Giải quyết tranh chấp thừa kế tại Hà Nội

Tranh chấp thừa kế là một quan hệ hết sức đặc thù bởi nó là sự phát sinh mâu thuẫn giữa các thành viên có quan hệ huyết thống, quan hệ gia đình, họ hàng với nhau. Theo đó, luật sư giải quyết tranh chấp thừa kế trước tiên cần có sự kết nối với các bên tranh chấp nhằm hỗ trợ hòa giải để các bên cân bằng lợi ích với nhau nhằm tránh các chi phí không cần thiết tại cơ quan tố tụng, án phí và giữa được quan hệ gia đình, dòng họ. Chỉ khi không thể hòa giải, luật sư sẽ hướng dẫn, hỗ trợ để giải quyết tranh chấp tại cơ quan tố tụng nhằm đảm bảo tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự mình hỗ trợ, đại diện. Tại Hà Nội tranh chấp thừa kế là tranh chấp khá phổ biến và chiếm số lượng lớn trong các vụ án dân sự tại Thủ đô. Việc giải quyết tranh chấp thừa kế tại Hà Nội tương đối phức tạp do số lượng các tranh chấp phát sinh ngày một gia tăng và cũng là một việc tế nhị do các bên tranh chấp thường có mối quan hệ huyết thống. Trong bài viết này, Luật Việt An sẽ cung cấp cho quý khách những thông tin cần thiết về vấn đề giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật và thực hiện tại Hà Nội.

Pháp luật thừa kế

Cơ sở pháp lý

  • Bộ luật Dân sự năm 2015;
  • Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015.

Địa chỉ liên hệ với luật sư giải quyết tranh chấp thừa kế tại Hà Nội

CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

Tầng 3, Tòa nhà Hoàng Ngân Plaza, số 125 Hoàng Ngân, Phường Trung Hòa,
Quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội

Điện thoại: (024) 66 64 06 06 – (024) 66 64 05 05

Số điện thoại luật sư tiếp nhận: 09 61 67 55 66

Thừa kế là gì?

Thừa kế được hiểu là sự dịch chuyển tài sản của người đã chết cho người còn sống, tài sản để lại gọi là di sản.

Các hình thức thừa kế

Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, thừa kế được thực hiện dưới 02 hình thức, đó là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật.

  • Thừa kế theo di chúc: là sự dịch chuyển di sản thừa kế của một người đã chết cho các người khác theo sự định đoạt của người đó khi còn sống;
  • Thừa kế theo pháp luật: là sự dịch chuyển di sản của người chết cho người sống trên cơ sở quan hệ huyết thống, quan hệ hôn nhân, quan hệ nuôi dưỡng hay quan hệ thân thuộc giữa người có tài sản để lại sau khi họ chết và người nhận di sản.

Tranh chấp thừa kế

Tranh chấp thừa kế được hiểu là mâu thuẫn giữa những người thừa kế về việc chia, quản lý di sản của người để lại, là mâu thuẫn về lợi ích giữa các bên trong quan hệ thừa kế.

Các tranh chấp thừa kế phổ biến bao gồm:

Tranh chấp thừa kế theo di chúc

  • Tranh chấp chia di sản thừa kế;
  • Tranh chấp về hiệu lực của di chúc;
  • Tranh chấp về nghĩa vụ người lập di chúc để lại cho người thừa kế.

Tranh chấp thừa kế theo pháp luật

  • Tranh chấp về hiệu lực của di chúc;
  • Tranh chấp về phân chia di sản thừa kế;
  • Tranh chấp về xác định quyền thừa kế;
  • Tranh chấp về các nghĩa vụ tài sản do người chết để lại mà người thừa kế phải thực hiện.

Quy trình giải quyết tranh chấp thừa kế tại Hà Nội

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ hợp lệ

Chủ thể khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp thừa kế thì cần phải nộp đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền

Người khởi kiện gửi đơn khởi kiện và những hồ sơ có liên quan đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp thừa kế theo các hình thức sau:

  • Trực tiếp tại Tòa án;
  • Gửi qua dịch vụ bưu chính;
  • Gửi bằng hình thức trực tuyến qua cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).

Bước 3: Kiểm tra, giải quyết và trả kết quả

Sau khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Tòa án sẽ xem xét, kiểm tra nội dung đơn khởi kiện. Nếu xét thấy đúng thẩm quyền, Tòa án sẽ thông báo cho đương sự biết để đương sự nộp tiền tạm ứng án phí.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp thừa kế

Các trường hợp thẩm quyền thuộc về Tòa án nhân dân cấp quận, huyện

Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp thừa kế theo thủ tục sơ thẩm (điểm a khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015).

Các trường hợp thẩm quyền thuộc về Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố

  • Giải quyết các tranh chấp về thừa kế có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài;
  • Giải quyết những tranh chấp thừa kế thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh tự mình lấy lên để giải quyết khi xét thấy cần thiết hoặc theo đề nghị của Tòa án nhân dân cấp huyện.

Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ đối với tranh chấp thừa kế theo pháp luật

  • Tòa án nơi có di sản là bất động sản có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về thừa kế;
  • Trường hợp di sản thừa kế không phải là bất động sản thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết là Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc hoặc theo sự lựa chọn của nguyên đơn.

Thời hiệu khởi kiện giải quyết tranh chấp thừa kế

Điều 623 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thời hiệu khởi kiện giải quyết tranh chấp thừa kế như sau:

  • Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:
  • Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;
  • Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.
  • Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
  • Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

Các hình thức giải quyết tranh chấp khác

Tranh chấp thừa kế có thể giải quyết theo các hình thức sau đây:

  • Thương lượng: Là việc bàn bạc, thảo luận giữa các bên tranh chấp để đi đến một thỏa thuận thống nhất về việc giải quyết vấn đề nào đó. Thương lượng là phương thức thể hiện quyền tự do thỏa thuận và định đoạt của các bên tranh chấp;
  • Hòa giải: Là phương thức giải quyết tranh chấp với sự tham gia của các bên tranh chấp và một bên thứ ba làm trung gian để điều hòa mâu thuẫn và gợi mở phương hướng giải quyết tranh chấp thừa kế của các bên;
  • Khởi kiện tại Tòa án: Khi không thể thương lượng hay hòa giải, các bên tranh chấp có thể tiến hành khởi kiện để yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc tranh chấp thừa kế tài sản.

Như vậy, khi có tranh chấp thừa kế xảy ra, các bên có thể áp dụng phương thức thương lượng hoặc hòa giải trước khi tiến hành khởi kiện tại Tòa án.

Các vấn đề pháp lý đặc thù khi giải quyết tranh chấp thừa kế tại Hà Nội

Thừa kế thế vị

Đây là trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.

Thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015, những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

  • Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
  • Con thành niên mà không có khả năng lao động.

Thừa kế trong trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung; vợ, chồng đang xin ly hôn hoặc đã kết hôn với người khác

  • Vợ, chồng đã chia tài sản chung khi hôn nhân còn tồn tại mà sau đó một người chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản
  • Vợ, chồng xin ly hôn mà chưa được hoặc đã được Tòa án cho ly hôn bằng bản án hoặc quyết định chưa có hiệu lực pháp luật, nếu một người chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản;
  • Người đang là vợ hoặc chồng của một người tại thời điểm người đó chết thì dù sau đó đã kết hôn với người khác vẫn được thừa kế di sản.

Quý khách hàng có nhu liên quan đến giải quyết tranh chấp thừa kế tại Hà Nội, xin vui lòng liên hệ Công ty luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất với chi phí dịch vụ luật sư hợp lý nhất!

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Giải quyết tranh chấp di chúc, thừa kế

    Giải quyết tranh chấp di chúc, thừa kế

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO