Với sức mua ngày càng tăng cao của người dân Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, các siêu thị điện máy đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển đời sống cũng như tăng trưởng và phát triển ngành kinh tế của nước ta. Hệ thống siêu thị điện máy là một mô hình kinh doanh khá phát triển ở Việt Nam, chúng ta có thể kể đến một số siêu thị lớn như: Mediamart, HC, điện máy Xanh, Nguyễn Kim, Pico…Việc bảo hộ nhãn hiệu trong lĩnh vực này là một điều không phải ai cũng biết và cũng không dễ dàng. Trong bài viết dưới đây, luật Việt An sẽ giới thiệu với Quý khách hàng về việc đăng ký nhãn hiệu dịch vụ siêu thị điện máy trong bối cảnh hiện nay.
Căn cứ pháp lý
Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009, 2019, 2022;
Nghị định số 65/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ.
Siêu thị điện máy là gì?
Siêu thị là loại hình cửa hàng hiện đại; kinh doanh tồng hợp hoặc chuyên doanh; có cơ cấu chủng loại hàng hoá phong phú, đa dạng, bảo đảm chất lượng; đáp ứng các tiêu chẩn về diện tích kinh doanh, trang bị kỹ thuật và trình độ quản lý, tổ chức kinh doanh; có các phương thức phục vụ văn minh, thuận tiện nhằm thoả mãn nhu cầu mua sắm hàng hóa của khách hàng.
Siêu thị điện máy là hệ thống siêu thị hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh các sản phẩm điện máy, chuyên cung cấp và bán các sản phẩm điện tử và điện gia dụng. Trong siêu thị này, khách hàng có thể tìm thấy và mua sắm đủ loại thiết bị điện tử, từ các sản phẩm nhỏ như điện thoại di động, máy tính bảng, đèn chiếu sáng, đến các thiết bị lớn như tivi, tủ lạnh, máy giặt, và các sản phẩm khác liên quan đến công nghệ và gia đình.
Khi nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu cần xác định cụ thể nhóm hàng hóa mang nhãn hiệu để xác đinh phạm vi bảo hộ. Theo bảng phân loại Nice được áp dụng tại Việt Nam từ ngày 01 tháng 01 năm 2024 thì nhãn hiệu dịch vụ siêu thị điện máy thuộc:
Nhóm 35: Dịch vụ mua bán thiết bị điện tử gia dụng, đầu thu truyền hình số, ti vi, ăng ten thu tín hiệu vệ tinh, máy quay hình, thiết bị để truyền âm thanh, hình ảnh, thiết bị để ghi âm thanh, hình ảnh, thiết bị để tái tạo âm thanh, hình ảnh, máy điều hoà nhiệt độ, tủ lạnh, tủ cấp đông, thiết bị và trang bị thông gió (mục đích điều hoà không khí), thiết bị và trang bị đi kèm dùng cho mục đích nấu nướng, thiết bị và trang bị chiếu sáng, thiết bị và trang bị vệ sinh, ra đi ô, đầu đĩa, loa, máy vi tính, máy hỗ trợ kỹ thuật số cá nhân (PDA); dịch vụ quảng cáo; dịch vụ tổ chức triển lãm nhằm cho mục đích thương mại hoặc quảng cáo; dịch vụ thông tin thương mại; dịch vụ giới thiệu hàng hoá; dịch vụ nghiên cứu thị trường.
Tuy nhiên, chủ đơn đăng ký nhãn hiệu dịch vụ siêu thị điện máy có thể lựa chọn bao quát thêm một số nhóm như: Nhóm 07, nhóm 08, nhóm 09, nhóm 11, nhóm 21…
Tìm hiểu nhãn hiệu dịch vụ siêu thị điện máy tại Việt Nam
“Điện máy XANH” – thương hiệu nổi tiếng xuất hiện trên thị trường Việt Nam vào năm 2010, nhanh chóng phát triển với mục tiêu trở thành hệ thống siêu thị điện máy dẫn đầu thị trường với hơn 1000 hệ thống siêu thị, có mặt ở khắp 63 tỉnh thành với hơn 10000 nhân viên. Từ khi xuất hiện đến nay, Điện máy XANH rất được lòng khách hàng với những sản phẩm đa dạng như tivi, tủ lạnh, máy lạnh,… cho tới những mặt hàng gia dụng quen thuộc của chúng ta mỗi ngày: nồi cơm điện, chảo chiên, máy xay sinh tố, máy ép trái cây,… Những sản phẩm của Điện máy XANH đều của rất nhiều hãng nổi tiếng.
Số đơn: 4-2015-09823
Ngày hết hiệu lực văn bằng bảo hộ: 22/04/2025
Phần hình của nhãn hiệu ” Điện máy XANH ” được cấu tạo bởi:
05.02 : Vật dạng người, sự kết hợp các vật thành người
07.03 : Bề mặt phủ bởi các hình vuông
07.04 : Bề mặt kẻ ô vuông kiểu bàn cờ
01.01 : Hình tròn
04.09 : Nhiều tứ giác kề nhau.
04.09 : Tổ hợp các hình hình học khác nhau.
Nhóm hàng hóa/ dịch vụ đi kèm nhãn hiệu:
Nhóm 07: Đồ điện gia dụng như: máy giặt; máy xay sinh tố; máy rửa bát đĩa; máy hút bụi; máy vắt cam; máy đánh trứng; máy ép trái cây; máy xay thịt bằng điện.
Nhóm 08: Bộ đồ ăn (dao; dĩa; thìa); kẹp là thẳng tóc; kẹp uốn tóc; bàn là điện.
Nhóm 09: Ti vi; đầu đĩa; loa; amply (máy tăng âm); máy vi tính; cát sét (cassette); điện thoại.
Nhóm 11: Máy lạnh; tủ lạnh; máy đun nước nóng; máy điều hoà không khí; máy hút ẩm; bình lọc nước chạy điện; bình nóng lạnh chạy điện; bếp ga; đồ điện dân dụng như: quạt điện, bóng đèn, máy hút khói; máy sấy quần áo; máy khử mùi không khí (máy xịt phòng); máy sấy đĩa dùng điện.
Nhóm 21: Nồi áp suất (không sử dụng điện); bộ nồi niêu xoong chảo dùng cho nhà bếp (không sử dụng điện); chảo để rán (không sử dụng điện); đồ chứa dùng trong gia đình hoặc nhà bếp (không làm bằng kim loại quý); bình thủy (phích).
Nhóm 35: Mua bán đồ điện gia dụng như: máy giặt, máy rửa bát đĩa, máy hút bụi, máy sấy quần áo, máy xay sinh tố, máy vắt cam, máy ép trái cây, máy xay thịt bằng điện, máy sấy đĩa dùng điện, tivi, đầu đĩa, loa, amply (máy tăng âm), máy vi tính, bàn là điện, nồi áp suất, bộ nồi niêu xoong chảo dùng cho nhà bếp, chảo để rán (không sử dụng điện), đồ chứa dùng trong gia đình hoặc nhà bếp (không làm bằng kim loại quý), bình thủy (phích), nồi áp suất, bát (chén), chậu.
Thủ tục đăng ký nhãn hiệu dịch vụ siêu thị điện máy
Bước 1: Tra cứu đánh giá nhãn hiệu
Quý khách nên thực hiện thủ tục tra cứu chính thức tại Cục Sở hữu trí tuệ thông qua trang web http://wipopublish.ipvietnam.gov.vn/ để tránh bị trùng hoặc gây nhầm lẫn. Hoặc quý khách hàng có thể sử dụng dịch vụ tại Luật Việt An để tiến hành tra cứu sơ bộ sau khi được cung cấp mẫu nhãn hiệu trong vòng 01 ngày. Khi tra cứu sơ bộ nhãn hiệu chưa có dấu hiệu trùng tương tự với nhãn hiệu đã đăng ký.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ cần thiết
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 100 Luật Sở hữu trí tuệ quy đinh đơn đăng ký nhãn hiệu bao gồm các tài liệu sau đây:
Mẫu nhãn hiệu (không nhỏ hơn 3×3 cm, không vượt quá 8×8 cm);
Danh mục sản phẩm, dịch vụ dự định đăng ký nhãn hiệu;
Tờ khai đăng ký nhãn hiệu;
Giấy ủy quyền (theo mẫu của Luật Việt An);
Chứng từ nộp lệ phí đăng ký nhãn hiệu.
Bước 3: Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền
Cá nhân, tổ chức có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trực tiếp.
Cá nhân, tổ chức có thể nộp đơn thông qua hệ thống bưu điện đến trụ sở của Cục Sở hữu trí tuệ hoặc Văn phòng đại diện Cục sở hữu trí tuệ.
Cá nhân, tổ chức có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trực tuyến: Người nộp đơn cần có chứng thư số và chữ ký số, đăng ký tài khoản trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến và được Cục Sở hữu trí tuệ phê duyệt tài khoản để thực hiện các giao dịch đăng ký quyền SHCN.
Bước 4: Nộp lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
Sau khi có thông báo dự định cấp văn bằng, người nộp đơn nộp lệ phí cấp văn bằng nhãn hiệu. Cục Sở hữu trí tuệ cấp và công bố Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho chủ sở hữu trong thời gian 01-02 tháng kể từ ngày nộp lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.
Dịch vụ của Công ty Luật Việt An về đăng ký bảo hộ nhãn hiệu dịch vụ siêu thị điện máy
Tư vấn pháp luật về thủ tục và điều kiện bảo hộ nhãn hiệu;
Tra cứu sơ bộ và tư vấn khả năng đăng ký bảo hộ nhãn hiệu;
Soạn thảo hồ sơ bảo hộ nhãn hiệu;
Đại diện nộp hồ sơ và theo dõi tiến trình đăng ký, thẩm định đơn tại Cục Sở hữu trí tuệ;
Đại diện cho khách hàng trong toàn bộ quá trình xác lập quyền và phúc đáp công văn trao đổi với Cục Sở hữu trí tuệ về việc bảo hộ nhãn hiệu.
Doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam và đăng ký nhãn hiệu tại nước ngoài xin vui lòng liên hệ với Công ty Luật Việt An để được hướng dẫn chi tiết nhất.