Quy định hướng dẫn thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật mới năm 2025
Ngày 01/4/2025, Chính phủ ban hành Nghị định 78/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp để tổ chức, hướng dẫn thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2025. Nghị định này chính thức có hiệu lực từ ngày 1/4/2025 và thay thế Nghị định 34/2016/NĐ-CP, được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 154/2020/NĐ-CP, Nghị định 59/2024/NĐ-CP. Sau đây, Luật Việt An sẽ cập nhật một số nội dung đáng chú ý trong quy định hướng dẫn thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật mới năm 2025 tại Nghị định 78/2025/NĐ-CP.
Lấy ý kiến trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
Trách nhiệm lấy ý kiến
Theo Khoản 1, Khoản 2 Điều 2 Nghị định 78/2025/NĐ-CP, trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, trách nhiệm lấy kiến như sau:
Cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản có trách nhiệm: Đăng tải dự án, dự thảo văn bản trên cổng hoặc trang thông tin điện tử của cơ quan mình, trừ trường hợp nội dung văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi bí mật nhà nước.
Cơ quan lập đề xuất chính sách, cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm: Lấy ý kiến đối tượng chịu sự tác động trực tiếp, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, chuyên gia, nhà khoa học về chính sách, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật;
Việc lấy ý kiến đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của chính sách, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện trực tiếp hoặc thông qua tổ chức đại diện theo quy định của pháp luật về tổ chức chính trị – xã hội, pháp luật về hội.
Hình thức lấy ý kiến
Bằng văn bản;
Thông qua hội nghị, phương tiện thông tin đại chúng hoặc hình thức phù hợp khác;
Thông qua việc đăng tải dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trên cổng hoặc trang thông tin điện tử.
Thời hạn lấy ý kiến
Cơ quan lập đề xuất chính sách, cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm tổng hợp, nghiên cứu tiếp thu, giải trình đầy đủ ý kiến góp ý;
Thời gian đăng tải bản tổng hợp ý kiến, tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý trên cổng, trang thông tin điện tử của cơ quan mình chậm nhất là 25 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn lấy ý kiến; thời gian đăng tải ít nhất là 30 ngày.
Việc quy định lấy ý kiến trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật nhằm đảm bảo sự tham gia của các cá nhân, tổ chức có liên quan trong quá trình xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật. Cơ quan soạn thảo có trách nhiệm đăng tải dự thảo, lấy ý kiến, tổng hợp và giải trình những ý kiến đóng góp, giúp cho quá trình xây dựng pháp luật được dân chủ và phù hợp với thực tế.
Các trường hợp thủ tục hành chính được quy định
Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 78/2025/NĐ-CP, thủ tục hành chính chỉ được quy định để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước và thuộc một trong các trường hợp sau đây:
Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được phân cấp theo quy định của Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức chính quyền địa phương: : Điều này có nghĩa là khi có phân cấp nhiệm vụ hoặc quyền hạn, thủ tục hành chính sẽ được quy định để đảm bảo thực thi đúng thẩm quyền của từng cấp, từng cơ quan.
Thực hiện các biện pháp phát triển kinh tế – xã hội, ngân sách, quốc phòng, an ninh: Thủ tục hành chính sẽ được thiết lập nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển các lĩnh vực quan trọng này, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các chính sách, biện pháp phát triển.
Quy định này nhằm đảm bảo các thủ tục hành chính được ban hành và quy định một cách hợp lý, minh bạch, tiết kiệm, hiệu quả và không làm cản trở quyền lợi hợp pháp của các đối tượng liên quan.
Ngoài ra, cơ quan lập đề xuất chính sách, cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm đánh giá tác động của thủ tục hành chính nêu giải pháp thực hiện chính sách có thủ tục hành chính; dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có quy định thủ tục hành chính.
Quy trình về xây dựng chính sách và soạn thảo luật, Nghị quyết của Quốc hội; pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội do Chính Phủ trình
Theo Mục 2 Chương 2 Nghị định 78/2025/NĐ-CP, quy trình về xây dựng chính sách và soạn thảo luật, Nghị quyết của Quốc hội; pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội như sau:
Xây dựng báo cáo đánh giá tác động của chính sách: thể hiện rõ nội dung đánh giá tác động theo Khoản 2 Điều 29 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2025.
Tham vấn, lấy ý kiến chính sách đối với Bộ, cơ quan ngang bộ: Bộ, cơ quan ngang bộ lập đề xuất chính sách có trách nhiệm tham vấn đối với chính sách liên quan trực tiếp đến phạm vi quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực của Bộ, cơ quan ngang bộ khác. Hồ sơ chính sách để tham vấn, lấy ý kiến theo Khoản 2 Điều 30 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2025.
Thẩm định chính sách của luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội: Bộ, cơ quan ngang bộ lập đề xuất chính sách gửi hồ sơ chính sách đến Bộ Tư pháp để thẩm định.
Chính Phủ thông qua chính sách: Chính Phủ thông qua chính sách tại phiên họp. Trình tự thông qua chính sách tại phiên họp được thực hiện như sau:
Bộ, cơ quan ngang bộ lập đề xuất chính sách báo cáo tờ trình chính sách;
Bộ Tư pháp phát biểu về việc tiếp thu, giải trình ý kiến thẩm định;
Văn phòng Chính Phủ báo cáo nội dung còn có ý kiến khác nhau và nội dung khác;
Chính Phủ thảo luận;
Thủ tướng Chính Phủ kết luận.
Soạn thảo luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Thẩm định dự án luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Chính Phủ xem xét, quyết định trình dự án nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Tiếp thu, giải trình, chỉnh lý, rà soát, hoàn thiện ngôn ngữ, kỹ thuật trình bày văn bản đối với dự án luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính Phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ
Nghị định, Nghị quyết của Chính Phủ
Theo Mục 2 Chương 3 Nghị định 78/2025/NĐ-CP, quy trình về xây dựng và ban hành Nghị định, Nghị quyết của Chính Phủ như sau:
Soạn thảo Nghị định, Nghị quyết
Thẩm định dự thảo Nghị định, Nghị quyết
Trình Chính phủ dự thảo Nghị định, Nghị quyết
Xem xét, thông qua dự thảo Nghị định, Nghị quyết
Xin ý kiến Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc ban hành Nghị định, Nghị quyết
Ngoài ra, xây dựng và ban hành Nghị định, Nghị quyết của Chính Phủ trong một số trường hợp được thực hiện theo thủ tục rút gọn và trong trường hợp đặc biệt được hướng dẫn tại Điều 35 Nghị định 78/2025/NĐ-CP.
Quyết định của Thủ tướng Chính Phủ
Theo Mục 3 Chương 3 Nghị định 78/2025/NĐ-CP, việc xây dựng và ban hành quyết định của Thủ tướng Chính Phủ như sau:
Soạn thảo quyết định của Thủ tướng Chính Phủ
Thẩm định dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính Phủ
Ban hành quyết định của Thủ tướng Chính Phủ
Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ
Theo Mục 4 Chương 3 Nghị định 78/2025/NĐ-CP, việc xây dựng và ban hành quyết định của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ như sau:
Soạn thảo thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ
Thẩm định dự thảo thông tư
Trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ xem xét, ban hành thông tư
Quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương
Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh
Theo Mục 2 Chương 4 Nghị định 78/2025/NĐ-CP, việc xây dựng và ban hành Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh như sau:
Soạn thảo nghị quyết
Thẩm định dự thảo nghị quyết
UBND cấp tỉnh xem xét quyết định trình dự thảo nghị quyết và cho ý kiến đối với dự thảo nghị quyết không do UBND cấp tỉnh trình
Thẩm tra dự thảo nghị quyết
Xem xét, thông qua dự thảo nghị quyết
Quyết định của UBND cấp tỉnh
Theo Mục 3 Chương 4 Nghị định 78/2025/NĐ-CP, việc xây dựng và ban hành quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh như sau:
Soạn thảo quyết định
Thẩm định dự thảo quyết định
Xem xét, thông qua dự thảo quyết định
Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp huyện
Theo Mục 4 Chương 4 Nghị định 78/2025/NĐ-CP, việc xây dựng và ban hành Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp huyện như sau:
Soạn thảo nghị quyết
Thẩm định dự thảo nghị quyết
UBND cấp huyện xem xét quyết định trình dự thảo nghị quyết
Thẩm tra dự thảo nghị quyết
Xem xét, thông qua dự thảo nghị quyết
Quyết định của UBND cấp huyện
Theo Mục 5 Chương 4 Nghị định 78/2025/NĐ-CP, việc xây dựng và ban hành quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện như sau:
Soạn thảo quyết định
Thẩm định dự thảo quyết định
Xem xét, thông qua dự thảo quyết định
Yêu cầu về ngôn ngữ, thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật
Ngoài quy định về quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật, quy định hướng dẫn thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật mới năm 2025 còn quy định về ngôn ngữ, thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật tại Chương V, trong đó bao gồm quy định:
Sử dụng ngôn ngữ trong văn bản quy phạm pháp luật
Tên văn bản quy phạm pháp luật
Căn cứ ban hành văn bản quy phạm pháp luật
Bố cục của văn bản quy phạm pháp luật
Thời hạn, thời điểm, số, đơn vị đo lường, ký hiệu, công thức trong văn bản quy phạm pháp luật
Quy định điều khoản sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ tại chương hoặc điều quy định điều khoản chuyển thi hành
Quy định chuyển tiếp, hiệu lực thi hành, quy định chi tiết
Viện dẫn văn bản quy phạm pháp luật
Văn bản sửa đổi, bổ sung một số điều
Văn bản sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ nhiều văn bản
Thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật
Trên đây là một số nội dung đáng chú ý trong quy định hướng dẫn thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật mới năm 2025. Quý khách hàng có thắc mắc liên qua hay có nhu cầu tư vấn pháp luật, vui lòng liên hệ Luật Việt An để được tư vấn, hỗ trợ tốt nhất!