Yêu cầu về mẫu nhãn hiệu trong đơn đăng kí nhãn hiệu

Đăng ký nhãn hiệu không chỉ giúp gia tăng khả năng phân biệt sản phẩm của các cá nhân tổ chức với nhau mà còn giúp cho nhãn hiệu được pháp luật bảo vệ trước những hành vi xâm phạm, cạnh tranh không lành mạnh. Để việc đăng ký nhãn hiệu được các cơ quan có thẩm quyền xét duyệt nhanh chóng, các cá nhân có nhu cầu đăng ký cần đáp ứng các yêu cầu về mẫu nhãn hiệu trong đơn đăng kí nhãn hiệu. Trong bài viết dưới đây, Luật Việt An sẽ cung cấp cho quý khách hàng những tư vấn pháp lý khái quát về yêu cầu về mẫu nhãn hiệu trong đơn đăng kí nhãn hiệu.

Mẫu nhãn hiệu trong đơn đăng kí nhãn hiệu

Mẫu nhãn hiệu trong đơn đăng kí nhãn hiệu

  • Theo Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu là dấu hiệu nhìn thấy dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc, có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác. Do đó, màu sắc cũng là thành phần tạo khả năng phân biệt cho nhãn hiệu và thuộc phạm vi bảo hộ nhãn hiệu, nhãn hiệu đen trắng hoặc màu sắc sẽ có phạm vi bảo hộ khác biệt.
  • Nhãn hiệu đen trắng là nhãn hiệu được thể hiện dưới dạng là màu đen, màu trắng. Và người nộp đơn chỉ yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ bảo hộ nội dung (bao gồm hình và/hoặc chữ) của nhãn hiệu, mà không yêu cầu bảo hộ màu sắc của nhãn hiệu.
  • Nhãn hiệu màu là nhãn hiệu được thể hiện dưới một hoặc nhiều màu sắc khác nhau, lúc này màu sắc trở thành thành phần phân biệt của nhãn hiệu và người nộp đơn yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ bảo hộ nội dung nhãn hiệu cùng với màu sắc được thể hiện.

Ưu, nhược điểm của đăng ký nhãn hiệu đen trắng và nhãn hiệu có màu sắc

Ưu, nhược điểm của đăng ký nhãn hiệu đen trắng

Ưu điểm:

  • Khi đăng ký nhãn hiệu đẹn trắng trong quá trình sử dụng chủ sở hữu có thể sử dụng nhãn hiệu ở tất cả gam màu cơ bản: xanh, đỏ, trắng, đen, cam, vàng, xanh, tím… miễn sao nội dung của nhãn hiệu không thay đổi về hình thức thể hiện như đã đăng ký.
  • Đảm bảo tối ưu nhất trong việc khai thác thương hiệu của mình trên thị trường. Cụ thể: 
  • Cùng một nhãn hiệu nhưng có thể thay đổi màu sắc khác nhau cho mỗi dòng sản phẩm nhằm tạo ra sự đa dạng và linh hoạt đối với lĩnh vực kinh doanh của quý khách. 
  • Việc thể hiện nhãn hiệu này cũng rất đơn giản gồm hai màu đen trắng mà vẫn truyền tải được ý nghĩa của nhãn hiệu.

Nhược điểm: Nhãn hiệu trắng đen không được bảo hộ về phần màu sắc, do đó nếu chủ sở hữu muốn nhận diện nhãn hiệu của doanh nghiệp bởi các yếu tố quyết định bởi màu sắc đặc thù nên đăng ký nhãn hiệu màu để dễ dàng trong quá trình quảng bá sản phẩm, dịch vụ của mình sau này theo định hướng của đơn vị.

Ưu, nhược điểm của đăng ký nhãn hiệu có màu sắc

Ưu điểm:

  • Nhãn hiệu được bảo hộ được bảo hộ dưới dạng màu sắc sẽ được bảo hộ cả phần nội dung của nhãn hiệu và màu sắc của nhãn hiệu đăng ký.
  • Bảo hộ nhãn hiệu về màu sắc sẽ chống lại được các hành vi cạnh trạnh về việc sử dụng nhãn hiệu kết hợp các màu sắc tương tự gây nhầm lẫn.
  • Đăng ký và sử dụng cố định màu sắc giúp nhãn hiệu dễ định vị hơn trong tâm trí người tiêu dùng dành cho nhãn hiệu. Màu sắc là yếu tố dễ nhớ, có thể giúp tạo ấn tượng mạnh mẽ và góp phần vào việc xây dựng hình ảnh thương hiệu độc đáo.

Nhược điểm: 

  • Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu màu sẽ hạn chế chủ sở hữu sử dụng nhãn hiệu dưới các cách phối màu khác nhau, chỉ được sử dụng ở dạng màu sắc đã đăng ký. Nếu không đúng màu sắc là vi phạm quy định về sử dụng nhãn hiệu.
  • Việc đăng ký nhãn hiệu màu sắc thường đòi hỏi quy trình phức tạp hơn, vì phải cung cấp hình ảnh rõ ràng về nhãn hiệu màu sắc và chứng minh tính khác biệt so với các nhãn hiệu khác. Ngoài ra, việc bảo vệ nhãn hiệu màu sắc có thể tốn kém hơn so với nhãn hiệu đen trắng.

Yêu cầu về mẫu nhãn hiệu trong đơn đăng kí nhãn hiệu

Yêu cầu về mẫu nhãn hiệu trong đơn đăng kí nhãn hiệu

Khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu: ngoài mẫu đơn trên tờ khai đăng ký nhãn hiệu thì chủ đơn đăng ký nhãn hiệu phải kèm theo 05 mẫu nhãn hiệu giống nhau và đáp ứng các yêu cầu sau:

  • Mẫu nhãn hiệu phải được trình bày rõ ràng với kích thước của mỗi thành phần trong nhãn hiệu không lớn hơn 80mm và không nhỏ hơn 8mm, tổng thể nhãn hiệu phải được trình bày trong khuôn mẫu có kích thước 80mm x 80mm trên tờ khai. Kích thước thông thường nhãn hiệu Đăng ký thường là 6cm x 6 cm.
  • Đối với nhãn hiệu là hình 3 chiều thì mẫu nhãn hiệu phải kèm theo ảnh chụp hoặc hình vẽ thể hiện hình phối cảnh và có thể kèm theo mẫu mô tả ở dạng hình chiếu.
  • Đối với nhãn hiệu có yêu cầu bảo hộ màu sắc thì mẫu nhãn hiệu phải được trình bày đúng màu sắc yêu cầu bảo hộ. Nếu không yêu cầu bảo hộ màu sắc thì mẫu nhãn hiệu phải được trình bày dưới dạng đen trắng. Khi nhãn hiệu đăng ký bảo hộ đen trắng về cơ bản sẽ được bảo hộ trên tất cả các gam màu cơ bản: xanh, đỏ, tím vàng, trắng, nâu đen,…

Do đó, để tránh bị từ chối trong quá trình xét nghiệm đơn đăng ký nhãn hiệu về hình thức, Quý khách hàng khi nộp đơn cần lưu ý về mẫu nhãn hiệu để việc nộp đơn được diễn ra thuận lợi, mẫu nhãn hiệu cần tuân thủ những quy định về hình thức như trên.

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu bao gồm những tài liệu như sau:

  • Tờ khai đăng ký nhãn hiệu theo Mẫu số 08 Phụ lục I kèm theo Nghị định số 65/2023/NĐ-CP ngày 23/08/2023 của Chính Phủ với (Số lượng 02 bản: 01 bản Cục Sở hữu trí tuệ lưu thực hiện thủ tục, 01 bản còn lại đóng dấu, dán mã vạch trả lại cho người nộp đơn);
  • Mẫu nhãn hiệu nộp theo đơn (06 mẫu kèm theo);
  • 01 bản tài liệu chứng minh quyền sử dụng;
  • Các tài liệu khác (nếu có).

Bước 2: Nộp hồ sơ và lệ phí

Nộp hồ sơ

Quý khách hàng trực tiếp hoặc thông qua dịch vụ của Luật Việt An có thể tiến hành nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tới Cục Sở hữu Trí tuệ theo 02 cách sau:

  • Hình thức nộp hồ sơ giấy: Cá nhân, doanh nghiệp có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trực tiếp hoặc qua dịch vụ của bưu điện đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu Trí tuệ dưới đây:
  • Trụ sở Cục Sở hữu Trí tuệ (386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội);
  • Văn phòng đại diện Cục SHTT tại thành phố Hồ Chí Minh (Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh);
  • Văn phòng đại diện Cục SHTT tại thành phố Đà Nẵng (Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng).
  • Nộp hồ sơ qua mạng:
  • Thông qua Cổng dịch vụ công trực tuyến của Cục Sở hữu Trí tuệ theo đường link http://dvctt.noip.gov.vn:8888/HomePage.do;
  • Để đăng ký theo cách này bạn cần có chữ ký số (còn gọi là USB Token) và phải đăng ký tài khoản trên Cổng dịch vụ công trực tuyến.

Nộp lệ phí

Trong vòng 1 tháng kể từ ngày gửi đơn trực tuyến, người nộp đơn phải đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu Trí tuệ vào ngày làm việc trong giờ giao dịch, xuất trình phiếu xác nhận tài liệu nộp trực tuyến và tài liệu kèm theo (nếu có), đồng thời nộp phí/lệ phí theo quy định. 

Đối với đơn có 01 nhóm sản phẩm, dịch vụ và mỗi nhóm hàng hóa, dịch vụ chỉ có gồm 06 sản phẩm hàng hóa, dịch vụ trở xuống:

  • Lệ phí nộp đơn: 150.000 đồng/01 nhãn hiệu, 01 nhóm hàng hóa dịch vụ.
  • Phí thẩm định nội dung: 550.000 đồng;
  • Phí tra cứu phục vụ thẩm định đơn: 180.000 đồng;
  • Phí công bố đơn: 120.000 đồng

Đối với mỗi nhóm sản phẩm/dịch vụ đăng ký bảo hộ có trên 6 sản phẩm/dịch vụ đăng ký, phí phải nộp thêm cho mỗi sản phẩm/dịch vụ từ thứ 7 trở đi cộng thêm:

  • Phí tra cứu phục vụ thẩm định đơn: 180.000 đồng
  • Phí thẩm định đơn: 55.000 đồng
  • Phí tra cứu phục vụ thẩm định đơn đối với sản phẩm từ thứ 7 trở đi: 30.000 đồng;
  • Phí thẩm định đơn đối với sản phẩm từ thứ 7 trở đi: 120.000 đồng.

Nếu tài liệu và phí/lệ phí đầy đủ, cán bộ nhận đơn sẽ thực hiện việc cấp số đơn vào tờ khai trên hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến. Còn nếu không đủ tài liệu và phí/lệ phí theo quy định thì đơn sẽ bị từ chối tiếp nhận. 

Bước 3: Thẩm định hình thức đơn đăng ký

  • Thời hạn thẩm định hình thức đơn nhãn hiệu 01 tháng kể từ ngày nộp đơn.
  • Cục Sở hữu trí tuệ sẽ xem xét đơn có đủ điều kiện về hình thức, mẫu nhãn, chủ sở hữu đơn, quyền nộp đơn, phân nhóm,…
  • Nếu đơn đăng ký của doanh nghiệp đáp ứng điều kiện. Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ và cho đăng công báo sở hữu công nghiệp.
  • Nếu đơn đăng ký của doanh nghiệp không đáp ứng điều kiện. Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra Thông báo không chấp nhận đơn và đề nghị doanh nghiệp sửa đổi. Chủ đơn, đại diện chủ đơn tiến hành sửa đổi theo yêu cầu và nộp công văn sửa đổi cho Cục sở hữu trí tuệ và nộp lệ phí bổ sung nếu phân loại nhóm sai.

Bước 4: Công bố đơn

  • Thời hạn công bố đơn nhãn hiệu: 02 tháng kể từ ngày có Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ.
  • Nội dung công bố đơn bao gồm: Các thông tin về đơn hợp lệ ghi trong thông báo chấp nhận đơn hợp lệ, mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ.
  • Hình thức công bố: Trang website của Cục Sở hữu trí tuệ và Công báo Sở hữu công nghiệp.

Bước 5: Thẩm định nội dung đơn

  • Thời hạn thẩm định nội dung: 09 tháng kể từ ngày công bố đơn.
  • Cục Sở hữu trí tuệ (CSHTT) xem xét các điều kiện đăng ký nhãn hiệu. Trên cơ sở đó, CSHTT có những đánh giá khả năng cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà chủ đơn đã đăng ký. Nếu đơn đáp ứng đủ điều kiện thì CSHTT ra Thông báo dự định cấp văn bằng bảo hộ độc quyền nhãn hiệu.
  • Nếu đơn không đáp ứng đủ điều kiện. CSHTT ra Thông báo không cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà chủ đơn đã đăng ký. Chủ đơn đưa ra các căn cứ để cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu cho nhãn hiệu của mình. Trường hợp Cục sở hữu trí tuệ vẫn từ chối lý do phúc đáp, chủ đơn có thể lựa chọn thủ tục khiếu nại quyết định từ chối.

Bước 6: Nộp lệ phí cấp văn bằng bảo hộ

Sau khi nhận được thông báo dự định cấp văn bằng bảo hộ, chủ đơn tiến hành nộp lệ phí cấp bằng.

  • Lệ phí cấp văn bằng bảo hô: 120.000 đồng;
  • Phí đăng bạ: 120.000 đồng;
  • Phí công bố nhãn hiệu: 120.000 đồng.
  • Đối với mỗi nhóm sản phẩm/dịch vụ bảo hộ tăng thêm, lệ phí cấp giấy chứng nhận tăng thêm: 100.000 đồng;

Bước 7: Cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

  • Sau khi chủ nhãn hiệu đã thực hiện nộp lệ phí vấp văn bằng. Cục Sở hữu trí tuệ sẽ cấp văn bằng bảo hộ độc quyền nhãn hiệu trong khoảng thời gian từ 2-3 tháng kể từ ngày đóng lệ phí.
  • Thời gian đăng ký khoảng 12 – 18 tháng từ khi có chấp nhận đơn hợp lệ.
  • Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu: Nhãn hiệu được bảo hộ trong vòng 10 năm kể từ ngày nộp đơn (ngày ưu tiên). Doanh nghiệp được gia hạn văn bằng bảo hộ và không hạn chế số lần gia hạn. Do vậy, nhãn hiệu sẽ là tài sản xuyên suốt quá trình hoạt động, kinh doanh của doanh nghiệp.

Trên đây là phân tích về yêu cầu về mẫu nhãn hiệu trong đơn đăng kí nhãn hiệu. Quý khách hàng có thắc mắc liên quan hay có nhu cầu tư vấn các quy định của pháp luật, vui lòng liên hệ Luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất!

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tư vấn đăng ký nhãn hiệu

    Tư vấn đăng ký nhãn hiệu

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18

    (Whatsapp, Zalo, Viber)
    hanoi@vietanlaw.vn

    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 09 79 05 77 68
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18

    (Whatsapp, Zalo, Viber)
    hcm@vietanlaw.vn

    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO