Thủ tục gặp người chấp hành án phạt tù

Khi đến thăm gặp người chấp hành án phạt tù, đối tượng được phép gặp phải tuân thủ đúng quy định của cơ sở giam giữ phạm nhân và pháp luật. Một trong những vấn đề khi gặp người chấp hành án phạt tù mà thân nhân cần lưu ý chính là thủ tục gặp. Bài viết dưới đây, Luật Việt An sẽ giải đáp thắc mắc của Quý khách hàng về thủ tục gặp người chấp hành án phạt tù.

Luật sư Hình sự

Căn cứ pháp lý

  • Luật Thi hành án hình sự năm 2019;
  • Thông tư số 14/2020/TT-BCA quy định chi tiết chế độ gặp, nhận quà và liên lạc của phạm nhân.

Người chấp hành án phạt tù là ai?

Căn cứ Khoản 1 Điều 3 Luật Thi hành án hình sự năm 2019 quy định: “Người chấp hành án là người bị kết án, phải chịu hình phạt theo bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật và đã có quyết định thi hành”.

Như vậy, có thể hiểu người chấp hành án phạt tù hay còn được gọi là phạm nhân là người đang chấp hành án phạt tù có thời hạn, tù chung thân.

Ai được gặp người chấp hành án phạt tù?

Căn cứ Điều 4 Thông tư số 14/2020/TT-BCA quy định những đối tượng sau được gặp phạm nhân:

Thứ nhất, thân nhân được gặp phạm nhân

  • Ông, bà nội; ông, bà ngoại; bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ (hoặc chồng); bố, mẹ nuôi hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con dâu, con rể, con nuôi hợp pháp; anh, chị, em ruột, dâu, rể; anh, chị em vợ (hoặc chồng); cô, dì, chú, bác, cậu, cháu ruột.
  • Mỗi lần đến gặp phạm nhân tối đa không quá 03 thân nhân. Trường hợp đặc biệt do yêu cầu giáo dục cải tạo, Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân có thể quyết định việc tăng số lượng thân nhân được gặp phạm nhân nhưng không quá 05 người và phải đảm bảo việc phạm nhân gặp thân nhân không làm ảnh hưởng đến an ninh, an toàn cơ sở giam giữ phạm nhân.

Thứ hai, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khác đề nghị gặp phạm nhân

Trường hợp đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khác đề nghị được gặp phạm nhân thì Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân xem xét, giải quyết nếu xét thấy phù hợp với lợi ích hợp pháp của phạm nhân cũng như yêu cầu quản lý, giáo dục cải tạo phạm nhân và phòng, chống tội phạm.

Thủ tục gặp người chấp hành án phạt tù

Căn cứ Khoản 1 Điều 5 Thông tư số 14/2020/TT-BCA quy định thủ tục gặp phạm nhân như sau:

Đối với phạm nhân là công dân nước Việt Nam

Thân nhân đến gặp phạm nhân

  • Phải là người có tên trong Sổ gặp phạm nhân (trường hợp gặp lần đầu chưa có Sổ hoặc không có tên trong Sổ thì phải có giấy tờ, tài liệu chứng minh là thân nhân phạm nhân) hoặc đơn xin gặp phạm nhân có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an cấp xã nơi cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó đang làm việc, học tập.
  • Kèm theo một trong những giấy tờ cá nhân sau (trừ người dưới 14 tuổi): Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu hoặc giấy tờ chứng minh là cán bộ, chiến sỹ, công nhân viên nếu thuộc lực lượng vũ trang.

Đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khác khi đến gặp phạm nhân

  • Có đề nghị bằng văn bản (đối với cá nhân, văn bản đề nghị phải được cơ quan nơi đang làm việc, học tập hoặc chính quyền địa phương nơi cư trú xác nhận) và phải có một trong những giấy tờ cá nhân trên.
  • Trường hợp người đến gặp phạm nhân không có giấy tờ cá nhân thì phải có đơn đề nghị được dán ảnh do Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an cấp xã nơi cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó đang làm việc, học tập xác nhận, đóng dấu vào đơn và đóng dấu giáp lai vào ảnh.

Đối với phạm nhân là người nước ngoài

Khoản 5 Điều 52 Luật Thi hành án hình sự năm 2019 quy định thủ tục gặp phạm nhân là người nước ngoài như sau:

  • Trường hợp thân nhân là người nước ngoài thì phải có đơn xin gặp gửi cơ quan quản lý thi hành án hình sự, đơn phải viết bằng tiếng Việt hoặc được dịch ra tiếng Việt và có xác nhận của cơ quan đại diện ngoại giao hoặc lãnh sự của nước mà người đó mang quốc tịch hoặc cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam nơi người đó làm việc;
  • Trường hợp thân nhân là người Việt Nam thì đơn xin gặp phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đơn, cơ quan quản lý thi hành án hình sự có trách nhiệm trả lời người có đơn; trường hợp đặc biệt có thể kéo dài nhưng thời hạn trả lời không quá 30 ngày.

Trường hợp yêu cầu gặp vợ, chồng ở phòng riêng

Căn cứ điểm b, c Khoản 1 Điều 3 và Khoản 4 Điều 5 Thông tư số 14/2020/TT-BCA quy định đối với những phạm nhân đáp ứng thời gian chấp hành án phạt tù từ khá trở lên sẽ được gặp vợ, chồng ở phòng riêng và phải có đủ thủ tục theo quy định sau:

  • Tài liệu chứng minh là thân nhân của người chấp hành án phạt tù và các giấy tờ cá nhân: Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu hoặc giấy tờ chứng minh là cán bộ, chiến sỹ, công nhân viên nếu thuộc lực lượng vũ trang.
  • Giấy chứng nhận kết hôn hoặc Trích lục kết hôn hoặc Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của Ủy ban nhân dân cấp xã thể hiện thân nhân là vợ hoặc chồng của phạm nhân;
  • Đơn xin gặp vợ, chồng ở phòng riêng của thân nhân phạm nhân đồng thời cam kết việc chấp hành pháp luật, nội quy Nhà gặp phạm nhân, thực hiện phòng, chống các bệnh truyền nhiễm; đơn xin gặp vợ, chồng ở phòng riêng của phạm nhân đồng thời cam kết việc chấp hành pháp luật, nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân, nội quy Nhà gặp phạm nhân và các quy định pháp luật về dân số, kế hoạch hóa gia đình hiện hành; phạm nhân nữ phải sử dụng biện pháp tránh thai và có giấy cam kết không mang thai để bảo đảm thời gian chấp hành án phạt tù.

Trường hợp nào không được gặp người chấp hành án phạt tù?

Căn cứ Khoản 4, 5 Điều 3 Thông tư số 14/2020/TT-BCA quy định những trường hợp sau phạm nhân sẽ không được gặp nhân thân:

  • Phạm nhân đang bị giam tại buồng kỷ luật thì không được gặp thân nhân. Cơ sở giam giữ phạm nhân có trách nhiệm thông báo thời gian hạn chế gặp thân nhân cho phạm nhân và thân nhân phạm nhân biết để thực hiện.
  • Phạm nhân đang bị điều tra, truy tố, xét xử về hành vi phạm tội khác mà cơ quan đang thụ lý vụ án có văn bản đề nghị cơ sở giam giữ phạm nhân không cho phạm nhân gặp thân nhân, đại diện cơ quan, tổ chức, cá nhân khác hoặc yêu cầu cơ sở giam giữ phạm nhân phối hợp để giám sát chế độ gặp của phạm nhân thì Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân xem xét thực hiện theo đề nghị của cơ quan đang thụ lý vụ án và giải thích rõ cho người đến gặp phạm nhân.

Dịch vụ tư vấn pháp luật hình sự của Luật Việt An

  • Tư vấn, hỗ trợ cho người bị hại trong các vụ án hình sự để đảm bảo các quyền và lợi ích chính đáng mà họ được hưởng;
  • Tư vấn các quy định pháp lý liên quan đến hành vi phạm tội của bị can, bị cáo;
  • Hỗ trợ tham gia vào các giai đoạn tố tụng để làm rõ hành vi phạm tội và đưa ra các bằng chứng giảm nhẹ tội cho thân chủ từ các giai đoạn: điều tra, khởi tố, truy tố, xét xử vụ án.
  • Tư vấn, hướng dẫn, đưa ra phương án khắc phục hậu quả của hành vi phạm tội cho thân chủ;
  • Thu nhập tài liệu, chứng cứ, tình tiết giảm nhẹ hoặc tìm bằng chứng ngoại phạm nếu khách hàng có hiệu bị oan sai, tìm ra sự thật khách quan của vụ việc.
  • Luật sư tư vấn hướng dẫn bị can, bị cáo các chính sách khoan hồng, chính sách ân xá, đặc xá, cho mãn hạn tù trước thời hạn.

Trên đây là toàn bộ thông tin về thủ tục gặp người chấp hành án phạt tù. Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ Luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất.

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Luật sư hình sự

    Luật sư hình sự

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18

    (Whatsapp, Zalo, Viber)
    hcm@vietanlaw.vn
    Skype IconSkype Chat

    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO