Đăng ký nhãn hiệu cho nhà xuất bản

Trong sự phát triển ngày càng đa dạng của văn học, nhiều tác phẩm có giá trị về tư tưởng và nghệ thuật, phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức và phong cách trình bày đã được các độc giả nồng nhiệt tiếp nhận. Do vậy, để đóng góp tích cực trong sự nghiệp xây dựng giá trị văn hoá, con người Việt Nam và sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội thì không thể thiếu vai trò của các nhà xuất bản. Hiện nay, tại Việt Nam có rất nhiều các nhà xuất bản nổi tiếng và uy tín. Việc nhận diện thương hiệu của các nhà xuất bản là cần thiết đối với mỗi một độc giả. Trong bài viết dưới đây, Luật Việt An xin chia sẻ một vài thông tin về việc đăng ký nhãn hiệu cho nhà xuất bản tại Việt Nam.

Đăng ký nhãn hiệu cho nhà xuất bản

Căn cứ pháp lý

  • Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009, 2019, 2022;
  • Luật Xuất Bản 2012, sửa đổi bổ sung năm 2018.
  • Nghị định số 65/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ;

Xuất bản là gì?

Theo khoản 1 Điều 4 Luật Xuất Bản 2012, xuất bản là việc tổ chức, khai thác bản thảo, biên tập thành bản mẫu để in và phát hành hoặc để phát hành trực tiếp qua các phương tiện điện tử.

Cụ thể hai phương thức xuất bản bao gồm:

  • In là việc sử dụng thiết bị in để tạo ra xuất bản phẩm từ bản mẫu.
  • Phát hành là việc thông qua một hoặc nhiều hình thức mua, bán, phân phát, tặng, cho, cho thuê, cho mượn, xuất khẩu, nhập khẩu, hội chợ, triển lãm để đưa xuất bản phẩm đến người sử dụng.

Điều kiện thành lập nhà xuất bản

Căn cứ Điều 13 Luật Xuất Bản 2012 thì điều kiện thành lập nhà xuất bản phải có đủ các điều kiện sau đây:

  • Có tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ, đối tượng phục vụ, xuất bản phẩm chủ yếu phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan chủ quản;
  • Có người đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 17 của Luật nàyđể bổ nhiệm tổng giám đốc (giám đốc), tổng biên tập và có ít nhất năm biên tập viên cơ hữu;
  • Có trụ sở, nguồn tài chính và các điều kiện cần thiết khác bảo đảm hoạt động của nhà xuất bản do Chính phủ quy định;
  • Phù hợp với chiến lược, kế hoạch và chính sách của Nhà nước về phát triển hoạt động xuất bản.

Phân loại nhóm đăng ký nhãn hiệu cho nhà xuất bản

Khi nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu cần xác định cụ thể nhóm hàng hóa mang nhãn hiệu để xác đinh phạm vi bảo hộ. Theo bảng phân loại Nice được áp dụng tại Việt Nam từ ngày 01 tháng 01 năm 2024 thì nhãn hiệu nhà xuất bản thuộc:

Nhóm 09: Thiết bị hoặc dụng cụ dùng để ghi, truyền, tái tạo hoặc xử lý âm thanh, hình ảnh hoặc dữ liệu; Các phương tiện chứa dữ liệu và có thể tải xuống được, phần mềm máy tính, các phương tiện ghi và lưu trữ dữ liệu kỹ thuật số hoặc tương tự chưa có dữ liệu;

Nhóm 35: Dịch vụ mua bán xuất bản phẩm điện tử, đĩa CD ghi chương trình, băng đĩa, từ điển điện tử;

Nhóm 41: Dịch vụ cung cấp xuất bản phẩm điện tử trực tuyến (không tải xuống được); dịch vụ xuất bản sách điện tử và tạp chí trực tuyến;

Nhóm 45: Dịch vụ li-xăng quyền sở hữu trí tuệ; dịch vụ quản lý quyền tác giả.

Ví dụ nhãn hiệu nhà xuất bản đã đăng ký tại Việt Nam

Nhà xuất bản Kim Đồng – trực thuộc Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là nhà xuất bản đầu tiên và lớn nhất dành cho thiếu nhi tại Việt Nam. Trong suốt 65 năm đồng hành với nhiều thế hệ tuổi thơ Việt Nam, NXB Kim Đồng luôn có vị trí đặc biệt quan trọng trong đời sống tinh thần của bạn đọc nhỏ tuổi. Nhãn hiệu NXB Kim Đồng nộp đơn vào ngày 06/08/2009 và được cấp vào ngày 09/11/2011 với số đơn VN-4-2009-16403. Nhãn hiệu được bảo hộ tổng thể và bình thường. Một số thông tin về nhãn hiệu của NXB Kim Đồng:

Chủ đơn/Chủ bằng: Nhà xuất bản Kim Đồng

Địa chỉ: 55 Quang Trung, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội

Nhóm sản phẩm/dịch vụ:

Nhóm 09: Xuất bản phẩm điện tử (có thể tải được); đĩa CD ghi chương trình; từ điển điện tử (dạng ghi sẵn) thiết bị giảng dạy; sách điện tử (dạng ghi sẵn); thiết bị dịch thuật điện tử bỏ túi.

Nhóm 16: Sách; bút; vở viết; sổ viết; giấy viết; bảng viết; văn phòng phẩm; sách lịch (sản phẩm của ngành in); tập bản đồ; quyển lịch (sản phẩm của ngành in); cái kẹp hồ sơ; phong bì; bản tin (sản phẩm của ngành in); tạp chí (sản phẩm của ngành in); tranh ảnh (sản phẩm của ngành in); đồ dùng giảng dạy (không bao gồm thiết bị giảng dạy).

Nhóm 35: Dịch vụ mua bán xuất bản phẩm điện tử, đĩa CD ghi chương trình, băng đĩa, từ điển điện tử, thiết bị giảng dạy, phần mềm máy tính, thiết bị dịch thuật, nhạc cụ điện tử, kèn, trống, đàn, dụng cụ âm nhạc, sách, truyện, bút, vở viết, sổ viết, giấy viết, văn phòng phẩm, sách lịch, tập bản đồ, bảng viết, lịch, kẹp hồ sơ, phong bì, bản tin tạp chí, tranh ảnh, đồ dùng giảng dạy, đồ dùng học sinh,…

Nhóm 41: Dịch vụ xuất bản sách; dịch vụ cho thuê sách, truyện; dịch vụ tổ chức triển lãm, hội nghị nhằm cho mục đích giáo dục, văn hóa; dịch vụ cung cấp xuất bản phẩm điện tử trực tuyến (không tải xuống được); dịch vụ xuất bản sách điện tử và tạp chí trực tuyến; dịch vụ dịch thuật; dịch vụ giáo dục; dịch vụ đào tạo.

Nhóm 45: Dịch vụ li-xăng quyền sở hữu trí tuệ; dịch vụ quản lý quyền tác giả; dịch vụ tư vấn về sở hữu trí tuệ; dịch vụ đại diện về sở hữu trí tuệ.

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu cho nhà xuất bản

Chuẩn bị hồ sơ theo yêu cầu

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu bao gồm các tài liệu sau đây:

  • 01 mẫu nhãn hiệu (không nhỏ hơn 3×3 cm, không vượt quá 8×8 cm);
  • 01 bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí;
  • 02 tờ khai theo Mẫu số 08 Nghị định 65/2023/NĐ-CP;
  • Danh mục sản phẩm, dịch vụ dự định đăng ký nhãn hiệu;
  • Tờ khai đăng ký nhãn hiệu (trường hợp khách hàng ủy quyền cho Công ty Luật Việt An thì tờ khai sẽ do người đại diện sở hữu công nghiệp của Luật Việt An ký);
  • Giấy Ủy quyền cho đại diện Công ty Luật Việt An nộp đơn đăng ký nhãn hiệu;

Lựa chọn phương thức nộp đơn

Tổ chức, cá nhân có thể nộp đơn tại một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ, cụ thể:

  • Trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội;
  • Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh;
  • Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng.

Nộp lệ phí đăng ký nhãn hiệu

Mức biểu mức thu phí, lệ phí sở hữu công nghiệp được quy định chi tiết tại Thông tư 263/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2016 của Bộ Tài chính như sau:

Lệ phí nộp đơn 150.000 đồng
Phí công bố đơn 120.000 đồng
Phí tra cứu thông tin nhằm phục vụ việc thẩm định 180.000 đồng
Phí thẩm định đơn 550.000 đồng

Lưu ý: Lệ phí, phí có thể tăng thêm trong trường hợp đăng ký cho nhiều nhóm sản phẩm, dịch vụ, và trường hợp từ sản phảm, dịch vụ thứ 7 trở lên trong một nhóm.

Quyền lợi của Nhà xuất bản khi đăng ký nhãn hiệu

Xác lập quyền sở hữu đối với nhãn hiệu

Khi đăng ký nhãn hiệu thành công và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, nhà xuất bản sẽ được pháp luật bảo hộ về quyền sử dụng nhãn hiệu đó. Không một cá nhân, tổ chức nào có quyền sử dụng nhãn hiệu giống nhãn hiệu nhà xuất bản đã đăng ký.

Đăng ký nhãn hiệu để tránh nhầm lẫn

Nhãn hiệu có tác dụng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu này với hàng hoá và dịch vụ của chủ sở hữu khác. Do đó, sản phẩm khi đã được đăng ký nhãn hiệu sẽ ngay lập tức được chấp nhận bởi Cục Sở hữu trí tuệ.

Đăng ký nhãn hiệu để quảng bá sản phẩm

Đăng ký nhãn hiệu là một phương thức để công bố nhãn hiệu của doanh nghiệp với công chúng. Khi nhãn hiệu đăng ký bảo hộ được công bố, một bộ phận lớn khách hàng sẽ được tiếp xúc với nhãn hiệu. Nhờ vậy, khách hàng dễ dàng nhận diện được nhãn hiệu của doanh nghiệp với những nhãn hiệu của cá nhân, tổ chức khác. Nhãn hiệu sản phẩm sẽ giúp mang thương hiệu đến gần với người tiêu dùng hơn đồng thời cũng giúp tiếp cận với khách hàng mới một cách dễ dàng hơn.

Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu cho nhà xuất bản của đại diện công ty Luật Việt An

  • Đại diện khách hàng tiến hành thủ tục nộp đơn, theo dõi và phản hồi quá trình đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ.
  • Tư vấn hỗ trợ khách hàng trong quá trình đăng ký nhãn hiệu.
  • Tư vấn tăng khả năng bảo hộ nhãn hiệu.
  • Đại diện khách hàng soạn thảo hồ sơ rút đơn đăng ký nhãn hiệu theo yêu cầu.
  • Tư vấn giảm thiểu rủi ro liên quan đến quá trình đăng ký và rút đơn đăng ký nhãn hiệu.

Quý khách hàng có nhu đăng ký nhãn cho nhà xuất bản, xin vui lòng liên hệ Công ty Việt An để được hỗ trợ tốt nhất.

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tư vấn đăng ký nhãn hiệu

    Tư vấn đăng ký nhãn hiệu

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO