Đăng ký nhãn hiệu âm thanh

Từ trước đến nay, pháp luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam chưa ghi nhận các nhãn hiệu phi truyền thống như: nhãn hiệu âm thanh, nhãn hiệu mùi,..Tuy nhiên, Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung năm 2022 đã bổ sung thêm một dấu hiệu có thể được xem là nhãn hiệu bên cạnh các dấu hiệu khác ở khoản 1 Điều 72 là “dấu hiệu âm thanh thể hiện được dưới dạng đồ họa”. Đây là lần đầu tiên pháp luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam ghi nhận một loại nhãn hiệu phi truyền thống đó là một sự tiến bộ đáng được ghi nhận trong Luật Sở hữu trí tuệ nước ta. Quy định bề đăng ký nhãn hiệu âm thanh cũng là một yêu cầu bắt buộc theo Điều 18.18 của CPTPP mà Việt Nam là thành viên. Điều 18.18 CPTPP.

Điều kiện đăng ký nhãn hiệu âm thanh

Theo quy định tại Điều 105.2 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2022, người nộp đơn phải nộp:

  • Bản ghi âm từ tính của nhãn hiệu trên một phương tiện cho phép dễ dàng phát lại. Hiện nay, phương tiện phổ biến nhất là đĩa CD, DVD và bản ghi MP3; và
  • Bản thể hiện bằng hình ảnh đồ họa của nhãn hiệu âm thanh đó (nghĩa là nhãn hiệu âm thanh ở Việt Nam phải được thể hiện bằng dạng đồ họa) để kiểm tra tính phân biệt và tính khả dụng của âm thanh đó cho mục đích đăng ký.
  • Ngoài ra, nhằm đảm bảo có cơ chế bảo hộ chặt chẽ đối với nhãn hiệu âm thanh và tránh chồng lấn quyền nhãn hiệu âm thanh với bản quyền tác giả cho các tác phẩm liên quan đến/kèm theo âm thanh, khoản 7 Điều 73 (Dấu hiệu không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu) được bổ sung vào Luật Sở hữu trí tuệ năm 2022 nhằm quy định thêm một trường hợp làm căn cứ từ chối nhãn hiệu âm thanh, đó là “dấu hiệu chứa bản sao tác phẩm, trừ trường hợp được phép của chủ sở hữu tác phẩm đó”. Đây là quy định khá mở và có thể được sử dụng trong nhiều trường hợp nhãn hiệu khác ngoài những trường hợp liên quan đến nhãn hiệu âm thanh. Ví dụ, một đoạn ký hiệu âm nhạc dài, chẳng hạn như toàn bộ bản nhạc của dàn nhạc hoặc piano, không có khả năng đáp ứng các yêu cầu về khả năng đăng ký nhãn hiệu âm thanh.

Một số nội dung còn bất cập liên quan đến quy định về đăng ký nhãn hiệu âm thanh

Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung năm 2022 quy định nhãn hiệu âm thanh được “thể hiện được dưới dạng đồ họa” đằng sau “dấu hiệu âm thanh” lại là điều cần bàn thêm. Quy định này có thể hiểu rằng “dấu hiệu âm thanh” sẽ có hai loại là “dấu hiệu âm thanh thể hiện được dưới dạng đồ họa” và “dấu hiệu âm thanh không thể hiện được dưới dạng đồ họa”. Tuy nhiên, Luật Sở hữu trí tuệ thì chỉ ghi nhận “dấu hiệu âm thanh thể hiện được dưới dạng đồ họa” mới có thể được xem là một loại dấu hiệu để đăng ký làm nhãn hiệu âm thanh. Theo quan điểm cá nhân tác giả bài viết, quy định việc “thể hiện được dưới dạng đồ họa” theo sau “dấu hiệu âm thanh” chỉ nên là phương án lựa chọn của người nộp đơn chứ không phải là yêu cầu bắt buộc. Bởi lẽ, “dấu hiệu âm thanh” là một dấu hiệu không thể được nhận biết được bằng thị giác, do đó yếu tố then chốt là nên đưa ra các quy định về hình thức để thể hiện nhãn hiệu âm thanh đó (tương tự như mẫu nhãn hiệu đối với nhãn hiệu có thể nhận biết được bằng thị giác). Trên cơ sở tham khảo các khuyến nghị của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) hay Hiệp hội Nhãn hiệu quốc tế (INTA) thì nên quy định các hình thức thể hiện của “nhãn hiệu âm thanh”: có thể thể hiện dưới dạng đồ họa của âm thanh cấu thành nhãn hiệu, mô tả bằng văn bản về âm thanh đó, tệp âm thanh như: tệp âm thanh điện tử dưới dạng tệp MP3 hoặc, WMA, WAV hoặc bất kỳ sự kết hợp nào của các hình thức nêu trên để đảm bảo đúng bản chất của việc đăng ký nhãn hiệu âm thanh là nhãn hiệu đúng như người nộp đơn mong muốn.

Hi vọng trong tương lai, trước thực tế đăng ký nhãn hiệu âm thanh phát sinh cụ thể thì Luật Sở hữu trí tuệ hoặc các văn bản hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2022 sẽ có các quy định cụ thể hơn ghi nhận nhãn hiệu âm thanh phù hợp với quy định chung trên thế giới và nhu cầu thực tế đăng ký nhãn hiệu âm thanh của người nộp đơn.

Quý khách hàng có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu âm thanh tại Việt Nam xin vui lòng liên hệ Công ty luật Việt An để được hỗ trợ nhanh nhất, chuyên nghiệp nhất bởi các luật sư sở hữu trí tuệ, người đại diện sở hữu trí tuệ của chúng tôi.

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tư vấn đăng ký nhãn hiệu

    Tư vấn đăng ký nhãn hiệu

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18

    (Zalo, Viber, Whatsapp)
    hanoi@vietanlaw.vnSkype IconSkype Chat

    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Zalo, Viber, Whatsapp) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO