Hiện nay, nhiều loại trái cây của nước ta chưa được quan tâm đầu tư đúng mức để có nhãn hiệu. Do vậy, người tiêu dùng còn gặp khó trong việc nhận biết và tìm mua các sản phẩm trái cây Việt Nam đảm bảo chất lượng và xuất xứ. Ngoài các nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý thì việc mỗi nhà vườn, cơ sở sản xuất, gây trồng trái cây nên đăng ký cho mình một nhãn hiệu để xây dựng tên tuổi, uy tín cho sản phẩm của mình là điều cần thiết.
Phân nhóm đăng ký nhãn hiêu cho hoa quả, trái cây
Nhóm 31
Trái cây, hoa quả tươi. các sản phẩm nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm vườn và lâm nghiệp dạng thô và chưa xử lý; Các loại ngũ cốc và hạt dạng thô và chưa xử lý; Rau, củ và quả tươi, thảo mộc tươi; Cây và hoa tự nhiên; Củ, cây con và hạt giống để trồng.
Bước 1: Lựa chọn nhãn hiệu và sản phẩm, dịch vụ cho nhãn hiệu
Lựa chọn nhãn hiệu: Chọn mẫu nhãn hiệu đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ. Nhãn hiệu được lựa chọn không tương tự nhãn hiệu khác đã đăng ký, nhãn hiệu nổi tiếng.
Lựa chọn danh mục sản phẩm đăng ký: Bạn cần lựa chọn danh mục sản phẩm, dịch vụ mang nhãn hiệu theo hướng dẫn nêu trên. Phân nhóm sản phẩm, dịch vụ cần thực hiện theo Bảng phân loại quốc tế về nhãn hiệu Ni-xơ.
Bước 2: Tra cứu nhãn hiệu
Tài liệu cần chuẩn bị khi tra cứu nhãn hiệu
Để thực hiện việc tra cứu nhãn hiệu Quý khách hàng chỉ cần cung cấp cho Luật Việt An :
Mẫu nhãn hiệu;
Danh mục sản phẩm dịch vụ cần tra cứu và đăng ký.
Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký
Sau khi tra cứu chuyên sâu và nhãn hiệu được đánh giá là có khả năng đăng ký chủ đơn tiến hành nộp hồ sơ đăng ký.
Cơ quan tiếp nhận và xử lý hồ sơ, thu lệ phí đăng ký tại Việt Nam: Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.
Bước 4: Thẩm định hình thức đơn đăng ký
Thời hạn thẩm định hình thức đơn nhãn hiệu 01 tháng kể từ ngày nộp đơn.
Cục Sở hữu trí tuệ sẽ xem xét đơn có đủ điều kiện về hình thức, mẫu nhãn, chủ sở hữu đơn, quyền nộp đơn, phân nhóm,…
Nếu đơn đăng ký của doanh nghiệp đáp ứng điều kiện. Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ và cho đăng công bố đơn.
Nếu đơn đăng ký của doanh nghiệp không đáp ứng điều kiện. Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra Thông báo không chấp nhận đơn và đề nghị doanh nghiệp sửa đổi. Chủ đơn, đại diện chủ đơn tiến hành sửa đổi theo yêu cầu. Sau đó, tiến hành nộp công văn sửa đổi cho Cục sở hữu trí tuệ và nộp lệ phí bổ sung nếu phân loại nhóm sai.
Bước 5: Công bố đơn
Thời hạn công bố đơn nhãn hiệu: 02 tháng kể từ ngày có Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ.
Nội dung công bố đơn bao gồm: Các thông tin về đơn hợp lệ ghi trong thông báo chấp nhận đơn hợp lệ, mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ.
Bước 6: Thẩm định nội dung đơn
Thời hạn thẩm định nội dung: 09 tháng kể từ ngày công bố đơn.
Bước 7: Nộp lệ phí cấp văn bằng bảo hộ
Sau khi nhận được thông báo dự định cấp văn bằng bảo hộ, chủ đơn tiến hành nộp lệ phí cấp bằng.
Quý khách hàng có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam và nước ngoài vui lòng liên hệ Công ty luật Việt An để được hỗ trợ nhanh, chuyên nghiệp nhất với chi phí hợp lý nhất!