Mẫu nhãn hiệu cần được bảo hộ như thế nào?

Hoạt động kinh doanh ngày càng phát triển kéo theo việc ngày càng có nhiều người chú trọng bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu của mình hơn. Các mẫu nhãn hiệu cần được bảo hộ sẽ giúp chủ sở hữu có cơ sở pháp lý để khai thác quyền về kinh tế từ nhãn hiệu cũng như xử lý các hành vi xâm phạm. Trong bài viết dưới đây, Công ty Luật – Đại diện Sở hữu trí tuệ Việt An sẽ cung cấp những tư vấn pháp lý cơ bản về mẫu nhãn hiệu cần được bảo hộ như thế nào?

Mẫu nhãn hiệu là gì?

Mẫu nhãn hiệu có thể là mẫu chỉ có chữ hoặc mẫu chỉ có hình hoặc mẫu kết hợp có cả chữ và hình. Mẫu nhãn hiệu có thể ở dạng đen trắng hoặc mẫu có màu. Để được bảo hộ, mẫu nhãn hiệu cần phải được đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ và đáp ứng đủ điều kiện bảo hộ.

Mục đích bảo hộ mẫu nhãn hiệu

  • Phân biệt các sản phẩm, dịch vụ của các chủ thể khác nhau;
  • Giúp chủ sở hữu độc quyền khai thác lợi ích kinh tế từ nhãn hiệu
  • Bảo vệ quyền lợi của chủ sở hữu nhãn hiệu nếu nhãn hiệu bị đánh cắp hoặc sao chép bất hợp pháp.

Điều kiện bảo hộ mẫu nhãn hiệu

Theo quy định tại Điều 72 của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022, mẫu nhãn hiệu được bảo hộ khi đáp ứng 2 điều kiện sau:

Điều kiện bảo hộ mẫu nhãn hiệu

  • Mẫu nhãn hiệu là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc hoặc dấu hiệu âm thanh thể hiện được dưới dạng đồ họa;
  • Mẫu nhãn hiệu giúp phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.

Lưu ý khi thiết kế mẫu nhãn hiệu

  • Không sử dụng các dấu hiệu không được bảo hộ với danh nghĩa mẫu nhãn hiệu, như quốc kỳ, quốc huy, quốc ca, ảnh lãnh tụ hoặc dấu kiểm tra, bảo hành của cơ quan nhà nước,…
  • Không nên thiết kế nhãn hiệu chỉ có chữ hoặc hình mà nên kết hợp cả hai
  • Không thiết kế nhãn hiệu trùng, tương tự với nhãn hiệu của tổ chức, cá nhân khác.
  • Ngoài ra, trong thực tiễn tranh chấp nhãn hiệu có thể thấy: nhãn hiệu đen trắng được bảo hộ rộng hơn nhãn hiệu màu, nhãn hiệu chữ phông đơn giản được bảo hộ rộng hơn chữ cách điệu.

Lưu ý khi thiết kế mẫu nhãn hiệu

Phạm vi bảo hộ

  • Bảo hộ theo lãnh thổ: Theo Điều 93.1 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành, mẫu nhãn hiệu được cấp Văn bằng bảo hộ sẽ được bảo hộ trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Về nguyên tắc, việc bảo hộ nhãn hiệu mang tính lãnh thổ, nghĩa là nhãn hiệu khi được cấp văn bằng bảo hộ tại quốc gia nào sẽ chỉ được bảo vệ tại quốc gia đó. Nếu muốn được bảo hộ ở nhiều quốc gia, chủ sở hữu cần nộp đơn ở các nước muốn bảo hộ hoặc đăng ký bảo hộ theo điều ước quốc tế như Nghị định thư Madird,…
  • Bảo hộ theo danh mục sản phẩm/dịch vụ đã đăng ký: Quyền bảo hộ chỉ giới hạn trong lĩnh vực và ngành nghề mà nhãn hiệu được cấp bảo hộ, theo đúng đơn đăng ký. Nếu nhãn hiệu giống nhau nhưng khác danh mục/ sản phẩm thì vẫn có thể được bảo hộ.
  • Tuy nhiên, có một ngoại lệ đối với nhãn hiệu nổi tiếng: phạm vi bảo hộ của chúng thường rộng lớn hơn đáng kể và có thể áp dụng cho cả các mặt hàng và dịch vụ không cùng loại. Theo Điểm d, Khoản 1, Điều 129 của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành, việc sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hóa, dịch vụ bất kỳ, kể cả hàng hóa, dịch vụ không trùng, không tương tự và không liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng đều bị coi là hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu.
  • Thời gian bảo hộ: Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm.

Biện pháp xử lý khi mẫu nhãn hiệu của mình bị đăng ký trước

Hiện nay, các chủ sở hữu thường sử dụng mẫu nhãn hiệu nhưng không đăng ký, dẫn đến khi muốn đăng ký bảo hộ thì phát hiện mẫu nhãn hiệu của mình đã được người khác đăng ký. Một số biện pháp xử lý khi mẫu nhãn hiệu cần được bảo hộ của mình bị đăng ký trước là:

  • Liên hệ với cơ quan có thẩm quyền của nước đăng ký bảo hộ để làm công văn yêu cầu huỷ bỏ đơn đăng ký hoặc văn bằng bảo hộ (nếu mẫu nhãn hiệu đã được bảo hộ);
  • Xem xét lại khả năng mua lại nhãn hiệu ở các nước bị đăng ký trùng lặp;
  • Đăng ký nhãn hiệu ở nhiều nước (thường là các nước mà chủ đơn có dự định kinh doanh) để tránh tình trạng nhãn hiệu bị đăng ký trùng lặp ở nhiều nước.

Cần lưu ý, trong các trường hợp khiếu nại, chủ thể khiếu nại phải đảm bảo có cơ sở để chứng minh yêu cầu của mình là hợp pháp. Các bằng chứng về việc sử dụng trước có thể không được chấp nhận ở Việt Nam do hiện tại cơ chế bảo hộ nhãn hiệu của Việt Nam là đăng ký trước – bảo hộ trước (first-to-file).

Thủ tục bảo hộ

Yêu cầu đối với đơn đăng ký bảo hộ

Để mẫu nhãn hiệu cần được bảo hộ, chủ sở hữu cần phải nộp đơn đến Cục Sở hữu trí tuệ. Đơn đăng ký nhãn hiệu cần đáp ứng các yêu cầu sau:

  • Mỗi đơn chỉ được yêu cầu cấp một văn bằng bảo hộ và loại văn bằng bảo hộ được yêu cầu cấp phải phù hợp với nhãn hiệu nêu trong đơn;
  • Mọi tài liệu của đơn đều phải được làm bằng tiếng Việt. Đối với các tài liệu được làm bằng ngôn ngữ khác thì phải được dịch ra tiếng Việt;
  • Mọi tài liệu đều phải được trình bày theo chiều dọc (riêng hình vẽ, sơ đồ và bảng biểu có thể được trình bày theo chiều ngang) trên một mặt giấy khổ A4 (210mm x 297mm), trong đó có chừa lề theo bốn phía, mỗi lề rộng 20mm, theo phông chữ Times New Roman, chữ không nhỏ hơn cỡ 13, trừ các tài liệu bổ trợ mà nguồn gốc tài liệu đó không nhằm để đưa vào đơn.
  • Đối với tài liệu cần lập theo mẫu thì bắt buộc phải sử dụng các mẫu đó và điền đầy đủ các thông tin theo yêu cầu vào những chỗ thích hợp;
  • Mỗi loại tài liệu nếu bao gồm nhiều trang thì mỗi trang phải ghi số thứ tự trang đó bằng chữ số Ả-rập;
  • Tài liệu phải được đánh máy hoặc in bằng loại mực khó phai mờ, một cách rõ ràng, sạch sẽ, không tẩy xóa, không sữa chữa; trường hợp phát hiện có sai sót không đáng kể thuộc về lỗi chính tả trong tài liệu đã nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ thì người nộp đơn có thể sữa chữa các lỗi đó, nhưng tại chỗ bị sửa chữa phải có chữ ký xác nhận (và đóng dấu, nếu có) của người nộp đơn;
  • Thuật ngữ dùng trong đơn phải thống nhất và là thuật ngữ phổ thông (không dùng tiếng địa phương, từ hiếm, từ tự tạo). Ký hiệu, đơn vị đo lường, phông chữ điện tử, quy tắc chính tả dùng trong đơn phải theo tiêu chuẩn Việt Nam);
  • Đơn có thể kèm theo tài liệu bổ trợ là vật mang dữ liệu điện tử của một phần hoặc toàn bộ nội dung tài liệu đơn.

Hình thức nộp đơn và thời gian xử lý

Người nộp đơn có thể lựa chọn hình thức nộp đơn giấy đến Cục Sở hữu trí tuệ hoặc hình thức nộp đơn trực tuyến qua Cổng dịch vụ công trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ. Nếu đơn đáp ứng điều kiện bảo hộ, sau khoảng từ 12 đến 18 tháng, Cục sẽ cấp Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu. Tuy nhiên, do số lượng đơn lớn, thời gian này có thể kéo dài hơn.

Như vậy một số câu hỏi về mẫu nhãn hiệu cần được bảo hộ như thế nào đã được giải đáp qua bài viết trên. Khách hàng có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu, hay tư vấn sâu hơn về các vấn đề liên quan, vui lòng liên hệ ngay với các luật sư của công ty luật Việt An để được tư vấn mẫu nhãn hiệu cần được bảo hộ nhanh chóng và hiệu quả!

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    100 câu hỏi liên quan đến đăng ký nhãn hiệu năm 2023, 2024

    100 câu hỏi liên quan đến đăng ký nhãn hiệu năm 2023, 2024

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO