Trong bối cảnh ngành du lịch ngày càng phát triển mạnh mẽ, các đại lý du lịch đã và đang đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối khách hàng với các dịch vụ du lịch, từ việc cung cấp thông tin, tư vấn, đến việc tổ chức các tour du lịch trọn gói. Để đảm bảo hoạt động kinh doanh hợp pháp và hiệu quả, các đại lý du lịch phải đáp ứng các điều kiện và yêu cầu cụ thể theo quy định của pháp luật. Nhưng không phải ai cũng biết được những yêu cầu điều kiện đó. Bài viết dưới đây, Luật Việt An sẽ cung cấp cho quý khách những vấn đề liên quan đến điều kiện kinh doanh đại lý du lịch
Sự khác nhau giữa kinh doanh đại lý du lịch và kinh doanh lữ hành
Căn cứ theo Khoản 9 Điều 3 Luật Du lịch 2017 quy định thì Kinh doanh dịch vụ lữ hành là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện một phần hoặc toàn bộ chương trình du lịch cho khách du lịch.
Trong khi đó kinh doanh đại lý du lịch là người có liên quan đến việc bán gói tour.
Đại lý du lịch là giúp khách hàng chọn một gói phù hợp với nhu cầu của khách hàng trong khi công ty lữ hành lên kế hoạch cho chuyến đi, sắp xếp chỗ ở, phương tiện đi lại và xem xét từng chi tiết của công việc.
Tóm lại, hoạt động đại lý du lịch chỉ là một khâu của hoạt động lữ hành
Điều kiện kinh doanh đại lý du lịch
Căn cứ theo Điều 40, 42, 43 Luật Du lịch năm 2017 thì điều kiện kinh doanh đại lý du lịch như sau:
Có hợp đồng đại lý giữa đại lý du lịch với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành;
Thông báo với cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh: Thời điểm bắt đầu hoạt động kinh doanh, địa điểm kinh doanh, thông tin của doanh nghiệp giao đại lý lữ hành;
Thực hiện việc bán chương trình du lịch đúng nội dung và đúng giá như hợp đồng đại lý đã ký kết; không được tự ý tổ chức thực hiện chương trình du lịch;
Khách du lịch mua chương trình du lịch thông qua đại lý du lịch thì hợp đồng du lịch được giao kết giữa khách du lịch và doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành giao đại lý; trong hợp đồng phải ghi rõ tên, địa chỉ của đại lý du lịch;
Lập và lưu giữ hồ sơ về chương trình du lịch đã bán cho khách du lịch theo quy định của pháp luật;
Treo biển đại lý lữ hành ở vị trí dễ nhận biết tại trụ sở đại lý.
Như vậy, pháp luật không yêu cầu điều kiện đối với cá nhân hoặc tổ chức đăng ký làm đại lý du lịch. Để làm đại lý du lịch, thì chỉ cần có giấy phép đăng ký kinh doanh và ký kết hợp đồng làm đại lý với công ty lữ hành, không cần phải xin Giấy phép lữ hành nội địa hay Giấy phép lữ hành quốc tế.
Hợp đồng giao kết với bên kinh doanh lữ hành của đại lý
Căn cứ Điều 41 Luật Du lịch 2017 quy định hợp đồng giao kết đại lý du lịch được thực hiện như sau:
Hợp đồng đại lý lữ hành phải được lập thành văn bản giữa bên giao đại lý là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành và bên nhận đại lý là tổ chức, cá nhân kinh doanh đại lý lữ hành.
Hợp đồng đại lý lữ hành phải có các nội dung sau đây:
Tên, địa chỉ của bên giao đại lý và bên nhận đại lý;
Chương trình du lịch, giá bán chương trình du lịch được giao cho đại lý, mức hoa hồng đại lý, thời điểm thanh toán;
Quyền và trách nhiệm của các bên;
Thời hạn hiệu lực của hợp đồng đại lý.
Một số loại hình kinh doanh dịch vụ du lịch
Hiện nay có 02 loại hình kinh doanh dịch vụ du lịch là kinh doanh dịch vụ du lịch nội địa và kinh doanh dịch vụ du lịch quốc tế và điều kiên kinh doanh tương ứng như sau:
Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch nội địa:
Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;
Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa tại ngân hàng;
Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành về lữ hành;Trường hợp tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa.
Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch quốc tế:
Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;
Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế tại ngân hàng;
Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành về lữ hành;
Trường hợp tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế.
Một số mã ngành doanh nghiệp kinh doanh đại lý du lịch có thể đăng ký
Mã ngành đại lý du lịch là mã ngành 7911
Chi tiết: các hoạt động bán sản phẩm du lịch, tour du lịch, lưu trú cho khách du lịch, dịch vụ vận tải…
Ngoài ra, còn có một số mã ngành liên quan đến lĩnh vực đại lý du lịch như:
Mã ngành 7912: Điều hành tua du lịch;
Hoạt động thu xếp, kết nối các tua đã được bán thông qua các đại lý du lịch hoặc trực tiếp bởi điều hành tua.
Các tua du lịch có thể bao gồm một phần hoặc toàn bộ các nội dung: vận tải, dịch vụ lưu trú, ăn, tham quan các điểm du lịch như bảo tàng, di tích lịch sử, di sản văn hóa, nhà hát, ca nhạc hoặc các sự kiện thể thao.
Mã ngành 7900: Dịch vụ đặt chỗ và các dịch vụ hỗ trợ liên quan đến quảng bá và tổ chức tour du lịch.
Cung cấp các dịch vụ đặt chỗ liên quan đến hoạt động du lịch, ung cấp dịch vụ chia sẻ thời gian nghỉ dưỡng;
Hoạt động bán vé cho các sự kiện sân khấu, thể thao và các sự kiện vui chơi, giải trí khác;
Cung cấp dịch vụ hỗ trợ khách du lịch: cung cấp thông tin du lịch cho khách, hoạt động hướng dẫn du lịch;
Danh sách thành viên (nếu công ty TNHH 2 thành viên trở lên) hoặc danh sách cổ đông (nếu công ty cổ phần);
Bản sao quyết định thành lập/giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của thành viên/cổ đông là tổ chức;
Văn bản cử người đại diện theo ủy quyền;
Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ;
Bản sao hợp lệ CMND/CCCD/hộ chiếu của người người có liên quan.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Nộp hồ sơ 1 trong các cách sau:
Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện tới Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và đầu tư (KH&ĐT) tỉnh/thành phố nơi đại lý đặt trụ sở chính;
Nộp hồ sơ online trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Bước 3: Thẩm định hồ sơ
Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và xử lý hồ sơ trong vòng 3 ngày làm việc
Trường hợp hồ sơ hợp lệ, bạn sẽ được nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ ra thông báo bằng văn bản hướng dẫn sửa đổi bổ sung và bạn cần nộp lại từ đầu.
Bước 4: Nhận kết quả
Doanh nghiệp sẽ nhận được Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Trên đây là tư vấn của Luật Việt An về điều kiện kinh doanh đại lý du lịch. Quý khách hàng có thắc mắc liên quan hay có nhu cầu tư vấn pháp lý xung quanh về doanh nghiệp, vui lòng liên hệ Luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất.