Quy định về hợp chuẩn, hợp quy

Căn cứ pháp lý:

  • Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006;
  • Thông tư 28/2012/TT-BKHCN quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật

Hệ thống tiêu chuẩn của Việt Nam gồm tiêu chuẩn quốc gia và tiêu chuẩn cơ sở

Theo đó có hai loại giấy chứng nhận đó là chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn (hợp chuẩn) và chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật ( hợp quy).

  • Chứng nhận phù hợp Tiêu chuẩn: là việc xác nhận đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng. Chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về nguyên tắc là hoạt động tự nguyện, tuy nhiên trong một số trường hợp theo yêu cầu của khách hàng thì nó trở thành bắt buộc. Đối với đánh giá phù hợp tiêu chuẩn, việc lựa chọn phương thức đánh giá nào là do tổ chức chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn hoặc tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn quyết định nhưng phải thích hợp với đối tượng chứng nhận để đảm bảo độ tin cậy của kết quả đánh giá;
  • Chứng nhận phù hợp Quy chuẩn kỹ thuật: là việc xác nhận đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật được thực hiện một cách bắt buộc. Phương thức đánh giá quy chuẩn kỹ thuật áp dụng cho từng đối tượng cụ thể được quy định tại quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

Đối tượng chứng nhận: là sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường theo những tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế, khu vực và cả tiêu chuẩn nước ngoài hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia quy chuẩn kỹ thuật địa phương quy định. Những đối tượng quy định trong quy chuẩn kỹ thuật thường liên quan đến an toàn, sức khỏe, môi trường mang tính bắt buộc áp dụng, nếu các doanh nghiệp muốn hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc những đối tượng quy định này.

Để thực hiện việc chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật, chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn các doanh nghiệp phải trải qua quá trình đánh giá sự phù hợp.

Quy trình:

  • Trước tiên xem sản phẩm có tiêu chuẩn quốc gia không? Nếu có tư vấn khách hàng áp dụng tiêu chuẩn quốc gia. Do tiêu chuẩn quốc gia chỉ quy định những tiêu chuẩn chung nên số lượng lớn các sản phẩm mới không có tiêu chuẩn quốc gia. Lúc này, tư vấn khách hàng xây dựng tiêu chuẩn cơ sở và yêu cầu cung cấp tính năng kỹ thuật và sản phẩm mẫu để kiểm tra, thử nghiệm từ đó xây dựng tiêu chuẩn cơ sở.
  • Có 8 phương thức đánh giá sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn, đó là:
    • Phương thức 1: thử nghiệm mẫu điển hình;
    • Phương thức 2: thử nghiệm mẫu điển hình kết hợp đánh giá quá trình sản xuất, giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy trên thị trường;
    • Phương thức 3: thử nghiệm mẫu điển hình kết hợp đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;
    • Phương thức 4: thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất và trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;
    • Phương thức 5: thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;
    • Phương thức 6: đánh giá và giám sát hệ thống quản lý;
    • Phương thức 7: thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa;
    • Phương thức 8: thử nghiệm hoặc kiểm định toàn bộ sản phẩm, hàng hóa.

Đối với sản phẩm sản xuất trong nước việc đánh giá thông thường sử dụng phương thức 5, còn đối với sản phẩm nhập khẩu thì sử dụng phương thức7. Đối với các sản phẩm nhập khẩu có số lượng nhiều, mỗi lần nhập khẩu lại tiến hành đánh giá gây tốn kém thì bên cạnh việc thử nghiệm, đánh giá theo lô sản phẩm, hàng hóa thì có thể thực hiện đánh giá tại nguồn ( tức là thành lập đoàn đánh giá sang nơi sản xuất để cấp giấy chứng nhận đăng ký tại nguồn).

Hệ thống quản lý chất lượng phổ biến hiện nay: Mọi sản phẩm lưu thông trên thị trường đều phải có hệ thống đảm bảo chất lượng.

  • Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: không phụ thuộc vào sản phẩm và quy mô;
  • Hệ thống quản lý chất lượng 22.000 áp dụng cho lĩnh vực an toàn thực phẩm;
  • Hệ thống quản lý chất lượng môi trường ISO 14.001 ( khi sản xuất phát thải ra môi trường bụi, khói, nước thải..thì doanh nghiệp bắt buộc phải có giấy chứng nhận trước khi tiến hành sản xuất);
  • Hệ thống quản lý chất lượng VIETGAP thường áp dụng cho phạm vi rộng như tỉnh, địa phương, nông trường…
  • Hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp OHSAS 18.001: doanh nghiệp khi xây dựng hệ thống OHSAS thường tích hợp nó với hệ thống quản lý môi trường (ISO 14001) hoặc một tiêu chuẩn quản lý khác.

Các công việc cần thực hiện:

  • Đầu tiên kiểm tra xem có tiêu chuẩn không và có chứng nhận được không? Nếu không có tiêu chuẩn thì có thể mua tiêu chuẩn nước ngoài.
  • Các quy chuẩn phổ biến:
    • Quy chuẩn an toàn đồ chơi trẻ em;
    • Quy chuẩn an toàn điện;
    • Quy chuẩn vệ sinh thực phẩm;
    • Quy chuẩn xây dựng ( Quy chuẩn 16/BXD).

Như vậy, cần tìm hiểu quy chuẩn của các bộ ( Bộ y tế, Bộ giao thông vận tải, Bộ Khoa học và công nghệ, Bộ xây dựng…).

Đối với hợp quy, doanh nghiệp phải thực hiện 2 công việc là đánh giá hợp quy và công bố hợp quy.

Để cấp Giấy chứng nhận hợp quy (CR) cần có hệ thống đảm bảo chất lượng và có hoạt động sản xuất đối với sản phẩm đó ( sản phẩm sản xuất trong nước ) hoặc hồ sơ nhập khẩu đối với sản phẩm nhập khẩu

Đối với sản phẩm mới sản xuất chưa có tiêu chuẩn thì doanh nghiệp cần trả 3 loại phí:

  • Phí tư vấn xây dựng tiêu chuẩn;
  • Phí đánh giá cấp chứng nhận lần đầu;
  • Chi phí thử nghiệm mẫu điển hình ( cần cung cấp thông tin về sản phẩm để biết chi phí thử nghiệm)

Ngoài ra, doanh nghiệp phải chịu phí duy trì hiệu lực chứng nhận trong vòng 03 năm ( tùy thuộc vào nhóm sản phẩm và độ phức tạp, quy mô mà số lượng đánh giá giám sát khác nhau, thông thường là 2- 3 lần đánh giá giám sát).

Giấy chứng nhận có hiệu lực 3 năm và phải thực hiện giám sát định kỳ. Hết hiệu lực, nếu doanh nghiệp có nhu cầu tiếp tục giấy chứng nhận đối với sản phẩm đó thì thực hiện thủ tục cấp lại giấy chứng nhận mới và phải trả chi phí tư vấn đánh giá lại.

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tin tức doanh nghiệp

    Tin tức doanh nghiệp

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO
    The TitleThe Title