Các văn bản pháp luật về đăng ký nhãn hiệu

Các văn bản pháp luật về đăng ký nhãn hiệu bao gồm các Điều quốc tế liên quan đến đăng ký nhãn hiệu mà Việt Nam là thành viên và các văn bản pháp luật quốc gia quy định quan đến thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam.

Các điều ước quốc tế về đăng ký nhãn hiệu mà Việt Nam là thành viên

Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp

Công ước Paris 1883 là một trong những công ước quan trọng nhất về sở hữu công nghiệp được kí kết sớm nhất, với sự tham gia của 11 nước và kí kết vào ngày 20/3/1883. Công ước là nền tảng cho sự ra đời của các điều ước quốc tế điểu chỉnh việc bảo hộ tương tự hay riêng biệt (như Thỏa ước Madrid về đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, công ước Lahay về đăng ký kiểu dáng công nghiệp…). Tính đến tháng 1/2019, Công ước Paris đã có 177 quốc gia thành viên ký kết, trở thành một trong những điều ước quốc tế được áp dụng rộng rãi nhất trên thế giới, Việt Nam đã tham gia công ước từ 08/03/1949.

Hệ thống Madrid (Thỏa ước Madrid và Nghị định thư Madrid)

Hệ thống Madrid về đăng ký nhãn hiệu được điều chỉnh bởi hai điều ước quốc tế là Thỏa ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu 1891 và Nghị định thư liên quan đến thỏa ước Madrid 1989. Hai điều ước quốc tế này cùng song song tồn tại, độc lập với nhau nhưng có liên quan mật thiết với nhau. Việt Nam là thành viên của Thỏa ước Madrid từ năm 1949 và bên cạnh đó nghị định thư Madrid sẽ chính thức có hiệu lực tại Việt Nam kể từ ngày 11/7/2006.

Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ Trips

Hiệp định về các khía cạnh kiên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (Hiệp định Trips) được ký kết vào ngày 15/4/1994 và có hiệu lự từ ngày 01/01/1995 cùng với sự ra đời của tổ chức thương mại thế giới (WTO) và được thông qua sửa đổi vào ngày 06/12/2005. Hiệp định Trips là một điều ước quốc tế đa phương quan trọng về sở hữu trí tuệ . Các quy định của Hiệp định này có tình ràng buộc về mặt pháp lý đối với tất cả các Thành viên WTO. Hiệp định Trips có hiệu lực với Việt Nam ngay từ khi Việt Nam trở thành Thành viên của WTO năm 2007.

Quy định về nhãn hiệu trong Hiệp định Trips được quy định tại Mục 2 Nhãn hiệu hàng hóa. Theo Hiệp định Trips đối tượng có khả năng bảo hộ nhãn hiệu bao gồm:

  • Bất kì một dấu hiệu, tổ hợp các dấu hiệu có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của một doanh nghiệp với hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp khác;
  • Các dấu hiệu đó có thể là: từ, tên riêng, các chữ cái, chữ số, các yếu tố hình họa và các tổ hợp màu mắc cũng như các tổ hợp bất kỳ, tuy nhiên các tổ hợp này phải có khả năng được đăng ký là nhãn hiệu hàng hóa;
  • Ngoài những quy định bắt buộc này, Hiệp định Trips còn để mở cho các quốc gia thành viên có thể quy định thêm điều kiện của đối tượng đăng kí nhãn hiệu như: khả năng sử dụng của nhãn hiệu.

Bên cạnh việc quy định về đối tượng, Hiệp định Trips cũng quy định về các quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu như quyền  cấm người khác sử dụng nhãn hiệu của mình trong hoạt động động thương mại và các quyền khác tuân theo Công ước Paris 1967.

Về thời hạn bảo hộ nhãn hiệu theo Hiệp định Trips đăng ký lần đầu và mỗi lần gia hạn đăng ký một nhãn hiệu hàng hóa phải có thời hạn hiệu lực không dưới 7 năm. Hiệu lực đăng kí một nhãn hiệu hàng hóa phải có khả năng được gia hạn không giới hạn số lần gia hạn.

Hiệp định Việt Nam – Thụy Sĩ năm 1999 về sở hữu trí tuệ và hợp tác trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ

Hiệp định Thương mại và Hợp tác kinh tế giữa Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Liên bang Thụy Sĩ ký ngày 6 tháng 7 năm 1993 và tuyên bố ý định về Hợp tác kinh tế giữa Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Liên bang Thụy Sĩ ký ngày 7 tháng 7 năm 1993. Khẳng định lại tầm quan trọng đặc biệt của sở hữu trí tuệ trong ngoại thương và quan hệ đầu tư giữa hai nước,

Mong muốn bảo hộ một cách hiệu quả và thoả đáng đối với quyền sở hữu trí tuệ, nhằm giảm bớt sai lệch trong thương mại và các cản trở đối với hoạt động thương mại và bảo đảm rằng các biện pháp và các thủ tục thực thi quyền sở hữu trí tuệ không gây trở ngại cho hoạt động thương mại hợp pháp,

Quyết tâm góp phần tăng cường hệ thống đa phương về sở hữu trí tuệ, bao gồm các điều ước do Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới (sau đây gọi tắt là “WIPO”) hoặc Tổ chức Thương mại Thế giới (sau đây gọi tắt là “WTO”) điều hành,

Ghi nhận những nỗ lực của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong việc gia nhập hệ thống thương mại đa biên thế giới do WTO sáng lập, bao gồm cả Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (sau đây gọi tắt là “Hiệp định TRIPS”), và đồng thời ghi nhận mong muốn của Liên bang Thụy Sĩ trong việc tăng cường hợp tác trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ,

Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ năm 2000

Ngày 13/07/2000 tại Washington, Hiệp định thương mại Việt- Mỹ (BTA) đã được ký kết và có hiệu lực từ ngày10/12/2001. … Các nhà cung cấp dịch vụ của Hoa Kỳ và Việt Nam được quyền tiếp cận rộng hơn thị trường viễn thông (cả thị trường vệ tinh), phân phối, dịch vụ tài chính và năng lượng, sở hữu trí tuệ…

Bảng phân loại quốc tế hàng hóa và dịch vụ dùng trong đăng ký nhãn hiệu theo Thỏa ước Nice năm 1957

Bảng phân loại quốc tế hàng hóa và dịch vụ dùng trong đăng ký nhãn hiệu phân bổ tất cả các chủng loại hàng hóa và dịch vụ mà doanh nghiệp tiến hành kinh doanh vào 45 nhóm, bao gồm 34 nhóm hàng hóa và 11 nhóm dịch vụ.

Bảng phân loại quốc tế các yếu tố hình của nhãn hiệu theo Thỏa ước Vienne năm 1973

Bảng phân loại quốc tế các yếu tố hình của nhãn hiệu phân bổ tất cả các yếu tố đồ họa của nhãn hiệu thành 29 loại, trong đó có 144 phân loại với 1.887 mục. Hai bảng phân loại này luôn được doanh nghiệp lẫn các cơ quan nhãn hiệu quốc gia tham chiếu và vận dụng để tiến hành tra cứu các nhãn hiệu tương tự hoặc trùng lắp trong các hoạt động liên quan đến việc bảo hộ nhãn hiệu.

Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)

Toàn bộ mục C của Chương 18 Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) dành riêng cho các quy định liên quan đến nội dung nhãn hiệu áp dụng tại các nước thành viên.

Văn bản pháp luật Việt Nam liên quan đến đăng ký nhãn hiệu

Tính đến thời điểm này, Việt Nam đã xây dựng được một hệ thống pháp luật sở hữu trí tuệ nói chung và về đăng ký nhãn hiệu nói riêng khá đầy đủ, các quy định của các văn bản tương đối chặt chẽ, đồng bộ từ các quy định trong Hiến pháp đến các luật chuyên ngành như Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Hải quan… và các nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành cụ thể:

  • Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi bổ sung 2009, 2019);
  • Nghị định 103/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp;
  • Nghị định 122/2010/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp;
  • Thông tư 01/2007/TT-BKHCN hướng dẫn thi hành Nghị định 103/2006/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành;
  • Thông tư 13/2010/TT-BKHCN sửa đổi quy định của Thông tư 17/2009/TT-BKHCN và 01/2007/TT-BKHCN do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành;
  • Thông tư 18/2011/TT-BKHCN sửa đổi Thông tư 01/2007/TT-BKHCN, được sửa đổi theo Thông tư 13/2010/TT-BKHCN và Thông tư 01/2008/TT-BKHCN, được sửa đổi theo Thông tư 04/2009/TT-BKHCN do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành;
  • Thông tư 16/2016/TT-BKHCN về sửa đổi Thông tư 01/2007/TT-BKHCN hướng dẫn thi hành Nghị định 103/2006/NĐ-CP hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, được sửa đổi theo Thông tư 13/2010/TT-BKHCN, Thông tư 18/2011/TT-BKHCN và Thông tư 05/2013/TT-BKHCN do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành;
  • Nghị định 99/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp;
  • Thông tư liên tịch 14/2016/TTLT-BTTTT-BKHCN hướng dẫn trình tự, thủ tục thay đổi, thu hồi tên miền vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông – Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành;
  • Thông tư liên tịch 05/2016/TTLT-BKHCN-BKHĐT hướng dẫn xử lý đối với trường hợp tên doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ – Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành;
  • Thông tư 11/2015/TT-BKHCN hướng dẫn Nghị định 99/2013/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.
Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO