Đăng ký bản quyền thương hiệu

Thương hiệu là hình tượng của doanh nghiệp, được cấu thành bởi tổng hợp tên gọi, dấu hiệu, từ ngữ, một hình ảnh, thiết kế. Bản quyền thương thiệu phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký. Tuy nhiên, để thực hiện bảo hộ thương hiệu, tránh sự xâm phạm của bên thứ ba, thương hiệu nên được tiến hành đăng ký bản quyền theo quy định của pháp luật Việt Nam, Công ty Luật Việt An gửi đến Quý khách hàng những quy định liên quan đến thủ tục Đăng ký bản quyền thương hiệu dưới hình thức đăng ký bản quyền tác giả cho tác phẩm mỹ thuật ứng dụng như sau:

Ai có quyền đăng ký bản quyền thương hiệu tại Việt Nam?

Tổ chức, cá nhân gồm người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và chủ sở hữu quyền tác giả quyền đăng ký bản quyền tác giả tại Việt Nam.

Các đối tượng nào không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả?

Các đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả gồm:

  • Tin tức thời sự thuần tuý đưa tin.
  • Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản khác thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó gồm: văn bản của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp và đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân.
  • Quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu.

Đăng ký bản quyền thương hiệu tại đâu?

Thủ tục đăng ký bản quyền tác giả được thực hiện tại Cục bản quyền tác giả (trực thuộc Bộ văn hóa Thể thao và Du lịch).

Danh mục hồ sơ đăng ký bản quyền thương hiệu

Tờ khai đăng ký quyền tác giả:

Tờ khai phải được làm bằng tiếng Việt và do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc người được ủy quyền nộp đơn ký tên và ghi đầy đủ thông tin về người nộp đơn, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc chủ sở hữu quyền liên quan; tóm tắt nội dung tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình hoặc chương trình phát sóng; tên tác giả, tác phẩm được sử dụng làm tác phẩm phái sinh nếu tác phẩm đăng ký là tác phẩm phái sinh; thời gian, địa điểm, hình thức công bố; cam đoan về trách nhiệm đối với các thông tin ghi trong đơn.

 

  • Hai bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả.
  • Giấy uỷ quyền, nếu người nộp đơn là người được uỷ quyền;
  • Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;
  • Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;
  • Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung.

Quy trình đăng ký bản quyền thương hiệu tại Việt Nam

Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ theo danh mục nêu trên

Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký bản quyền đến cục bản quyền tác giả

Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả có thể trực tiếp hoặc uỷ quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp 01 hồ sơ đăng ký quyền tác giả tại trụ sở Cục Bản quyền tác giả. Hồ sơ có thể gửi qua đường bưu điện.

Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Cục Bản quyền tác giả có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giảcho người nộp hồ sơ. Trong trường hợp từ chối thì Cục Bản quyền tác giả phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.

So sánh thủ tục đăng ký bản quyền thương hiệu tại Cục Bản quyền với thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ

Tiêu chí Đăng ký bản quyền tác giả Đăng ký nhãn hiệu

Mục đích đăng ký

Bảo vệ các sáng tạo tinh thần có tính chất văn hóa. Bảo vệ quyền của các cá nhân, tổ chức trong hoạt động kinh doanh, tránh việc gây nhầm lẫn giữa hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự mà các chủ thể kinh doanh này cung cấp.

Điều kiện bảo hộ

Điều kiện phải có đó là tính sáng tạo độc lập. Tác giả phải sáng tạo ra tác phẩm bằng hoạt động lao động trí tuệ của chính mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác.

Nhãn hiệu phải gắn với hàng hóa hay dịch vụ mà chủ sở hữu kinh doanh và phải có tính phân biệt, nhãn hiệu phải phân biệt, nhận diện được hàng hoá, dịch vụ mà chủ sở hữu kinh doanh với hàng hoá, dịch vụ tương tự được cung cấp bởi một chủ thể khác.
Cơ chế phát sinh quyền Quyền tác giả đương nhiên được pháp luật bảo hộ khi đáp ứng được các điều kiện bảo hộ mà không cần phải tiến hành đăng ký. Việc đăng ký chỉ là cơ sở chứng minh phát sinh quyền. Chủ thể muốn được bảo hộ nhãn hiệu cần thực hiện đăng ký theo quy định pháp luật và phải được xác nhận bằng Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

Dịch vụ tư vấn đăng ký bản quyền thương hiệu của Công ty luật Việt An

  • Tư vấn pháp luật về thủ tục và điều kiện bản quyền thương hiệu;
  • Đại diện đăng ký bản quyền thương hiệu cho khách hàng trong quá trình đăng ký bản quyền;
  • Soạn thảo hồ sơ đăng ký bản quyền thương hiệu;
  • Nộp hồ sơ và theo dõi tiến trình đăng ký, xử lý đơn tại Cục bản quyền tác giả;
  • Trao đổi, cung cấp thông tin cho khách hàng trong tiến trình đăng ký bản quyền thương hiệu.
Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tư vấn sở hữu trí tuệ

    Tư vấn sở hữu trí tuệ

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO
    The TitleThe Title