Việc đăng ký nhãn hiệu không chỉ đem lại lợi ích cho chủ sở hữu nhãn hiệu mà còn giúp người tiêu dùng đánh giá, phân biệt hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng. Đối với những người quan tâm đến việc bảo hộ nhãn hiệu có thể tham khảo quy trình đăng ký nhãn hiệu sau:
Chủ sở hữu có thể tự mình hoặc thông qua đại diện của Luật Việt An nộp đơn tại Cục sở hữu trí tuệ. Thời gian từ khi nộp đơn đến khi có kết quả xét nghiệm cuối cùng khoảng từ 13 – 18 tháng, cụ thể:
Bước 1: Giai đoạn thẩm định hình thức đơn (1-2 tháng):
Cục Sở hữu trí tuệ sẽ xem xét tính hợp lệ của đơn (các loại giấy tờ cần thiết; phân nhóm, phân loại đối tượng nêu trong đơn; quyền nộp đơn;…) và ra thông báo chấp nhận đơn hợp lệ hoặc thông báo từ chối chấp nhận đơn hợp lệ (nếu người nộp đơn không sửa chữa thiếu sót trong đơn đăng ký);
Bước 2: Công bố Đơn trên Công báo sở hữu công nghiệp:
Đơn đăng ký nhãn hiệu được công bố trong thời hạn hai tháng kể từ ngày đơn được chấp nhận là đơn hợp lệ và người nộp đơn phải nộp lệ phí công bố Đơn;
Bước 3: Giai đoạn thẩm định nội dung (9-12 tháng):
Mục đích của việc thẩm định nội dung đơn là đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong Đơn theo các điều kiện bảo hộ, xác định phạm vi (khối lượng) bảo hộ tương ứng. Trong quá trình thẩm định nội dung, Cục Sở hữu trí tuệ có thể yêu cầu người nộp đơn giải thích nội dung đơn, cung cấp các thông tin thuộc phạm vi bản chất của đối tượng nêu trong đơn.
Bước 4: Cấp và công bố Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (1-2 tháng).
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực trong 10 năm kể từ ngày nộp đơn và có thể gia hạn nhiều lần mỗi lần mười năm. Khi gia hạn, chủ sở hữu cần thực hiện đúng thủ tục theo quy định.
Quý khách hàng có thể liên hệ công ty Luật Việt An để có thêm thông tin chi tiết về thủ tục đăng ký nhãn hiệu. Nội dung đăng ký nhãn hiệu của Luật Việt An gồm:
Tư vấn pháp luật về sở hữu trí tuệ nói chung và nhãn hiệu nói riêng;
Thực hiện tra cứu nhãn hiệu và tư vấn, đánh giá khả năng đăng ký nhãn hiệu;
Tư vấn phương án sửa đổi lại nhãn hiệu dự định đăng ký để tăng khả năng đăng ký thành công;
Soạn thảo hồ sơ và nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ;
Theo dõi tiến trình đăng ký, xét nghiệm đơn tại Cục Sở hữu trí tuệ;
Đại diện cho Qúy khách hàng trong toàn bộ quá trình xác lập quyền và phúc đáp công văn trao đổi với Cục Sở hữu trí tuệ về việc bảo hộ nhãn hiệu;
Trao đổi, cung cấp thông tin cho Qúy khách hàng trong tiến trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.
Thành phần hồ sơ đăng ký nhãn hiệu bao gồm:
Tờ khai đăng ký nhãn hiệu;
Mẫu nhãn hiệu: Mẫu nhãn hiệu phải được trình bày rõ ràng ( kích thước không nhỏ hơn 3×3 cm, không vượt quá 8×8 cm);
Danh mục hàng hóa dịch vụ cần đăng ký nhãn hiệu: Hàng hóa, dịch vụ phải được phân nhóm theo bảng phân loại Nice. Theo đó, sản phẩm tủ, kệ thuộc vào nhóm 20 ( lưu ý: tủ đựng dụng cụ y tế thuộc vào nhóm 10).
Bản sao hợp lệ giấy tờ chứng thực cá nhân nếu chủ sở hữu là cá nhân; giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đầu tư nếu chủ sở hữu là tổ chức;