Đăng ký bảo hộ thương hiệu cho sản phẩm thủy sản

Thủy sản là một trong những loại thực phẩm quan trọng, cung cấp hàm lượng chất dinh dưỡng cao cho con người. Ở Việt Nam với đường bờ biển dài và địa hình nhiều sông ngòi nên ngành thủy sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Rất nhiều doanh nghiệp tham gia vào thị trường này, thực hiện hoạt động nuôi trồng, đánh bắt, chế biến, tiêu thụ thủy sản nên sự cạnh tranh là vô cùng lớn. Các doanh nghiệp có thể thực hiện đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm của mình để tăng sức cạnh tranh và thu hút khách hàng, đối tác.

Thủ tục đăng ký bảo hộ có thể khái quát như sau:

Chuẩn bị hồ sơ đăng ký bảo hộ thương hiệu:

  • 01 mẫu nhãn hiệu (không nhỏ hơn 3×3 cm, không vượt quá 8×8 cm);
  • Danh mục sản phẩm, dịch vụ dự định đăng ký nhãn hiệu;

Thủy sản được phân vào Nhóm 31 theo bảng phân loại Nice. Tuy nhiên, nhóm này chỉ bao gồm các thủ sản sống chưa qua chế biến.

  • Tờ khai đăng ký nhãn hiệu (trường hợp khách hàng ủy quyền cho Công ty Luật Việt An thì tờ khai sẽ do người đại diện sở hữu công nghiêp của Luật Việt An ký);
  • Ủy quyền cho đại diện Công ty Luật Việt An nộp đơn đăng ký nhãn hiệu;
  • Chứng từ nộp lệ phí đăng ký nhãn hiệu.

Quý khách nên thực hiện tra cứu để đánh giá được khả năng đăng ký nhãn hiệu. Tuy nhiên, không đảm bảo 100% đăng ký thành công cho đến khi có quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan có thẩm quyền

Quy trình xử lý đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu:

Sẽ mất từ 13-18 tháng để Cục Sở hữu tiến hành xử lý đơn, bao gồm các giai đoạn: Giai đoạn thẩm định hình thức đơn; Công bố Đơn trên Công báo sở hữu công nghiệp; Giai đoạn thẩm định nội dung; Cấp và công bố Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Lưu ý: Trong quá trình này, chủ sở hữu có thể tiến hành sửa đổi, bổ sung đơn. Tuy nhiên, việc sửa đổi, bổ sung đơn không được mở rộng phạm vi (khối lượng) bảo hộ vượt quá nội dung đã bộc lộ trong trong danh mục hàng hoá, dịch vụ đối với đơn đăng ký nhãn hiệu và không được làm thay đổi bản chất của đối tượng nêu trong đơn. Nếu việc sửa đổi làm mở rộng phạm vi (khối lượng) bảo hộ hoặc làm thay đổi bản chất đối tượng thì người nộp đơn phải nộp đơn mới và mọi thủ tục được tiến hành lại từ đầu.

Hiệu lực của văn bằng bảo hộ:

Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ thì Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm. Khi muốn gia hạn hiệu lực, chủ sở hữu lưu ý về thời gian gia hạn và nộp đầy đủ lệ phí.

Lưu ý: Nếu nhãn hiệu không được chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu cho phép sử dụng trong thời hạn năm năm liên tục trước ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực mà không có lý do chính đáng (trừ trường hợp việc sử dụng được bắt đầu hoặc bắt đầu lại trước ít nhất ba tháng tính đến ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực) thì văn bằng bảo hộ bị chấm dứt hiệu lực.

Mọi thông tin liên quan đến dịch vụ đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm, dịch vụ vui lòng liên hệ Công ty Luật Việt An để được tư vấn cụ thể và chi tiết nhất

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tư vấn đăng ký nhãn hiệu

    Tư vấn đăng ký nhãn hiệu

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18

    (Whatsapp, Zalo, Viber)
    hcm@vietanlaw.vn
    Skype IconSkype Chat

    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO