của người người lao động là: khi người lao động phải ngừng việc do dịch bệnh hoặc người lao động phải cách ly y tế có được hưởng lương không?

Cơ sở pháp lý

Theo quy định tại Điều 99, Bộ luật Lao động năm 2019 bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 quy định như sau:

Điều 99. Tiền lương ngừng việc

Trường hợp phải ngừng việc, người lao động được trả lương như sau:

  1. Nếu do lỗi của người sử dụng lao động thì người lao động được trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động;
  2. Nếu do lỗi của người lao động thì người đó không được trả lương; những người lao động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc thì được trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu;
  3. Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động hoặc do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế thì hai bên thỏa thuận về tiền lương ngừng việc như sau:
    1. Trường hợp ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống thì tiền lương ngừng việc được thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu;
    2. Trường hợp phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu”.

Người lao động ngừng việc để cách ly y tế không được hưởng lương

Nếu do lỗi của người lao động thì người lao động đó không được trả lương.

Người lao động ngừng việc để cách ly y tế được hưởng lương

  • Nếu do lỗi của người sử dụng lao động mà người lao động buộc phải đi cách ly y tế tập trung;
  • Người lao động ngừng việc do phải đi cách ly tập trung theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

Mức lương trả người lao động ngừng việc khi người lao động phải cách ly y tế

  • Nếu do lỗi của người sử dụng lao động thì người lao động được trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động;
  • Nếu người lao động ngừng việc do phải cách ly theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền thì tiền lương trong thời gian ngừng việc sẽ do hai bên thỏa thuận nhưng phải đáp ứng các điều kiện sau:
  • Trường hợp ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống thì tiền lương ngừng việc được thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu;
  • Trường hợp phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu.

Quy định về Mức lương tối thiểu vùng năm 2021

Quy định Mức lương tối thiểu vùng năm 2021 áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp tại Điều 3 Nghị định 90/2019, cụ thể như sau:

  • Vùng I: 4,42 triệu đồng/tháng;
  • Vùng II: 3,92 triệu đồng/tháng;
  • Vùng III: 3,43 triệu đồng/tháng;
  • Vùng IV: 3,07 triệu đồng/tháng.
Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tư vấn pháp luật lao động

    Tư vấn pháp luật lao động

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18

    (Whatsapp, Zalo, Viber)
    hcm@vietanlaw.vn
    Skype IconSkype Chat

    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO