Hiện nay, trên thị trường chăn ga gối đệm có nhiều thương hiệu nổi tiếng được người tiêu dùng ưa chuộng như Sông Hồng, Hanvico, Everon, Kymdan, Everhome, …. Đối với những nhà sản xuất, kinh doanh sản phẩm gối, đệm mà chưa được công nhận là nhãn hiệu nổi tiếng thì nên thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu để bảo hộ cho sản phẩmm của mình không bị xâm phạm. Quy trình đăng ký nhãn hiệu gồm các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ tại Cục Sở hữu trí tuệ:
Tờ khai đăng ký nhãn hiệu (theo mẫu 04-NH quy định tại Phụ lục A TT 01/2007/TT-BKHCN); (Trường hợp khách hàng ủy quyền cho Công ty Luật Việt An thì tờ khai sẽ do người đại diện sở hữu công nghiêp của Luật Việt An ký);
Mẫu nhãn hiệu (kích thước không nhỏ hơn 3×3 cm, không vượt quá 8×8 cm);
Danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu;
Bản sao hợp lệ giấy tờ chứng thực cá nhân nếu chủ sở hữu là cá nhân; giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đầu tư nếu chủ sở hữu là tổ chức;
Giấy ủy quyền ( theo mẫu của Luật Việt An);
Chứng từ nộp phí, lệ phí.
Lưu ý:
– Mẫu nhãn hiệu không được là dấu hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu nổi tiếng, nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ. Và để đánh giá được khả năng đăng ký nhãn hiệu, Quý khách hàng nên thực hiện tra cứu nhãn hiệu thông qua dịch vụ của Luật Việt An.
– Danh mục hàng hóa, dịch vụ phải được phân loại theo bảng phân loại quốc tế Nice 10. Theo đó, sản phẩm gối, đệm (gồm Ðệm lót hơi (không dùng cho mục đích y tế); Ðệm hơi (không dùng cho mục đích y tế); Gối hơi (không dùng cho mục đích y tế); Gối ôm; Đệm; Đệm cho vật nuôi trong nhà; Gối; Đệm nước (không dùng cho mục đích y tế);… được phân vào nhóm 20.
Đối với những sản phẩm đệm, gối dùng cho mục đích y tế được phân vào nhóm 10 theo bảng phân loại.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ, hồ sơ sẽ được nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.
Bước 2: Xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu
Kể từ khi tiếp nhận, Cục sở hữu trí tuệ sẽ xử lý đơn và gửi những thông báo cho người nộp đơn. Quá trình này gồm:
– Thẩm định hình thức (1-2 tháng);
– Công bố Đơn trên Công báo (2 tháng);
– Thẩm định nội dung (9-12 tháng);
– Cấp và công bố Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (1-2 tháng).
Trong giai đoạn này thì người nộp đơn chỉ cần theo dõi quá trình, nhận thông báo, thực hiện việc sửa đổi, bổ sung đơn hay trả lời đối với trường hợp có ý kiến của người thứ ba (nếu có).
Lưu ý: Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực trong 10 năm kể từ ngày nộp đơn. Và ngày nộp đơn là ngày đơn được cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp tiếp nhận hoặc là ngày nộp đơn quốc tế đối với đơn nộp theo điều ước quốc tế. Quý khách hàng cần phân biệt ngày nộp đơn với ngày được cấp văn bằng bảo hộ để thực hiện gia hạn đúng thời gian quy định, tránh việc văn bằng bảo hộ bị chấm dứt hiệu lực.
Gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ
Để được gia hạn hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, trong vòng 06 tháng trước ngày Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hết hiệu lực, chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu phải nộp đơn yêu cầu gia hạn cho Cục Sở hữu trí tuệ.
Đơn yêu cầu gia hạn có thể nộp muộn hơn thời hạn quy định nêu trên nhưng không được quá 06 tháng kể từ ngày văn bằng bảo hộ hết hiệu lực và chủ văn bằng bảo hộ phải nộp lệ phí gia hạn cộng với 10% lệ phí gia hạn cho mỗi tháng nộp muộn.
Đơn yêu cầu gia hạn gồm các tài liệu sau đây:
Tờ khai yêu cầu gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ, làm theo mẫu 02-GHVB quy định tại Phụ lục C của Thông tư này;
Bản gốc văn bằng bảo hộ (trường hợp yêu cầu ghi nhận việc gia hạn vào văn bằng bảo hộ);
Giấy uỷ quyền (trường hợp nộp đơn thông qua đại diện);
Chứng từ nộp lệ phí gia hạn, công bố quyết định gia hạn và đăng bạ quyết định gia hạn văn bằng bảo hộ theo quy định.
Doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu xin vui lòng liên hệ với Công ty Luật Việt An để được hướng dẫn chi tiết về khai hồ sơ, đơn đăng ký nhãn hiệu.