Công ty luật Việt An là tổ chức hành nghề luật sư, đồng thời cũng là Tổ chức Đại diện Sở hữu trí tuệ tại Việt Nam. Với mã số đại diện Sở hữu trí tuệ là 83 do Cục Sở hữu trí tuệ ghi nhận tư cách hoạt động theo Quyết định số 1448/QĐ – SHTT năm 2007. Sau gần 20 năm hoạt động Luật Việt An đã hỗ trợ thủ tục xác lập quyền sở hữu trí tuệ nói chung, quyền đăng ký nhãn hiệu nói riêng cho hàng chục ngàn lượt khách hàng trong và ngoài nước. Bên cạnh, đó Luật Việt An còn hỗ trợ khách hàng trong việc sửa đổi đơn, sửa đổi bằng bảo hộ, chuyển nhượng, gia hạn, cấp phó bản, xử lý vi phạm đối với nhãn hiệu của khách hàng tại Việt Nam và tại nước ngoài.
Đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam
Công ty luật Việt An hỗ trợ chủ đơn tra cứu sơ bộ nhãn hiệu miễn phí.
Tra cứu đăng ký nhãn hiệu chính thức để có kết quả toàn diện xác định phương án nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.
Tư vấn các điều kiện đăng ký, thủ tuc đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam.
Tư vấn các dấu hiệu tương tự, trùng lặp, gây nhầm lẫn dẫn tới nhãn hiệu không được cấp văn bằng bảo hộ;
Tư vấn xác định nhóm, phân nhóm cho nhãn hiệu để tránh bị từ chối về mặt hình thức, nội dung trong quá trình xét nghiệm đơn nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ.
Tư vấn phương án sửa đổi đăng ký nhãn hiệu để có khả năng đăng ký cấp văn bằng cho chủ đơn đăng ký.
Tư vấn hướng dẫn thời điểm xác lập quyền đối với nhãn hiệu: Theo qui định của pháp luật Việt Nam và một số nước nhãn hiệu chỉ được xác lập quyền trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ độc quyền hoặc công nhận đăng ký quốc tế của Cục Sở hữu trí tuệ. Đây chính là nguyên tắc ưu tiên người đăng ký trước khác với luật sở hữu trí tuệ của Mỹ và một số quốc gia khác nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở chứng minh ưu tiên người sử dụng trước.
Tư vấn phạm vi bảo hộ của giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu: Quyền đối với nhãn hiệu nói riêng và quyền sở hữu trí tuệ nói chung được xác nhận phạm vi bảo hộ theo lãnh thổ quốc gia, tức là nhãn hiệu khi đăng ký bảo hộ tại quốc gia nào sẽ được bảo hộ tại quốc gia đó mà không phải cứ đăng ký một quốc gia đương nhiên được bảo hộ trên toàn thế giới. Do vậy, doanh nghiệp có nhu cầu kinh doanh sản phẩm dịch vụ của mình ở các quốc gia khác nhau cần tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của doanh nghiệp mình ở các quốc gia đó để hàng hóa, dịch vụ của mình không bị tranh chấp về việc sử dụng nhãn hiệu trong quá trình kinh doanh.
Đại diện cho khách hàng, doanh nghiệp, chủ đơn là người nước ngoài trong việc nộp đơn xin cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, ghi nhận sửa đổi, gia hạn văn bằng bảo hộ nhãn hiệu ở Việt Nam.
Đàm phán, soạn thảo, thẩm định, đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng hoặc quyền sở hữu nhãn hiệu ở Việt Nam.
Tư vấn chiến lược xây dựng, phát triển thương hiệu.
Xử lý vi phạm nhãn hiệu.
Phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu.
Phúc đáp đơn đăng ký nhãn hiệu bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ.
Khiếu nại các vấn đề liên quan đến xác lập, bảo vệ quyền nhãn hiệu.
Hủy bỏ hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu theo qui định của pháp luật.
Đăng ký nhãn hiệu tại nước ngoài
Tư vấn cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức Việt Nam có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu tại nước ngoài hoặc theo vùng lãnh thổ hoặc theo thỏa ước Madrid.
Tư vấn cá nhân, doanh nghiệp nước ngoài có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu tại các quốc gia khác nhau hoặc theo các phương thức đăng ký nhãn hiệu quốc tế khác.
Tư vấn cách thức nộp đơn đăng ký nhãn hiệu ở các quốc gia khác nhau khi doanh nghiệp có nhu cầu: tư vấn cách thức xác lập quyền đối với nhãn hiệu tại các nước trên thế giới vì tùy thuộc vào luật pháp của mỗi nước quy định quyền đối với nhãn hiệu phát sinh thông qua đăng ký hay sử dụng nhãn hiệu.
Tư vấn đăng ký nhãn hiệu trực tiếp ở từng nước hoặc đăng ký qua hệ đăng ký quốc tế Madrid bằng cách nộp một đơn duy nhất trong đó có chỉ định các nước xin đăng ký. Khi đăng ký theo Madrid, trước hết nhãn hiệu phải đã được nộp đơn đăng ký hoặc đã được đăng ký tại Việt Nam tùy thuộc vào các nước xin bảo hộ thuộc khối Madrid Protocol hay khối Madrid Agreement.
Đánh giá hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và khả năng vi phạm các quyền nhãn hiệu đang được bảo hộ ở nước ngoài.
Thực thi các quyền nhãn hiệu đang được bảo hộ: điều tra, giám sát, thương lượng, hòa giải, khởi kiện ra tòa hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền khác xử lý xâm phạm ở nước ngoài.
Tài liệu khách hàng cần chuẩn bị khi đăng ký nhãn hiệu thông qua Luật Việt An
Công ty luật Việt An là một tổ chức Đại diện Sở hữu trí tuệ nên quý khách hàng sẽ được đảm bảo mọi quyền lợi khi sử dụng dịch vụ về đăng ký nhãn hiệu của chúng tôi. Để thực hiện đăng ký nhãn hiệu thông qua Luật Việt An dù tại Việt Nam hay nước ngoài quý khách hàng chỉ cần chuẩn bị các tài liệu sau:
Mẫu nhãn hiệu;
Danh mục sản phẩm dịch vụ cần tra cứu và đăng ký nhãn hiệu.
Ký Giấy ủy quyền theo mẫu của Luật Việt An.
Tài liệu xin hưởng quyền ưu tiên (nếu có).
Đóng lệ phí theo quy định.
Quy định về Bảng phân loại quốc tế về nhãn hiệu
Phân nhóm nhãn hiệu được căn cứ theo Bảng phân loại quốc tế về nhãn hiệu (Bảng phân loại Ni-xơ). Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều sử dụng Bảng phân loại quốc tế về nhãn hiệu làm căn cứ phân nhóm đơn đăng ký nhãn hiệu.
Việc phân nhóm nhãn hiệu có thể giống nhưng cũng có thể khác so với danh mục ngành nghề đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp. Vì có các ngành nghề giống nhau nhưng được phân nhóm khác nhau, và ngược lại có các ngành nghề khác nhau lại được phân cùng nhóm hàng hóa, dịch vụ khi đăng ký nhãn hiệu.
Tất cả hàng hóa, dịch vụ trên thị trường có rất nhiều loại nhưng theo Bảng phân loại nhãn hiệu cũng chỉ có tất cả 45 nhóm. Trong đó, từ nhóm 1 đến nhóm 34 phân cho sản phẩm, hàng hóa và từ nhóm 35 đến nhóm 45 (11 nhóm) cho các dịch vụ.
Tại Việt Nam và hầu hết các nước trên thế giới đều áp dụng phí đăng ký nhãn hiệu căn cứ theo nhóm hàng hóa, dịch vụ đăng ký nhãn hiệu. Khi một đơn đăng ký nhãn hiệu càng nhiều nhóm hàng hóa, dịch vụ thì phí đăng ký sẽ càng nhiều.
Một đơn đăng ký nhãn hiệu có thể đăng ký từ 01 nhóm hàng hóa, dịch vụ đến 45 nhóm hàng hóa, dịch vụ theo nhu cầu của người nộp đơn. Một số nước như Myanma một đơn đăng ký nhãn hiệu lại chỉ đăng ký cho 01 nhóm.
Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu
Quy định của Việt Nam cũng như hầu hết các nước trên thế giới về thời hạn bảo hộ nhãn hiệu là 10 năm kể từ ngày nộp đơn. Sau đó, chủ văn bằng bảo hộ nhãn hiệu gia hạn để duy trì hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Theo đó, cứ hết hạn, lại thực hiện gia hạn và không hạn chế số lần gia hạn. Vì thế, nếu nhãn hiệu cứ được gia hạn theo quy định thì quyền sở hữu nhãn hiệu là vĩnh viễn.
Quy trình, thủ tục đăng ký nhãn hiệu
Thông thường từ khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu đến khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu mất khoảng từ 18-24 tháng.
Một số câu hỏi liên quan
Ai có quyền đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam?
Cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam;
Cá nhân, tổ chức nước ngoài. (Đối với cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài muốn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam buộc phải tiến hành nộp đơn đăng ký nhãn hiệu thông qua các công ty đại diện Sở hữu trí tuệ như Công ty luật Việt An).
Tại sao cần tra cứu nhãn hiệu?
Quy trình tra cứu nhãn hiệu nhằm xác định nhãn hiệu dự định nộp đơn có tương tự hoặc trùng với nhãn hiệu đã đăng ký của chủ thể khác hay không? Ngoài ra còn để đánh giá khả năng đơn đăng ký nhãn hiệu có được cấp văn bằng bảo hộ hay không? Do đó, khi tra cứu nhãn hiệu sẽ tiết kiệm được thời gia theo đuổi đơn không đáng có của chủ đơn. Luật Việt An hỗ trợ tra cứu, đánh giá tính khả thi trước khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu.
Tại sao cần đăng ký nhãn hiệu?
Đăng ký nhãn hiệu đối với chủ thể mới sử dụng trước tiên là để tránh không vi phạm nhãn hiệu của người khác. Nhưng quan trọng nữa là việc đăng ký nhãn hiệu cho doanh nghiệp bên cạnh việc thúc đầy hoạt động quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp, tạo sự tin tưởng trong quan hệ với khách hàng mà doanh nghiệp còn có căn cứ pháp lý bảo vệ cho quyền lợi của mình trước những hành vi sử dụng trái phép nhãn hiệu đó.
Cá nhân, tổ chức nước ngoài có thể tự mình đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam không?
Không, cá nhân, tổ chức nước ngoài muốn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam cần nộp đơn thông qua một Công ty đại diện sở hữu trí tuệ như Công ty luật Việt An.
Các Điều khoản của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2022 (hiệu lực từ 2023) được sửa đổi liên quan đến đăng ký nhãn hiệu
Điều 4.19 và Điều 74.2.e
Bỏ khái niệm “nhãn hiệu liên kết”.
Điều 4, khoản 20
Theo hướng làm rõ phạm vi đối tượng lấy ý kiến khi đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng: Việc xem xét, đánh giá một nhãn hiệu là nổi tiếng được lựa chọn từ một số hoặc tất cả các tiêu chí cụ thể (Điều 4, khoản 20).
Làm rõ phạm vi đối tượng lấy ý kiến khi đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng (Điều 4, khoản 20).
Điều 72.1
Bổ sung quy định cho phép cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu dấu hiệu âm thanh làm nhãn hiệu nếu thể hiện được dưới dạng đồ họa.
Điều 73.1
Bổ sung các dấu hiệu âm thanh không được bảo hộ làm nhãn hiệu: Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và của các nước trên thế giới, quốc tế ca;
Điều 105.2
Bổ sung quy định về mẫu nhãn hiệu đối với dấu hiệu âm thanh là tệp âm thanh và bản thể hiện dưới dạng đồ họa của âm thanh.
Điều 73.6
Bổ sung căn cứ tuyệt đối về các dấu hiệu 3 chiều không được bảo hộ làm nhãn hiệu cụ thể: Dấu hiệu là hình dạng vốn có của hàng hóa hoặc do đặc tính kỹ thuật của hàng hóa bắt buộc phải có.
Điều 74.2: các điểm a, b, c, đ, i
Làm rõ thời điểm lấy đối chứng là tại thời điểm nộp đơn
Điều 74.2.n
Bổ sung quy định về khả năng phân biệt của nhãn hiệu 3 chiều: Dấu hiệu trùng hoặc không khác biệt đáng kể với kiểu dáng công nghiệp của người khác đã hoặc đang được bảo hộ trên cơ sở đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn so với ngày nộp đơn, ngày ưu tiên của đơn đăng ký nhãn hiệu.
Điều 74.2
Bổ sung quy định tại Điều 74.2.o (làm rõ quy định trước đây), Điều 74.2.p (quy định từ TT 01) để giải quyết xung đột giữa nhãn hiệu với tên giống cây trồng và với một số đối tượng thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả.
Điều 75
Sửa kỹ thuật câu chữ Điều 75 theo hướng làm rõ về việc sử dụng linh hoạt các tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng.
Điều 74.2, Điều Điều 95, Điều 96, Điều 117.3
Đối chứng của nhãn hiệu đang có hiệu lực: Đề nghị tạm dừng thẩm định (Điều 117.3.b) và Đề nghị chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu do không sử dụng (Điều 95.1.d) hoặc đề nghị hủy bỏ hiệu lực (Điều 96).
Đối chứng của nhãn hiệu đã chấm dứt hiệu lực (Điều 74.2.h): Rút ngắn thời hạn đã chấm dứt 5 năm đến 3 năm; Đề nghị tạm dừng thẩm định (Điều 117.3.b); Đề nghị chấm dứt hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu do không sử dụng (Điều 95.1.d).
Bổ sung cơ sở từ chối cấp tại Điều 117.1.b và tạm dừng thẩm định nếu vụ việc được kiện ra Tòa (Điều 117.3.c) (một phần quy định cũ) cho đến khi có kết quả giải quyết của Tòa.
Bổ sung 2 căn cứ chấm dứt hiệu lực tại Điều 95 (theo EVFTA): Một là, việc sử dụng nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ bởi chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc người được chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép làm cho người tiêu dùng hiểu sai lệch về bản chất, chất lượng hoặc nguồn gốc địa lý của hàng hóa hoặc dịch vụ đó. Hai là, nhãn hiệu được bảo hộ trở thành tên gọi thông thường của hàng hoá, dịch vụ đăng ký cho chính nhãn hiệu đó.
Làm rõ thời điểm chấm dứt hiệu lực trong từng trường hợp. Cụ thể: Không nộp phí, lệ phí (Điều 95.1.a): từ ngày bắt đầu của năm/kỳ tiếp theo; Từ bỏ (Điều 95.1.b): Từ ngày nhận được tuyên bố từ bỏ (hiện hành); Các trường hợp còn lại (Điều 95.1.c, d, đ, e, h, i): từ ngày ra quyết định.
Bổ sung căn cứ hủy bỏ hiệu lực của văn bằng bảo hộ nếu người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu với dụng ý xấu (Điều 96.1.a; Điều 96.4).
Điều 110
Sửa đổi tiêu đề Điều 110 và bổ sung khoản 1a về trách nhiệm công khai đơn đăng ký nhãn hiệu ngay sau khi được tiếp nhận.
Công ty luật Việt An tư vấn, đại diện khách hàng đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam, theo Thỏa ước Madrid, đăng ký nhãn hiệu ở nước ngoài như: các nước ASEAN, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Cộng đồng Châu Âu, Úc, Nam Phi, Hoa Kỳ và các quốc gia khác…
CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN ĐẾN TƯ VẤN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU
Kyrgyzstan là một quốc gia Trung Á với nhiều tiềm năng phát triển kinh tế. Về tài nguyên thiên nhiên, Kyrgyzstan có dồi dào tài nguyên khoáng sản như vàng, đồng, uranium, thủy ngân, antimon, chì, sắt, chiếm 30% GDP…
Estonia được mệnh danh là “quốc gia số” với chính phủ tiên phong trong việc áp dụng công nghệ vào mọi khía cạnh đời sống. Hệ thống chính phủ số hiệu quả giúp Estonia tiết kiệm chi phí, tăng cường…
Madagascar là đất nước có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế. Về tài nguyên thiên nhiên, Madagascar có trữ lượng khoáng sản phong phú, bao gồm vàng, nickel, crom, ilmenit, than đá, thạch anh, và sapphire. Nền nông…
Luxembourg là một quốc gia nhỏ nằm ở Trung Âu nhưng lại sở hữu nền kinh tế vô cùng phát triển và thịnh vượng. Luxembourg nằm ở trung tâm của châu Âu sở hữu vị trí địa lý chiến lược,…
Malawi nằm ở vị trí trung tâm của Đông Phi, tiếp giáp với Zambia, Mozambique, Tanzania và Zimbabwe. Vị trí này giúp Malawi dễ dàng tiếp cận các thị trường khu vực và quốc tế. Malawi có hệ thống giao…
Na Uy nổi tiếng là một quốc gia có nền kinh tế thịnh vượng và mức sống cao nhất thế giới. Nhờ sở hữu nhiều lợi thế vượt trội, đất nước này đã đạt được những thành tựu kinh tế…
Papua New Guinea (PNG) sở hữu nhiều tiềm năng phát triển kinh tế. PNG có trữ lượng lớn vàng, đồng, quặng niken, khí đốt tự nhiên và các khoáng sản quý giá khác. Đây là nguồn thu nhập xuất khẩu…
Eswatini là một quốc gia châu Phi nhỏ, không giáp biển, nằm giữa Nam Phi và Mozambique. Nước này có dân số khoảng 1,1 triệu người và diện tích 17.363 km vuông. Eswatini nằm ở vị trí chiến lược, gần…
Dao cạo râu là một vật dụng cần thiết đối với những người đàn ông, giúp họ luôn giữ được vẻ ngoài gọn gàng, chỉnh chu. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật thì những chiếc dao…
Nằm trên bán đảo Ả Rập, Qatar sở hữu vị trí địa lý thuận lợi, dễ dàng tiếp cận các thị trường quan trọng ở Trung Đông, châu Phi và châu Á. Đây là điểm đến lý tưởng cho các…