Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế

Việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đang ngày càng được quan tâm, bên cạnh đó, pháp luật hiện hành cũng đang ngày càng hoàn thiện các cơ chế để có thể bảo vệ được sự sáng tạo và các sản phẩm trí tuệ của con người. Tuy nhiên bên cạnh đó, vẫn có rất nhiều trường hợp cá nhân, tổ chức chưa hiểu rõ các quy định về bảo hộ mà vẫn nộp đơn xin cấp bằng sáng chế và phần lớn đơn trong số đó không được chấp thuận bảo hộ. Một trong những nguyên nhân cho việc đó là đối tượng mà các chủ thể này đăng ký là đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa là sáng chế. Vậy có những đối tượng nào không được bảo hộ với danh nghĩa là sáng chế? Để giải đáp thắc mắc của quý khách hàng, công ty Luật Việt An đưa ra bài viết về đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế dưới đây.

Cơ sở pháp lý

  • Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022.

Sáng chế là gì?

Căn cứ tại khoản 12 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022 có quy định thì sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.

Sáng chế là một trong những đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam theo quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ và những văn bản pháp luật có liên quan khác.

Đăng ký bằng sáng chế là công việc mà chủ sở hữu tiến hành thủ tục pháp lý cần thiết để chứng minh mình là chủ sở hữu hợp pháp và độc quyền của sáng chế đó. Sau khi đăng ký sáng chế xong và được cấp văn bằng sáng chế bởi Cục sở hữu trí tuệ thì chủ sở hữu, tác giả sáng chế sẽ được cấp văn bằng bảo hộ sáng chế và sẽ được pháp luật bảo vệ khi có bất kỳ hành vi nào xâm phạm quyền sáng chế.

Điều kiện để được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế

Theo quy định tại Điều 58 Luật Sở hữu trí tuệ, để có thể được bảo hộ với danh nghĩa là sáng chế thì sẽ phải đáp ứng được đầy đủ ba điều kiện như sau:

  • Sáng chế có tính mới.
  • Trình độ sáng tạo của sáng chế.
  • Có khả năng áp dụng công nghiệp.

Đối tượng nào không được bảo hộ với danh nghĩa là sáng chế?

Cũng như quy định pháp luật của các nước trên thế giới thì pháp luật Việt Nam cũng có những đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa là sáng chế. Theo đó, tại Điều 59 Luật Sở hữu trí tuệ có quy định các đối tượng không được bảo hộ sáng chế gồm:

Phát minh, lý thuyết khoa học, phương pháp toán học

Phát minh, các lý thuyết khoa học, phương pháp toán học có khoa học có nguồn gốc bản chất là thuộc về tự nhiên, nó tồn tại độc lập và không dựa vào sự sáng tạo của con người. Theo đó, con người chỉ có vai trò phát hiện ra những phát minh, lý thuyết đó chứ không tạo ra nó.

Phát minh không thể trực tiếp áp dụng vào đời sống mà chỉ là phương tiện để con người dựa vào đó tạo ra các sản phẩm, giải pháp đáp ứng nhu cầu của cuộc sống. Sáng chế có thể suy giảm, lụi tàn theo sự tiến bộ của khoa học công nghệ, kỹ thuật, còn phát minh thì luôn luôn tồn tại và song hành cùng lịch sử nhân loại.

Vì vậy, Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam không bảo hộ phát minh với danh nghĩa là sáng chế.

Sơ đồ, kế hoạch, quy tắc, phương pháp thực hiện hoạt động trí óc, huấn luyện vật nuôi, thực hiện trò chơi, kinh doanh hay cách thức thể hiện thông tin

Đây là những đối tượng mang tính chất tư duy, là kết quả của việc suy luận, đánh giá, phân tích hoặc thông qua quan sát, ghi nhớ của cá nhân mà không phải là những giải pháp kỹ thuật, thường không áp dụng các quy luật tự nhiên cho nên không thể thực hiện được việc áp dụng chúng vào sản xuất công nghiệp trong thực tiễn được. Do đó, những đối tượng này không đáp ứng được điều kiện để bảo hộ sáng chế, mà  sẽ được bảo hộ theo quy định của quyền tác giả dưới dạng các tác phẩm.

Chương trình máy tính

Căn cứ tại khoản 1 Điều 22 Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam có quy định chương trình máy tính là tập hợp các chỉ dẫn được thể hiện dưới dạng các lệnh, các mã hay bất kì một dạng nào khác. Một chương trình máy tính có thể được thể hiện dưới nhiều ngôn ngữ khác nhau, tương tự như tác phẩm văn học có thể đọc được và được thể hiện dưới dạng viết. Do đó, chương trình máy tính sẽ không được bảo hộ dưới dạng sáng chế mà bảo hộ theo cơ chế quyền tác giả.

Giải pháp chỉ mang tính thẩm mỹ

Những giải pháp này mặc dù được sử dụng cho mục đích công nghiệp bằng việc gắn nó vào những sản phẩm được sản xuất hàng loạt. Nhưng nếu chỉ mang tính thẩm mỹ đơn thuần mà không thể hiện được chức năng kỹ thuật thì sẽ không được bảo hộ là sáng chế mà thường sẽ được bảo hộ là kiểu dáng công nghiệp hoặc bảo hộ theo cơ chế quyền tác giả.

Giống thực vật, giống động vật và quy trình sản xuất thực vật, động vật chủ yếu mang bản chất sinh học không phải là quy trình vi sinh

Việc các đối tượng này không được bảo hộ dưới danh nghĩa là sáng chế được xuất phát từ việc bảo vệ đạo đức xã hội và trật tự công cộng, đơn cử như quy trình nhân bản vô tính người hay như việc quy trình biến đổi gen quy định đặc tính của động vật có thể gây cho chúng những đau đớn mà không đem hề đem lại bất kỳ lợi ích nào cho người hay động vật và thậm chí là cả những động vật do các quy trình đó tạo ra. Mặt khác, đây là những đối tượng có đặc điểm khác biệt và mất rất nhiều thời gian, tiền bạc để có thể tạo ra các đối tượng này nên chúng sẽ không được bảo hộ dưới danh nghĩa là sáng chế.

Phương pháp phòng ngừa, chuẩn đoán và chữa bệnh cho người, động vật

Việc bảo hộ độc quyền sáng chế cho những phương pháp này sẽ cản trở khả năng tiếp cận các phương pháp phòng chống và chữa bệnh mới cho con người, động vật. Vì vậy, việc loại trừ độc quyền và thương mại hóa đối với các phương pháp này nhằm bảo đảm được cơ hội tiếp cận các phương pháp chăm sóc và chữa bệnh tốt nhất cho con người. Bên cạnh đó, việc áp dụng những phương pháp này đối với mỗi đối tượng cụ thể sẽ không đạt được hiệu quả giống nhau. Vậy nên các phương pháp này không đáp ứng được điều kiện về khả năng áp dụng công nghiệp để có thể được bảo hộ dưới danh nghĩa là sáng chế.

Ngoài ra, theo khoản 1 Điều 8 Luật Sở hữu trí tuệ có quy định những sáng chế trái với đạo đức xã hội, trật tự công cộng hay gây hại cho quốc phòng an ninh. Mặc dù những trường hợp này, các sản phẩm yêu cầu bảo hộ có thể đáp ứng được đầy đủ các tiêu chuẩn bảo hộ, tuy nhiên nếu xét thấy các quy định này xâm hại đến trật tự công cộng cũng như đạo đức xã hội, cuộc sống, sức khỏe con người cũng như các sinh vật khác, đe dọa trực tiếp đến quốc phòng, an ninh và chủ quyền của đất nước thì Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam cũng sẽ từ chối bảo hộ các sản phẩm này với danh nghĩa là sáng chế.

Trên đây là bài viết về đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế, đăng ký sáng chế. Quý khách hàng có bất kỳ vướng mắc về các vấn đề trên hoặc có nhu cầu đăng ký bảo hộ sáng chế, xin vui lòng liên hệ Công ty Luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất!

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tư vấn sở hữu trí tuệ

    Tư vấn sở hữu trí tuệ

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18

    (Whatsapp, Zalo, Viber)
    hcm@vietanlaw.vn
    Skype IconSkype Chat

    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO