Chương trình máy tính có được bảo hộ sáng chế không?

Trong thời đại công nghệ số phát triển mạnh mẽ như hiện nay, chương trình máy tính đóng vai trò ngày càng quan trọng trong mọi lĩnh vực của đời sống. Tuy nhiên, vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với chương trình máy tính vẫn còn nhiều tranh cãi. Vậy, chương trình máy tính có được bảo hộ sáng chế hay không? Bài viết này sẽ đi sâu phân tích các quy định pháp luật liên quan, đồng thời làm rõ những trường hợp chương trình máy tính được bảo hộ dưới các hình thức khác nhau.

Chương trình máy tính là gì?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022) thì chương trình máy tính được hiểu là tập hợp các chỉ dẫn được thể hiện dưới dạng lệnh, mã, lược đồ hoặc dạng khác, khi gắn vào một phương tiện, thiết bị được vận hành bằng ngôn ngữ lập trình máy tính thì có khả năng làm cho máy tính hoặc thiết bị thực hiện được công việc hoặc đạt được kết quả cụ thể.

Chương trình máy tính có được bảo hộ sáng chế không?

Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế được quy định tại Điều 59 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 như sau:

  • Phát minh, lý thuyết khoa học, phương pháp toán học;
  • Sơ đồ, kế hoạch, quy tắc và phương pháp để thực hiện các hoạt động trí óc, huấn luyện vật nuôi, thực hiện trò chơi, kinh doanh; chương trình máy tính;
  • Cách thức thể hiện thông tin;
  •  Giải pháp chỉ mang đặc tính thẩm mỹ;
  • Giống thực vật, giống động vật;
  • Quy trình sản xuất thực vật, động vật chủ yếu mang bản chất sinh học mà không phải là quy trình vi sinh;
  • Phương pháp phòng ngừa, chẩn đoán và chữa bệnh cho người và động vật.

Như vậy, theo quy định nên trên, chương trình máy tính không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế.

Lý do chương trình máy tính không được bảo hộ sáng chế?

Theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam, chương trình máy tính không được bảo hộ dưới danh nghĩa sáng chế vì những lý do sau:

Lý do chương trình máy tính không được bảo hộ sáng chế

  • Chương trình máy tính là cách thức thể hiện thông tin: Chương trình máy tính được xem là một tập hợp các chỉ thị, mã lệnh để máy tính thực hiện một công việc nào đó. Bản chất của nó là cách thức thể hiện thông tin, thuật toán, không phải là một giải pháp kỹ thuật mang tính vật chất.
  • Không đáp ứng tiêu chí của sáng chế: Để được bảo hộ sáng chế, một đối tượng phải đáp ứng các tiêu chí: tính mới, tính sáng tạo và khả năng áp dụng công nghiệp. Chương trình máy tính thường được xem là thiếu tính sáng tạo kỹ thuật và khả năng áp dụng công nghiệp theo cách hiểu truyền thống của sáng chế.
  • Bảo hộ quyền tác giả phù hợp hơn: Chương trình máy tính được xem là tác phẩm văn học theo Công ước Berne và Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam. Quyền tác giả bảo vệ cách thức thể hiện ý tưởng, mã nguồn và mã máy của chương trình, giúp tác giả kiểm soát việc sao chép, phân phối và sửa đổi tác phẩm của mình.
  • Khó khăn trong việc thẩm định: Việc thẩm định tính mới và tính sáng tạo của chương trình máy tính rất phức tạp, đòi hỏi chuyên môn sâu về công nghệ thông tin.

Chương trình máy tính có được bảo hộ quyền tác giả không?

Theo Khoản 1 Điều 22 của Luật sở hữu trí tuệ cũng quy định: Chương trình máy tính được bảo hộ như tác phẩm văn học, dù được thể hiện dưới dạng mã nguồn hay mã máy. Như vậy chương trình máy tính được bảo hộ như sau:

  • Bảo hộ quyền tác giả: Chương trình máy tính được bảo hộ như tác phẩm văn học, dù được thể hiện dưới dạng mã nguồn hay mã máy.
  • Quyền của tác giả: Tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả đối với chương trình máy tính có quyền thỏa thuận bằng văn bản về việc sửa chữa, nâng cấp chương trình máy tính.
  • Sử dụng hợp pháp: Tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng hợp pháp bản sao chương trình máy tính được làm một bản sao dự phòng để thay thế khi bản sao đó bị xóa, bị hỏng hoặc không thể sử dụng nhưng không được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân khác.

Quy trình đăng ký bảo hộ quyền tác giả là chương trình máy tính

Quy trình đăng ký bảo hộ quyền tác giả là chương trình máy tính

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ cần thiết để đăng ký bản quyền chương trình máy tính

  • Tờ khai đăng ký quyền tác giả đối với chương trình máy tính;
  • CCCD của Tác giả;
  • CCCD của Chủ sở hữu quyền tác giả nếu là cá nhân hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nếu là Công ty;
  • Hai bản sao chương trình máy đính đăng ký quyền tác giả;
  • Chương trình máy tính muốn đăng ký: có chứa đầy đủ giao diện và source code của chương trình máy tính;
  • Giấy uỷ quyền, nếu người nộp hồ sơ là người được uỷ quyền;
  • Tài liệu chứng minh quyền nộp hồ sơ, nếu người nộp hồ sơ thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;
  • Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu chương trình máy tính có đồng tác giả;
  • Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả thuộc sở hữu chung.

Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký tới Cục bản quyền tác giả

  • Sau khi chuẩn bị hồ sơ cần thiết, Tác giả/Chủ sở hữu chương trình máy tính nộp bộ hồ sơ tại trụ sở Cục Bản quyền tác giả tại Hà Nội hoặc Đại diện Phòng đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan của Cục Bản quyền tác giả tại Thành phố Hồ Chí Minh hoặc Thành phố Đà Nẵng.

Bước 3: Cục Bản quyền tác giả thẩm định và Cấp giấy chứng nhận

  • Cục Bản quyền tác giả tiếp nhận và xem xét tính hợp lệ của hồ sơ trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày nhận được hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa hợp lệ, Tác giả/Chủ sở hữu chương trình máy tính sẽ được Cục thông báo sửa đổi trong vòng 01 tháng, kể từ ngày ra thông báo. Nếu không sửa đổi, bổ sung hồ sơ hoặc đã sửa đổi, bổ sung mà hồ sơ vẫn chưa hợp lệ thì Cục sẽ trả lại hồ sơ.
  • Trường hợp hồ sơ đáp ứng đầy đủ theo yêu cầu, trong thời hạn mười lăm ngày làm việc, Cục Bản quyền tác giả cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả người đăng ký.
  • Trong trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả thì phải thông báo bằng văn bản cho người đăng ký.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Việt An về câu hỏi chương trình máy tính có được bảo hộ sáng chế không. Quý khách có bất kỳ vướng mắc pháp lý nào cần hỗ trợ hoặc có nhu cầu đăng ký bảo hộ quyền tác giả cho chương trình máy tính vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời.

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tư vấn sở hữu trí tuệ

    Tư vấn sở hữu trí tuệ

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 09 79 05 77 68
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO