Hướng dẫn giải quyết tranh chấp thừa kế

Tranh chấp di sản thừa kế là loại tranh chấp tương đối phổ biến trong tranh chấp dân sự, đây là loại tranh chấp liên quan đến việc phân chia di sản thừa kế, bởi nó có liên quan mật thiết đến quyền lợi giữa những người có quyền thừa kế. Việc giải quyết tranh chấp di sản thừa kế là một việc tương đối phức tạp và nhạy cảm vì các bên tranh chấp đều có mối quan hệ họ hàng, thân thích. Trong bài viết dưới đây, Luật Việt An sẽ  hướng dẫn giải quyết tranh chấp thừa kế bằng cung cấp một số thông tin bổ ích liên quan đến Quý khách hàng.

Pháp luật thừa kế

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015;
  • Bộ luật dân sự 2015;
  • Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013.

Thừa kế là gì?

Thừa kế là việc chuyển dịch tài sản của người đã chết cho người còn sống, tài sản để lại được gọi là di sản. Trong đó, thừa kế được chia thành 02 hình thức: Theo Điều 624 BLDS 2015 thì thừa kế theo di chúc: là việc chuyển dịch tài sản của người đã chết cho người còn sống theo sự định đoạt của người đó khi họ còn sống. Đối với thừa kế theo pháp luật: là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định dựa trên quy định tại Điều 649 BLDS 2015.

Di sản thừa kế là gì?

Căn cứ theo Điều 612 Bộ luật Dân sự năm 2015 nêu định nghĩa di sản thừa kế như sau: “Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.”

Theo đó, di sản thừa kế có các đặc điểm sau đây:

  • Là tài sản của người chết (người để lại di sản thừa kế) để lại cho người khác sau khi người để lại di sản thừa kế chết.
  • Gồm: Tài sản riêng của người để lại di sản thừa kế, phần tài sản của người để lại di sản thừa kế trong tài sản chung với người khác. Do đó, di sản thừa kế có thể là tiền, tài sản gồm bất động sản, động sản (nhà, đất, công trình gắn liền với đất…), giấy tờ có giá. Có thể kể đến một số loại tài sản thường gặp gồm:
  • Tiền, vàng, đá quý, đồ trang sức khác;
  • Nhà ở, đất ở hình thành do mua bán, tặng cho, thừa kế… nhà ở hình thành trong tương lai;
  • Cổ phần, chứng khoán.

Quyền khởi kiện tranh chấp về phân chia di sản thừa kế

Để khởi kiện yêu cầu phân chia di sản thừa kế, trước hết cần xác định những ai có quyền hưởng di sản thừa kế. Theo quy định, có hai hình thức thừa kế là: Thừa kế theo di chúc, và thừa kế theo pháp luật.

Người có quyền thừa kế theo di chúc: Là người được chỉ định trong di chúc để nhận phần di sản do người chết để lại.

Người thừa kế theo pháp luật

Theo Điều 651 của BLDS 2015 quy định như sau:

  • Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
  • Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
  • Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
  • Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
  • Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
  • Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Các phương thức giải quyết tranh chấp thừa kế

Thương lượng

Trước hết cần cố gắng thương lượng để các đương sự tự thỏa thuận với nhau một cách hợp lý, hợp tình, trên tinh thần đoàn kết, nhường nhịn và tương trợ lẫn nhau bởi tranh chấp thừa kế mang tính nội bộ trong gia đình.

Trong việc phân chia di sản, các bên trước tiên cần xác định chín xác phạm vi khối di sản của người chết để lại, tức là cần kiểm kê và trị giá các loại tài sản hiện có, thanh toán khối tài sản chung giữa người chết với người khác như: giữa người chết với vợ hoặc chồng của người đó, giữa người chết với những người đã có đóng góp công sức đáng kể vào khối tài sản chung hoặc với những người đồng sở hữu khác. Từ đó, các bên đi đến thống nhất và thỏa thuận với nhau những gì đã bàn bạc, tránh gây mất đoàn kết, tiền bạc và công sức của các bên.

Hòa giải

  • Khi thương lượng không thành, các bên cần một bên thứ ba đứng ra giải quyết và thống nhất về di sản thừa kế. Đó là chọn Hòa giải viên, địa điểm, thời gian để tiến hành hòa giải theo Khoản 1 Điều 17 Luật Hòa giải ở cơ sở 2013.
  • Theo Điều 2 của Luật Hòa giải ở cơ sở thì: “Hòa giải ở cơ sở là việc hòa giải viên hướng dẫn, giúp đỡ các bên đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải quyết với nhau các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật theo quy định của Luật này”.
  • Hòa giải đảm bảo được bí mật, ít ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cá nhân, pháp nhân, nhất là ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của họ. Thông thường, quá trình hòa giải chỉ có mặt của Hòa giải viên với tư cách là người chủ trì hòa giải và sự tham gia của các bên tranh chấp, cho nên các thông tin về vụ việc giải quyết tranh chấp bằng hòa giải rất ít người biết.

Tòa án

Khi các bên không thể thương lượng hoặc hòa giải không thành, các bên tiến hành thủ tục làm đơn khởi kiện lên Tòa án để giải quyết tranh chấp.

Tòa án là cơ quan xét xử của Nhà nước nên phán quyết của tòa án có tính cưỡng chế cao. Trình tự, thủ tục tố tụng chặt chẽ; và đảm bảo hiệu lực thi hành của phán quyết tại Tòa. Nếu các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế bởi cơ quan thi hành án. Các bên được bảo toàn quyền lợi và nghĩa vụ của mình bắt buộc phải thực hiện theo phán quyết của Tòa.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp về thừa kế

Theo quy định tại Điều 26 BLTTDS năm 2015 thì tranh chấp về thừa kế tài sản là tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

Căn cứ quy định tại Điều 35, Điều 38 BLTTDS năm 2015 thì những tranh chấp về thừa kế thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND cấp huyện, trừ trường hợp đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài thì tranh chấp sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND cấp tỉnh.

Lưu ý:

  • Đối với những tranh chấp liên quan đến việc phân chia di sản thừa kế là bất động sản, thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết;
  • Trường hợp di sản thừa kế là động sản thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết là Toà án nơi bị đơn cư trú, làm việc. Các bên cũng có thể thỏa thuận bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi nguyên đơn cư trú, làm việc giải quyết tranh chấp.

Thủ tục khởi kiện giải quyết tranh chấp thừa kế

Các bước Nội dung
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện Đơn khởi kiện và các tài liệu kèm theo như: tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm;

Giấy CCCD và hộ khẩu bản sao có công chứng, chứng thực;

Tài liệu về người đại diện theo pháp luật (đối với cơ quan/tổ chức).

Bước 2: Tòa thụ lý đơn khởi kiện Khi nhận được đơn khởi kiện, Tòa án cấp giấy xác nhận đơn cho người khởi kiện, nếu đơn được qua dịch vụ bưu chính thì Tòa án thông báo trong 02 ngày làm việc.

Sau khi nhận đơn khởi kiện, trong vòng 03 ngày làm việc, Chánh án Tòa án phân công Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện. Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và tiến hành thụ lý vụ án trong 05 ngày.

Bước 3: Chuẩn bị xét xử Thời hạn chuẩn bị xét xử tính từ ngày thụ lý vụ án đối với tranh chấp thừa kế là 04 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án. Nếu tranh chấp có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 02 tháng.
Bước 4: Xét xử sơ thẩm Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án mở phiên tòa sơ thẩm xét xử kiện giải quyết tranh chấp thừa kế. Nếu có lý do chính đáng, thời hạn mở phiên tòa sơ thẩm được kéo dài thêm 02 tháng.
Bước 5: Ban hành bản án sơ thẩm Hội đồng xét xử tuyên đọc bản án với sự có mặt của các đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức và cá nhân khởi kiện.

Dịch vụ giải quyết tranh chấp thừa kế của Công ty Luật Việt An

  • Tư vấn các quy định pháp luật liên quan đến quyền thừa kế, người thừa kế, di chúc;
  • Chuẩn bị đơn khởi kiện và tài liệu liên quan đến tranh chấp;
  • Nghiên cứu hồ sơ, thu thập tài liệu, chứng cứ;
  • Đại diện cho khách hàng hoặc là luật sư bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp cho khách hàng tại Tòa án;
  • Dịch vụ pháp lý khác theo yêu cầu của khách hàng.

Trên đây là một số hướng dẫn giải quyết tranh chấp thừa kế của Luật Việt An. Quý khách hàng có thắc mắc liên quan hoặc có đến giải quyết tranh chấp thừa kế xin vui lòng liên hệ Công ty luật Việt An để được đội ngũ luật sư của chúng tôi hỗ trợ hiệu quả nhất!

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Giải quyết tranh chấp di chúc, thừa kế

    Giải quyết tranh chấp di chúc, thừa kế

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18

    (Whatsapp, Zalo, Viber)
    hcm@vietanlaw.vn
    Skype IconSkype Chat

    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO