Quy định về tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và ASEAN

Đánh thuế hai lần được hiểu là một khoản thu nhập nhưng đối tượng phát sinh thu nhập đó có nghĩa vụ nộp thuế ở hai quốc gia trở lên đối với khoản thu nhập đó. Đây là vấn đề thường gặp đối với những cá nhân hoặc doanh nghiệp có hoạt động phát sinh thu nhập ở nhiều quốc gia, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay. Nếu một khoản thu nhập bị đánh thuế tới hai lần, ở nước mà nó phát sinh và ở nước mà các cá nhân, doanh nghiệp chuyển thu nhập về thì khoản tiền thuế sẽ rất cao, ngăn cản các hoạt động đầu tư, giao lưu thương mại quốc tế. Để tránh tình trạng đánh thuế hai lần cũng như những hạn chế tiêu cực của nó, các quốc gia đã ký kết nhiều hiệp định với nhau nhằm tạo thuận lợi cho cá nhân và doanh nghiệp giữa các nước. Bên cạnh đó, thuế cũng là nguồn thu ngân sách của quốc gia nên các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần sẽ giúp các bên ký kết phân định thẩm quyền thu thuế, tránh xung đột lợi ích xảy ra.

Trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đã ký kết 8 Hiệp định về tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập với các nước: Thái Lan (1992), Singapore (1994), Malaysia (1995), Lào (1996), Indonesia (1997), Myanmar (2000), Philippines (2001), Brunei (2007). Ngày 24/12/2013, Bộ Tài chính cũng ban hành Thông tư số 205/2013/TT-BTC, hướng dẫn thực hiện các hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập và tài sản giữa Việt Nam với các nước và vùng lãnh thổ có hiệu lực thi hành tại Việt Nam.

Nhìn chung, theo nội dung của các Hiệp định cũng như Thông tư 205/2013/TT-BTC thì các loại thuế áp dụng là các loại thuế mang tính chất thu nhập như: thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế lợi tức, thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài… Một số Hiệp định còn có những loại thuế đặc thù như thuế thu nhập từ dầu mỏ tại khoản 2 Điều 2 Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và Malaysia. Đối tượng áp dụng của các Hiệp định này là các cá nhân và tổ chức là đối tượng cư trú của một trong hai bên ký kết hoặc cả hai bên ký kết.

Theo quy định tại Điều 1 Thông tư 205/2013/TT-BTC thì các cá nhân được coi là cư trú tại Việt Nam khi:

  • Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu có mặt tại Việt Nam;
  • Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, tức là: có nơi ở đăng ký thường trú theo pháp luật về cư trú hoặc có thuê nhà để ở tại Việt Nam với thời hạn của các hợp đồng thuê từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế;
  • Nếu cá nhân có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam nhưng thực tế có mặt tại Việt Nam ít hơn 183 ngày trong năm tính thuế mà cá nhân không chứng minh được là đối tượng cư trú của nước nào thì được xem là đối tượng cư trú của Việt Nam.

Đối với tổ chức thì những tổ chức được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam thì được coi là cư trú tại Việt Nam.

Trường hợp một cá nhân hoặc tổ chức được xác định là đối tượng cư trú của cả hai nước thì sẽ dựa vào các thứ tự ưu tiên khi xác định thân phận cư trú để tránh bị đánh thuế ở cả hai quốc gia. Theo Thông tư 205/2013/TT-BTC thì khi một cá nhân hoặc tổ chức được xác định là đối tượng cư trú của cả Việt Nam và quốc gia khác thì họ sẽ là đối tượng cư trú tại Việt Nam khi:

Với cá nhân:

  • Về nhà ở: Nếu cá nhân đó có nhà ở thường trú ở Việt Nam (nhà thuộc sở hữu hoặc nhà thuê hoặc nhà thuộc quyền sử dụng của đối tượng đó);
  • Về sự chặt chẽ của mối quan hệ kinh tế: Nếu cá nhân đó có nhà ở thường trú tại cả hai nước nhưng cá nhân đó có quan hệ kinh tế chặt chẽ hơn tại Việt Nam (có việc làm, có địa điểm kinh doanh; nơi quản lý tài sản cá nhân…);
  • Về sự chặt chẽ của mối quan hệ cá nhân: có quan hệ cá nhân chặt chẽ hơn như quan hệ gia đình, người thân hoặc xã hội;
  • Về thời gian có mặt: Nếu không xác định được cá nhân đó có mối quan hệ chặt chẽ hơn ở nước nào thì sẽ là cá nhân cư trú tại Việt Nam nếu thời gian có mặt trong năm tính thuế tại Việt Nam nhiều hơn;
  • Về quốc tịch: Nếu cá nhân đó có mặt thường xuyên tại Việt Nam lẫn nước ký kết hoặc không có mặt thường xuyên ở cả hai nước thì được xác định là đối tượng cư trú tại Việt Nam nếu mang quốc tịch Việt Nam;
  • Trường hợp cá nhân đó mang quốc tịch của cả hai nước hoặc không mang quốc tịch nào hết thì các bên ký kết sẽ giải quyết bằng thỏa thuận chung.

Với tổ chức:

  • Về nơi thành lập và hoạt động: Đối tượng đó được thành lập hoặc đăng ký hoạt động tại Việt Nam;
  • Về trụ sở chính: Tổ chức có trụ sở chính tại Việt Nam;
  • Về trụ sở điều hành: Tổ chức có trụ sở điều hành tại Việt Nam;
  • Trường hợp tổ chức đó thành lập, hoạt động, có trụ sở chính và trụ sở điều hành ở cả hai quốc gia thì các bên ký kết Hiệp định sẽ thỏa thuận song phương để xác định tổ chức đó là đối tượng cư trú tại một trong hai nước. Nếu không thỏa thuận được thì đây không là đối tượng áp dụng của Hiệp định.

Khi xác định được mình thuộc trường hợp nào thì cá nhân hoặc tổ chức đó sẽ đóng thuế theo quy dịnh pháp luật nước đó. Đối với một công ty hoặc một cá nhân lao động thì để xác định được mình là đối tượng cư trú của nước nào nhằm thực hiện nghĩa vụ thuế thì phải căn cứ vào Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần giữa Việt Nam và quốc gia đó cùng với Thông tư 205/2013/TT-BTC.

Dịch vụ tư vấn tại Công ty Luật Việt An:

  • Tư vấn các quy định và thủ tục pháp lý liên quan đến đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp tại Việt Nam;
  • Tư vấn thuế: thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân cho các công ty có vốn nước ngoài tại Việt Nam;
  • Soạn thảo, nộp hồ sơ thuế, đầu tư, doanh nghiệp và làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình xử lý hồ sơ khi được khách hàng ủy quyền;
  • Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến hợp đồng, sở hữu trí tuệ, lao động, bảo hiểm xã hội…

Quý Khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề pháp lý và thủ tục liên quan đến doanh nghiệp và đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, xin vui lòng liên hệ Công ty Luật Việt An để biết thêm chi tiết!

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tin tức doanh nghiệp

    Tin tức doanh nghiệp

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18

    (Whatsapp, Zalo, Viber)
    hcm@vietanlaw.vn
    Skype IconSkype Chat

    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO